Primary Menu

KINH VĂN VÀ NỘI DUNG TỔNG QUÁT KINH TRUNG BỘ

Gotama-Buddha
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Đại tạng kinh Việt Nam
Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikàya
Dịch tiếng Việt kinh văn: Hòa thượng Thích Minh Châu
Khái quát nội dung: Thích Nhật Từ

—o0o—

TỔNG QUAN KINH TRUNG BỘ

Trung bộ Kinh (P. Majjhima Nikāya, C. 中部經) là bộ kinh quan trọng thứ hai trong năm bộ Kinh Pali (Pāḷi Nikāya) của Phật giáo Thượng tọa bộ (Therāvāda); là tuyển tập 152 bài Kinh có độ dài trung bình (Collection of Middle-length Discourses) trong Kinh tạng Pali (Sutta piṭaka), tương ứng với 220 bài Kinh Trung A-hàm (S. Madhyama Āgama, C. 中阿含經, Zhōng Ahánjīng). Khái niệm “trung” (majjhima, 中) có nghĩa đen là “trung bình, vừa” về số lượng chữ của từng bài kinh trong bộ này. Trên thực tế, Trung bộ Kinh là tuyển tập kinh Pali có số trang nhiều gần gấp 3 lần so với Kinh Trường bộ.

Về số lượng, Trung bộ Kinh ít hơn 70 bài kinh so với bộ Kinh Trung A-hàm trong văn học Hán tạng của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda), vốn là bộ thứ hai trong Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh (大正新脩大蔵経, Taishō edition). Vì khác nhau về số lượng các bài kinh, giữa Kinh Trung bộ và Kinh Trung A-hàm có sự khác biệt lớn về thứ tự các bài kinh, cách đặt tựa đề kinh, các khái niệm và nội dung từng bài kinh.

Về văn tự, kinh điển Pali thường được phân bổ theo chiều dài (pamāṇa) của Kinh. Trường Bộ Kinh là tuyển tập 32 bài kinh có chiều dài dài nhất (dīghappamāṇānaṁ suttānaṁ). Trung Bộ Kinh là tuyển tập 152 Kinh có chiều dài trung bình (majjhimappamaaṇāni suttāni). Tương Ương Bộ Kinh gồm 7762 bài kinh. Tăng chi bộ Kinh là tuyển tập 9557 bài Kinh liên hệ đến pháp số, bắt đầu từ số một đến số 11. Tiểu Bộ Kinh là tuyển tập 15 bộ Kinh theo chủ đề. Thực ra, các phân loại tuyển tập kinh như vừa nêu cũng không tuyệt đối lắm. Ví dụ, có những bài kinh trong Kinh Trường bộ có số trang ngắn hơn các Kinh Trung bộ, Kinh Tương ưng và Kinh Tăng chi.

Về người giảng kinh, phần lớn các bài Kinh Trung bộ do đức Phật trực tiếp giảng dạy cho các đệ tử xuất gia và tại gia. Cũng có một số kinh đức Phật yêu cầu A-la-hán Xá-lợi-phất tuyên giảng thay cho ngài (3, 5, 9, 24, 28, 43). Có kinh do ngài Mục-kiền-liên nói (15, 37, 50). Có 9 kinh do A-nan-đa nói. Có kinh do Ca-chiên-diên nói (18, 23). Có kinh dưới dạng đối thoại giữa đệ tử Phật và người khác đạo (27, 44). Có kinh do Trưởng lão Ni Dhammadinnà trả lời vấn đáp (44). Một số bài kinh được các vị thánh A-la-hán khác giảng sau khi đức Phật qua đời. Đọc Kinh Trung bộ khắc họa bức tranh toàn diện về cuộc đời đức Phật và những lời dạy minh triết của đức Phật trong 45 năm truyền bá chân lý và đạo đức.

Về đối tượng thính chúng trong Trung Bộ Kinh, người nghe pháp rất đa dạng. Các kinh nói cho các thành phần Tăng đoàn (1, 2, 21, 61, 62). Các kinh nói về các tôn giáo khác (13, 77, 101), về vua chúa (82), về cư sĩ (143), về tướng cướp (86), về Thiên và ma vương (49, 50). Có 36 Kinh nói cho từng đối tượng khác nhau (chẳng hạn các kinh mang số 8, 12, 23, 30, 41, 42, 36, 50); trong khi các kinh còn lại nói cho đại chúng.

Về nội dung, Kinh Trung bộ chứa đựng tất cả những triết học quan trọng của đức Phật, trải dài 45 năm hoằng truyền chân lý của đức Phật bao gồm thế giới quan không có nguyên nhân đầu tiên; nhân sinh quan lấy con người làm nhân bản; chính trị quan dựa trên chủ nghĩa pháp quyền được sự hỗ trợ bởi chân lý; xã hội quan không giai cấp, mọi người bình đẳng, công bằng, dân chủ; đạo đức quan dựa vào sự phòng phi, chỉ ác, dương thiện và hành thiền; tu đạo quan gồm sự hoàn thiện trí tuệ, đạo đức và thiền định, và giải thoát quan gồm sự chấm dứt luân hồi, chứng đắc các quả thánh A-la-hán. Ngoài ra, Kinh Trung bộ còn có một số bài kinh đối thoại liên tôn giáo và triết học giữa đức Phật với các đạo sĩ Sa-môn và Bà-la-môn đương thời, cũng như giữa các đệ tử đức Phật với các đạo sĩ khác tôn giáo.

Về phân loại, Kinh Trung bộ được chia thành 3 phần (paṇṇāsa), hai phần đầu gồm 50 bài kinh/ phần, riêng phần cuối có 52 bài kinh. Trong mỗi phẩm lại chia ra 5 nhóm (vagga), mỗi nhóm 10 bài kinh, riêng phẩm thứ 15 gồm 12 bài kinh. Cấu trúc 3 phần và 15 phẩm của Kinh Trung bộ được tóm tắt như sau:

(i) Phần căn bản (Mūlapaṇṇāsa, 根本分) 50 bài kinh đầu tiên, gồm (a) Phẩm pháp môn căn bản (Mūlapariyāyavaggo, 根本法門品) gồm các kinh 01-10, (b) Phẩm Sư tử hống (Sīhavaggo, 師子吼品) gồm các kinh 11-20, (c) Phẩm pháp thí dụ (Opammavaggo, 譬喻法品) gồm các kinh 21-30, (d) Phẩm song đại (Mahāyamakavaggo, 雙大品) gồm các kinh 31-40, (e) Phẩm song tiểu (Cūḷayamakavaggo, 雙小品) gồm các kinh 41-50;

(ii) Phần giữa (Majjhimapaṇṇāsa, 中分) có 50 bài kinh theo thứ tự 51-100 gồm có (a) Phẩm cư sĩ (Gahapativaggo, 居士品) gồm các kinh 51-60, (b) Phẩm Tỳ-kheo (Bhikkhuvaggo, 比丘品) gồm các kinh 61-70, (c) Phẩm Tịnh hạnh giả (Paribbājakavaggo, 普行者品) gồm các kinh 71-80, (d) Phẩm vương (Rājavaggo, 王品) gồm các kinh 81-90, (e) Phẩm Bà-la-môn (Brāḥmaṇavaggo, 婆羅門品) gồm các kinh 91-100;

(iii) Phần thượng (Uparipaṇṇāsa, 上分) có 52 bài kinh theo thứ tự 101-152 gồm: (a) Phẩm Thiên tý (Devadahavagga, 天臂品) gồm các kinh 101-110, (b) Phẩm bất đoạn (Anupadavaggo, 不斷品) gồm các kinh 111-120, (c) Phẩm không (Suññātavaggo, 空品) gồm các kinh 121-130, (d) Phẩm phân biệt (Vibhaṅgavaggo, 分別品) gồm các kinh 131-140, (d) Phẩm đại xứ phân biệt (Saḷāyatanavaggo, 六處分別品) gồm các kinh 141-152).

Điểm đặc biệt của Trung Bộ Kinh là nhóm 4, tức các kinh mang số thứ tự từ 40 đến 50, có cấu trúc “bộ” hay “song đôi” (yamakavagga), cứ hai Kinh gồm một tựa đề. Kinh thứ nhất với tiếp đầu ngữ Cūḷa (tiểu kinh) là kinh ngắn hơn; trong khi đó, với tiếp đầu ngữ Mahā (đại kinh) là kinh dài hơn. Trên thực tế, có tất cả 17 cặp kinh như vậy, nằm rãi rác trong toàn Kinh Trung Bộ. Trật tự, tiểu kinh trước đại kinh không được nhất quán, và do đó, có lúc đại kinh đứng trước. Có trường hợp, tiểu kinh không nhất thiết theo sau hay đứng trước đại kinh, mà chúng cách nhau khá xa (ví dụ, kinh có số thứ tự 109, 110).

Về các bản dịch tiếng Anh trọn bộ, Kinh Trung bộ được dịch nhiều hơn bốn bộ còn lại của Kinh điển Pali. Bản dịch đầu tiên của Lord Chalmers với tựa đề “Các đối thoại của đức Phật” (Further Dialogues of the Buddha), 2 tập, London, Pali Text Society, 1926-27. NXB. Ann Arbor thuộc Đại học Michigan tái bản theo yêu cầu;

Isaline Blew Horner dịch với tựa đề “Kinh về các lời dạy có chiều dài trung bình” (The Book of Middle Length Sayings), 3 tập, do Pali Text Society, Bristol, xuất bản năm 1954-59;

David W. Evans dịch “Các bài giảng của Phật Gotama: Tuyển tập kinh trung bình” (Discourses of Gotama Buddha: Middle Collection), NXB Janus Pubns, 1991;

Tỳ-kheo Nanamoli và Tỳ-kheo Bodhi dịch với tựa đề “Những bài kinh trung bình của đức Phật: Dịch Trung Bộ kinh” (The Middle Length Discourses of the Buddha: A Translation of the Majjhima Nikaya), xuất bản lần đầu vào năm 1960, được Bhikkhu Bodhi hiệu đính với tựa đề (The Middle Length Discourses of the Buddha), 2 tập, (Somerville: Wisdom Publication, 1995; và Boston: Wisdom Publications, 2009);

Tỳ-kheo Sujato dịch với tựa đề “Các bài kinh trung bình” (The Middle Discourses), xuất bản online tại SuttaCentralNet, 2018.

Ngoài ra, còn có các bản tuyển dịch Kinh Trung bộ. Sớm nhất là Tỳ-kheo Nanamoli dịch với tựa đề “Kho báu lời Phật dạy” (A Treasury of the Buddha’s Words), Tỳ-kheo Khantipalo hiệu đính, xuất bản tại Bangkok;

Hội kinh tạng Miến Điện tuyển dịch “25 bài kinh trong 50 bài đầu của kinh Trung bộ” (Twenty-Five Suttas from Mula-Pannasa), 1986, “25 bài kinh trong 50 bài giữa của kinh Trung bộ” (Twenty-Five Suttas from Majjhima-Pannasa), 1987, và “25 bài kinh trong 50 bài cuối của kinh Trung bộ”(Twenty-Five Suttas from Upari-Pannasa), 1988 do NXB. Myanmar Pitaka Association ấn hành tại Rangoon và được NXB. Sri Satguru, Delhi, tái bản tại Ấn Độ.

Tại Việt Nam, bản dịch của HT. Thích Minh Châu với tựa đề: “Kinh Trung bộ”, 3 tập, là bản dịch trung thành với nguyên tác Pali, xuất bản lần đầu năm 1978, tái bản năm 1986, 1992. Ấn bản mới nhất được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tái bản năm 2012, gộp thành 2 tập.

Về tài liệu tham khảo cho Kinh Trung bộ trong tiếng Việt có Luận án tiến sĩ của Trưởng lão Thích Minh Châu tại Đại học Nalanda năm 1961 là “So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ Pàli” (A Comparative Study of the Chinese Madhyama Agama and the Pali Majjhima Nikaya) được Ni trưởng Trí Hải dịch và xuất bản năm 1998.

Ngoài ra, còn có quyển “Tóm tắt Kinh Trung Bộ”, 3 tập, của Trưởng lão Thích Minh Châu, NXB. Văn Hóa Sài Gòn, 2010; quyển “Tìm hiểu Trung Bộ Kinh”, 3 tập, của Thích Chơn Thiện, NXB. Tôn Giáo, 2004; quyển “Toát yếu Kinh Trung Bộ”, 3 tập, NXB. Tôn Giáo, 2010; và quyển “Hướng dẫn đọc Kinh Trung bộ, 2 tập, của Thích Nhật Từ, NXB. Hồng Đức, 2020.

Kinh Trung bộ lần đầu được Trưởng lão Thích Minh Châu giảng dạy tại phân khoa Phật học, Đại học Vạn Hạnh từ năm 1964-1975, sau đó, tiếp tục dạy tại Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (1984-1997) nay là Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại TP.HCM, Thiền viện Vạn Hạnh và Tịnh xá Trung Tâm. Hiện tại, kinh này được dạy HVPGVN tại Hà Nội, tại Huế cũng như tại một số trong 9 trường Cao đẳng Phật học và một số trong 35 trường Trung cấp Phật học trên toàn quốc.

Ngoài Trưởng lão Thích Minh Châu, các vị tôn túc có công giảng dạy Kinh Trung bộ gồm có HT. Thích Chơn Thiện, HT. Thích Thiện Tâm, Ni trưởng Trí Hải. Từ năm 2005, tại giảng đường Chùa Xá Lợi, tôi là người giảng trọn bộ Kinh Trung bộ gồm 252 buổi, mỗi buổi 90-120 phút. Toàn bộ các file âm thanh được phổ biến trên PhatAm.com và ChuaGiacNgo.com

Bản dịch Kinh Trung bộ của Trưởng lão Thích Minh Châu và sự giảng dạy kinh này tại Việt Nam trong hơn 5 thập niên qua đã góp phần làm thay đổi tích cực nền Phật học tại Việt Nam, giúp nhiều thế hệ Tăng, Ni Việt Nam không còn xem kinh điển Pali là kinh điển Tiểu thừa nữa, thực tế, là tuyển tập kinh nền tảng nhất về Phật học. Sự xuất bản kinh này tại Việt nam đã thúc đẩy sự hợp tác giữa Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật giáo Đại thừa trong phạm vi Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các Phật sự chung trên toàn quốc.

ĐỐI CHIẾU MỤC LỤC KINH TRUNG BỘ

Kinh Trung A-hàm có 222 bài kinh nên danh mục đối chiếu Kinh Trung A-hàm với Kinh Trung bộ được đưa vào Thánh điển Phật giáo Việt Nam trong phần “Hướng dẫn đọc Kinh Trung A-hàm”.

 

KINH TRUNG BỘ (中部經)

KINH TRUNG A-HÀM (中阿含經) VÀ KINH KHÁC

A. Phần căn bản (Mūlapaṇṇāsa, 根本分)
1) Phẩm pháp môn căn bản (Mūlapariyāyavaggo, 根本法門品)
1. Kinh Pháp môn căn bản (P. Mūlapariyāyasuttaṁ, C. 根本法門經) Trung A-hàm 106: Kinh tưởng (想經), (Đại Chánh 1: 596), No.56, Lạc tưởng (樂想), (Đại Chánh 1: 851)
2. Kinh Tất cả lậu hoặc (P. Sabbāsavasuttaṁ, C. 一切漏經) Trung A-hàm 10: Kinh lậu tận (漏盡經), (Đại Chánh 1: 431), No.31, Nhất thiết lưu nhiếp thủ nhân (一切流攝守因), (Đại Chánh 1: 813), Tăng nhất A-hàm 40.6: Kinh tịnh chư lậu (淨諸漏), (Đại Chánh 2: 740), Tăng chi bộ, A.6.58.
3. Kinh Thừa tự Pháp (P. Dhammadāyādasuttaṁ, C. 法嗣經) Trung A-hàm 88: Kinh cầu pháp (求法經), (Đại Chánh 1: 569), Tăng nhất A-hàm 18.3, (Đại Chánh 2: 587)
4. Kinh Sợ hãi và khiếp đảm (P. Bhayabheravasuttaṁ, C. 怖駭經) Tăng nhất A-hàm 31.1, (Đại Chánh 2: 665)
5. Kinh Không uế nhiễm (P. Anaṅgaṇasuttaṁ, C. 無穢經) Trung A-hàm 87: Kinh uế phẩm (穢品經), (Đại Chánh 1: 566), No.49, cầu dục (求欲), (Đại Chánh 1: 839), Tăng nhất A-hàm 25.6: Kinh kết (結), (Đại Chánh 2: 632)
6. Kinh ước nguyện (P. Ākaṅkheyyasutta, C. 願經) Trung A-hàm 105: Kinh nguyện(願經), (Đại Chánh 1: 595)
7. Kinh Ví dụ tấm vải (P. Vatthasuttaṁ, C. 布喻經) Trung A-hàm 93: Kinh 水淨梵志經, (Đại Chánh 1: 575), No.51. Phạm chí hứa thủy tịnh (梵志許水淨), (Đại Chánh 1: 843), Tăng nhất A-hàm 13.5: Kinh Tôn-đà-lợi (孫陀利), (Đại Chánh 2: 573), phần nửa cuối (後半), Tạp A-hàm 1185: (Đại Chánh 2: 321), Biệt dịch Tạp A-hàm 99: (Đại Chánh 2: 408)
8. Kinh Đoạn giảm (P. Sallekhasuttaṁ, C. 削減經) Trung A-hàm 91: Kinh Châu-na-vấn-kiến (周那問見經), (Đại Chánh 1: 573)
9. Kinh Chánh tri kiến (P. Sammādiṭṭhisuttaṁ, C. 正見經) Trung A-hàm 29, Tăng nhất A-hàm 49.5: Kinh hậu bán (後半), (Đại Chánh 2: 797), Tạp A-hàm 344.
10. Kinh Niệm xứ (P. Mahāsatipaṭṭhānasuttaṁ, C. 大念處經) Trung A-hàm 98: Kinh niệm xứ (念處經), (Đại Chánh 1: 582), Trường bộ Kinh 22: Kinh đại niệm xứ (大念處經), (thiếu mục18~21)
2) Phẩm Sư tử hống (Sīhavaggo, 師子吼品)
11. Tiểu Kinh Sư tử hống (P. Cūḷasīhanādasuttaṁ, C. 師子吼小經) Trung A-hàm 103: Kinh sư tử hống (師子吼經), (Đại Chánh 1: 590)
12. Đại Kinh Sư tử hống (P. Mahāsīhanādasuttaṁ, C. 師子吼大經) Thân mao hỷ kiên (身毛喜堅), (Đại Chánh 17.591), Tăng nhất A-hàm 46.4: Kinh lực (力), (Đại Chánh 2: 776), Tăng nhất A-hàm 50.6, (Đại Chánh 2: 811), Tạp A-hàm 684, (Đại Chánh 2: 186), Tăng nhất A-hàm 31.8: (Đại Chánh 2: 670), No.802. Tín giải trí lực (信解智力), (Đại Chánh 17.747), A.10.21. Sīhanādasuttaṁ, Sư tử (Như Lai thập lực)
13. Đại Kinh Khổ uẩn (P. Mahādukkhakkhandhasuttaṁ, C. 苦蘊大經) Trung A-hàm 99: Kinh 苦陰經, (Đại Chánh 1: 587), No.53. khổ ấm (苦陰), (Đại Chánh 1: 846), Tăng nhất A-hàm 21.9: Kinh khổ trừ (苦除), (Đại Chánh 2: 604)
14. Tiểu Kinh Khổ uẩn (P. Cūḷadukkhakkhandhasuttaṁ, C. 苦蘊小經) Trung A-hàm 100: Kinh khổ ấm (苦陰經), (Đại Chánh 1: 586) No.54. Thích Ma-ha-nam bổn tứ tử (釋摩訶男本四子), (Đại Chánh 1: 848), No.55. Khổ uẩn nhân sự (苦陰因事), (Đại Chánh 1: 846)
15. Kinh Tư lượng (P. Anumānasuttaṁ, C. 思量經) Trung A-hàm 89: Kinh Tỷ-kheo giảng (比丘講經), (Đại Chánh 1: 571), No.50. Ái tuế (受歲), (Đại Chánh 1: 842)
16. Kinh Tâm hoang vu (P. Cetokhilasuttaṁ, C. 心荒蕪經) Trung A-hàm 206: Kinh tâm uế (心穢經), (Đại Chánh 1: 780), Tăng nhất A-hàm, Kinh 51.4 (Đại Chánh 2: 817)
17. Kinh Khu rừng (P. Vanapatthasuttaṁ, C. 林藪經) Trung A-hàm 107-108: Kinh lâm (林經), (Đại Chánh 1: 596, 1.597)
18. Kinh Mật hoàn (P. Madhupiṇḍikasuttaṁ, C. 蜜丸經) Trung A-hàm 115: Kinh Mật hoàn (蜜丸經), (Đại Chánh 1: 603), Tăng nhất A-hàm 40.10: Kinh Cam lộ pháp vị (甘露法味), (Đại Chánh 2: 743)
19. Kinh Song tầm (P. Dvedhāvitakkasuttaṁ, C. 雙想經) Trung A-hàm 102: Kinh niệm (念經), (Đại Chánh 1: 589)
20. Kinh An trú tầm (P. Vitakkasaṇṭhānasuttaṁ, C. 想念止息經) Trung A-hàm 101: Kinh tăng thượng tâm (增上心經), (Đại Chánh 1: 588)
3) Phẩm pháp thí dụ (Opammavaggo, 譬喻法品)
21. Kinh Ví dụ cái cưa (P. Kakacūpamasuttaṁ, C. 鋸喻經) Trung A-hàm 193: Kinh Mâu-lê-phá-quần-na (牟犁破群那經), (Đại Chánh 1: 744), Tăng nhất A-hàm 50.8, (Đại Chánh 2: 813)
22. Kinh Ví dụ con rắn (P. Alagaddūpamasuttaṁ, C. 蛇喻經) Trung A-hàm 200: Kinh A-lê-tra (阿黎吒經), (Đại Chánh 2: 763), Tăng nhất A-hàm, Kinh 43.5 Thuyền phiệt (船筏), (Đại Chánh 2: 759)
23. Kinh Gò mối (P. Vammikasuttaṁ, C. 蟻垤經) Kinh nghị dụ (蟻喻), (Đại Chánh 1: 918), Tạp A-hàm 1079, (Đại Chánh 2: 282), Biệt dịch Tạp A-hàm 18, (Đại Chánh 2: 379), Tăng nhất A-hàm 39.9: Kinh Bà-mật (婆蜜), (Đại Chánh 2: 733)
24. Kinh Trạm xe (P. Rathavinītasuttaṁ, C. 傳車經) Trung A-hàm 9: Kinh thất xa (七車經), (Đại Chánh 1: 429), Tăng nhất A-hàm 39.10: Kinh thất xa (七車經), (Đại Chánh 2: 733)
25. Kinh Bẫy mồi (P. Nivāpasuttaṁ ,C. 撒餌經) Trung A-hàm 178: Kinh Lạp sư (獵師經), (Đại Chánh 1: 781)
26. Kinh Thánh cầu (P. Pāsarāsisuttaṁ, C. 聖求經) Trung A-hàm 204: Kinh La-ma (羅摩經), (Đại Chánh 1: 775), so sánh No.765. Kinh Bổn sự (本事), quyển 4, (Đại Chánh 17.679)
27. Tiểu Kinh Ví dụ chân voi (P. Cūḷahatthipadopamasuttaṁ, C. 象跡喻小經) Trung A-hàm 30: Kinh Tượng tích dụ (象跡喻經), (Đại Chánh 1: 464)
28. Đại Kinh Ví dụ chân voi (P. Mahāhatthipadopamasuttaṁ, C. 象跡喻大經) Trung A-hàm 30: Kinh Tượng tích dụ (象跡喻經), (Đại Chánh 1: 464)
29. Đại Kinh Ví dụ lõi cây (P. Mahāsāropamasuttaṁ, C. 心材喻大經) Tăng nhất A-hàm 43.4, (Đại Chánh 2: 759)
30. Tiểu Kinh Ví dụ lõi cây (P. Cūḷasāropamasuttaṁ, C. 心材喻小經) không có Kinh tương đương
4) Phẩm song đại (Mahāyamakavaggo, 雙大品)
31. Tiểu Kinh Khu rừng sừng bò (P. Cūḷagosiṅgasuttaṁ, C. 牛角林小經) Trung A-hàm 185: Kinh ngưu giác lâm (牛角林經), (Đại Chánh 1: 739)
32. Đại Kinh Khu rừng sừng bò (P. Mahāgosiṅgasuttaṁ, C. 牛角林大經) Trung A-hàm 184: Kinh ngưu giác Bà-la lâm (牛角婆羅林經), (Đại Chánh 1: 736), No.154 Kinh nhất lục Tỳ-kheo các chí (一六‧比丘各誌經), (Đại Chánh 3.80), Tăng nhất A-hàm 37.3, (Đại Chánh 2: 710)
33. Đại Kinh Người chăn bò (P. Mahāgopālakasuttaṁ, C. 牧牛者大經) Tạp A-hàm 1249, (Đại Chánh 2: 342), Tăng nhất A-hàm 49.1, (Đại Chánh 2: 794), No.123. Mục ngưu (牧牛), (Đại Chánh 2: 546), A.11.18. Mục ngưu giả (Gopālak)
34. Tiểu Kinh Người chăn bò (P. Cūḷagopālakasuttaṁ, C. 牧牛者小經) Tạp A-hàm 1248, (Đại Chánh 2: 342), Tăng nhất A-hàm 43.6, (Đại Chánh 2: 761)
35. Tiểu Kinh Saccaka (P. Cūḷasaccakasuttaṁ, C. 薩遮迦小經) Tạp A-hàm 110: Kinh Tát-già (薩遮), (Đại Chánh 2: 35), Tăng nhất A-hàm 37.10: Kinh Tát-già (薩遮), (Đại Chánh 2: 715)
36. Đại Kinh Saccaka (P. Mahāsaccakasuttaṁ, C. 薩遮迦大經) so sánh Trung A-hàm 32: Kinh vị tằng hữu (未曾有經), (Đại Chánh 1: 469c)
37. Tiểu Kinh Đoạn tận ái (P. Cūḷataṇhāsaṅkhayasuttaṁ, C. 愛盡小經) Tạp A-hàm 505: Kinh ái tận (愛盡), (Đại Chánh 2: 133), Tăng nhất A-hàm 19.3: Kinh đoạn tận (斷盡), (Đại Chánh 2: 593)
38. Đại Kinh Đoạn tận ái (P. Mahātaṇhāsaṅkhayasuttaṁ, C. 愛盡大經) Trung A-hàm 201: Kinh Trà-đế (嗏帝經), (Đại Chánh 1: 766)
39. Đại Kinh Xóm ngựa (P. Mahā-assapurasuttaṁ, C. 馬邑大經) Trung A-hàm 182: Kinh mã ấp (馬邑經), (Đại Chánh 1: 724), Tăng nhất A-hàm 49.8, (Đại Chánh 2: 801)
40. Tiểu Kinh Xóm ngựa (P. Cūḷa-assapurasuttaṁ, C. 馬邑小經) Trung A-hàm 183: Kinh mã ấp (馬邑經), (Đại Chánh 1: 725)
5) Phẩm song tiểu (Cūḷayamakavaggo, 雙小品)
41. Kinh Saleyyaka (P. Sāleyyakasuttaṁ, C. 薩羅村婆羅門經) không có Kinh tương đương
42. Kinh Veranjaka (P. Verañjakasuttaṁ, C. 鞞蘭若村婆羅門經) không có Kinh tương đương
43. Đại Kinh Phương quảng (P. Mahāvedallasuttaṁ, C. 有明大經) Trung A-hàm 211: Kinh Đại Câu-hy-la (大拘稀羅經), (Đại Chánh 1: 790), Tạp A-hàm 251, (Đại Chánh 2: 60)
44. Tiểu Kinh Phương quảng (P. Cūḷavedallasuttaṁ, C. 有明小經) Trung A-hàm 210: Kinh Pháp Lạc tỳ-kheo-ni (法樂比丘尼經), (Đại Chánh 1: 788)
45. Tiểu Kinh Pháp hành (P. Cūḷadhammasamādānasuttaṁ, C. 得法小經) Trung A-hàm 174: Kinh thụ pháp (受法經), (Đại Chánh 1: 711)
46. Đại Kinh Pháp hành (P. Mahādhammasamādānasuttaṁ, C. 得法大經) Trung A-hàm 175: Kinh thụ pháp (受法經), (Đại Chánh 1: 712)
47. Kinh Tư sát (P. Vīmaṁsakasuttaṁ, C. 思察經) Trung A-hàm 176: Kinh cầu giải (求解經), (Đại Chánh 1: 732)
48.  Kinh Kosampiya (P. Kosambiyasuttaṁ, C. 憍賞彌經) Tăng nhất A-hàm 24.8, (Đại Chánh 2: 626), Kinh bản sinh (本生): J.428, so sánh Luật tạng, đại phẩm, mục Kiều-thưởng-di kiền-độ (憍賞彌犍度), Vin. Mv. tr.338ff., No.1421. Ngũ phần luật (五分律), quyển 24 (Đại Chánh 22.158c), No.1428. Tứ phần luật (四分律), quyển 43 (Đại Chánh 22.874c)
49. Kinh Phạm thiên cầu thỉnh (P. Brahmanimantanikasuttaṁ, C. 梵天請經) Trung A-hàm 78: Kinh Phạm thiên thỉnh Phật (梵天請佛經), (Đại Chánh 1: 547)
50. Kinh Hàng ma (P. Māratajjanīyasuttaṁ, C. 魔訶責經) Trung A-hàm 131: Kinh hàng ma (降魔經), (Đại Chánh 1: 620), No.66, Kinh tệ ma thí mục liên (弊魔試目連), (Đại Chánh 1: 864), No.67, Quỷ nhiễu loạn (魔嬈亂), (Đại Chánh 1: 864)
B. Phần giữa (Majjhimapaṇṇāsa, 中分)
1) Phẩm cư sĩ (Gahapativaggo, 居士品)
51. Kinh Kandaraka (P. Kandarakasuttaṁ, C. 乾達羅迦經) A.4.198. Attantapasuttaṁ, Tự khổ, Nhân thi tiết luận (自苦, 人施設論), Pug.4,23. Tr.56-61(CSCD4,174-177 pg.163-166): No.1536, Tập dị môn túc luận (集異門足論), quyển 9 (Đại Chánh 26.406a)
52. Kinh Bát thành (P. Aṭṭhakanāgarasuttaṁ, C. 八城經) Trung A-hàm 217: Kinh Bát thành (八城經), (Đại Chánh 1: 802), No.92, Thập chi cư sĩ bát thành nhân (十支居士八城人), (Đại Chánh 1: 916)
53. Kinh Hữu học (P. Sekhasuttaṁ C. 有學經) không có kinh tương đương. Tạp A-hàm 1176: (Đại Chánh 2: 316)
54. Kinh Potaliya (P. Potaliyasuttaṁ, C. 哺多利經) Trung A-hàm 203: Kinh Bô-lợi-đa (晡利多經), (Đại Chánh 1: 773)
55. Kinh Jivaka (P. Jīvakasuttaṁ, C. 耆婆迦經) không có Kinh tương đương
56. Kinh Ưu-ba-ly (P. Upālisuttaṁ, C. 優婆離經) Trung A-hàm 133: Kinh Ưu-bà-ly (優婆離經), (Đại Chánh 1: 628)
57. Kinh Hạnh con chó (P. Kukkuravatikasuttaṁ, C. 狗行者經) không có Kinh tương đương
58. Kinh Vương tử Vô-úy (P. Abhayarājakumārasuttaṁ, C. 無畏王子經) không có Kinh tương đương
59. Kinh Nhiều cảm thọ (P. Bahuvedanīyasuttaṁ, C. 多受經) Tạp A-hàm 485, (Đại Chánh 2: 123), Kinh Tương Ưng, S.36.1, Kinh Bát-xa-khang-già (般奢康伽經)
60. Kinh Không gì chuyển hướng (P. Apaṇṇakasuttaṁ, C. 無戲論經) không có Kinh tương đương
2) Phẩm Tỳ-kheo (Bhikkhuvaggo, 比丘品)
61. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở Am-bà-la (P. Ambalaṭṭhikarāhulovādasuttaṁ, C. 菴婆孽林教誡羅睺羅經) Trung A-hàm 14: Kinh La-vân (羅云經), (Đại Chánh 1: 436)
62. Đại Kinh Giáo giới La-hầu-la (P. Mahārāhulovādasuttaṁ, C. 教誡羅睺羅大經) Tăng nhất A-hàm 17.1: Kinh La-vân (羅云), (Đại Chánh 2: 581)
63. Tiểu Kinh Malunkyaputta (P. Cūḷamālukyasuttaṁ, C. 摩羅迦小經) Trung A-hàm 221: Kinh tiễn dụ (箭喻經), (Đại Chánh 1: 804), No.94, Đại kinh tiễn dụ (箭喻大經), (Đại Chánh 1: 917)
64. Đại Kinh Malunkyaputta (P. Mahāmālukyasuttaṁ, C. 摩羅迦大經) Trung A-hàm 205: Kinh ngũ hạ phần kết (五下分結經), (Đại Chánh 1: 778)
65. Kinh Bhaddali (P. Bhaddālisuttaṁ, C. 跋陀利經) Trung A-hàm 194: Kinh Bạt-đà-hòa-lợi (跋陀和利經), (Đại Chánh 1: 746), Tăng nhất A-hàm 47.7, (Đại Chánh 2: 800)
66. Kinh Ví dụ con chim cáy (P. Laṭukikopamasuttaṁ, C. 鶉喻經) Trung A-hàm 192: Kinh Ca-lâu-ô-đà-di (迦樓烏陀夷經), (Đại Chánh 1: 740)
67. Kinh Catuma (P. Cātumasuttaṁ, C. 車頭聚落經) Tăng nhất A-hàm 45.2: (Đại Chánh 2: 770), No.137, Xá-lợi-phất ma Mục-kiền-liên du tứ cù (舍利弗摩目犍連遊四衢), (Đại Chánh 2: 860)
68. Kinh Nalakapana (P. Naḷakapānasuttaṁ, C. 那羅伽波寧村經) Trung A-hàm 77: Kinh Bà-la-đế tam tộc tánh tử (娑雞帝三族姓子經), (Đại Chánh 1: 544)
69. Kinh Gulissani (P. Goliyānisuttaṁ, C. 瞿尼師經) Trung A-hàm 26: Kinh Cù-ni-sư (瞿尼師經), (Đại Chánh 1: 454)
70. Kinh Kitagiri (P. Kīṭāgirisutta, C. 枳吒山邑經) Trung A-hàm 195: Kinh A-thấp-cụ (阿濕貝經), (Đại Chánh 1: 749)
3) Phẩm Tịnh hạnh giả (Paribbājakavaggo, 普行者品)
71. Kinh Vacchagotta về tam minh (P. Tevijjavacchasuttaṁ, C. 婆蹉衢多三明經) không có Kinh tương đương
72. Kinh Vacchagotta về lửa (P. Aggivacchasuttaṁ, C. 婆蹉衢多火[喻]經) Tạp A-hàm 962, (Đại Chánh 2: 245), Biệt dịch Tạp A-hàm 195, (Đại Chánh 2: 444)
73. Đại Kinh Vacchagotta (P. Mahāvacchasuttaṁ, C. 婆蹉衢多大經) Tạp A-hàm 964, (Đại Chánh 2: 246), Biệt dịch Tạp A-hàm 198, (Đại Chánh 2: 446)
74. Kinh Trường Trảo (P. Dīghanakhasuttaṁ, C. 長爪經) Tạp A-hàm 969, (Đại Chánh 2: 249), Biệt dịch Tạp A-hàm 203, (Đại Chánh 2: 449)
75. Kinh Magandiya (P. Māgaṇḍiyasuttaṁ, C. 摩犍提經) Trung A-hàm 153: Kinh Tu-nhàn-đề (鬚閑提經), (Đại Chánh 1: 670)
76. Kinh Sandaka (P. Sandakasuttaṁ, C. 刪陀迦經) so sánh M.60. Apaṇṇakasuttaṁ, Kinh vô hý luận (無戲論經), so sánh D.1. Brahmajālasuttaṁ, Kinh Phạm võng (梵網經), so sánh Tạp A-hàm 973, (Đại Chánh 2: 251), so sánh Biệt dịch Tạp A-hàm 207, (Đại Chánh 2: 451)
77. Đại Kinh Sakuludayi (P. Mahāsakuludāyisuttaṁ, C. 善生優陀夷大經) Trung A-hàm 207: Kinh Tiễn-mao (箭毛經), (Đại Chánh 1: 783)
78. Kinh Samanamandika (P. Samaṇamuṇḍikasuttaṁ, C. 沙門文祁子經) Trung A-hàm 179: Kinh ngũ chi vật chủ (五支物主經), (Đại Chánh 1: 720)
79. Tiểu Kinh Sakuludayi (P. Cūḷasakuludāyisuttaṁ, C. 善生優陀夷小經) Trung A-hàm 208: Kinh Tiễn-mao (箭毛經), (Đại Chánh 1: 783)
80. Kinh Vekhanassa (P. Vekhanasasuttaṁ, C. 鞞摩那修經) Trung A-hàm 209: Kinh Bỉ-ma-na-tu (鞞摩那修經), (Đại Chánh 1: 786)
4) Phẩm vương (Rājavaggo, 王品)
81. Kinh Ghatikara
(P. Ghaṭikārasuttaṁ, C. 陶師經)
Trung A-hàm 63: Kinh Bỉ-bà-lăng-kỳ (鞞婆陵耆經), (Đại Chánh 1: 499)
82. Kinh Ratthapala (P. Raṭṭhapālasuttaṁ, C. 賴吒恕羅經) Trung A-hàm 132: Kinh Lại-tra-thứ-la (賴吒恕羅經), (Đại Chánh 1: 623)
83. Kinh Makhadeva (P. Maghadevasuttaṁ, C. 大天木奈林經) Trung A-hàm 67: Kinh Đại thiên Mộc-nại lâm (大天木奈林經), (Đại Chánh 1: 511)
84. Kinh Madhura (P. Madhurasuttaṁ, C. 摩偷羅經) Tạp A-hàm 548: Kinh Ma-thâu-la (摩偷羅經), (Đại Chánh 2: 142)
85. Kinh Vương tử Bồ-đề (P. Bodhirājakumārasuttaṁ, C. 菩提王子經) Giống với Kinh Trung bộ 26. So sánh No.1421, Luật ngũ phần (五分律), quyển 10, (Đại Chánh 22.71下)
86. Kinh Anguliamala (P. Aṅgulimālasuttaṁ, C. 鴦掘摩經) Tạp A-hàm 1077, Biệt dịch Tạp A-hàm 16, (Đại Chánh 2: 378), No.118, Phật thuyết Ương-quật-ma (佛說鴦掘摩), (Đại Chánh 2: 508), No.119, Kinh Tương-quật-kế (鴦崛髻), (Đại Chánh 2: 510), No.120, Kinh Ương-quật-ma (央掘魔羅), (Đại Chánh 2: 512), Tăng nhất A-hàm 38.6, (Đại Chánh 2: 719), Kinh pháp cú (法句), Dhp.172, 173, 382, DhpA.III,169, kệ Trưởng lão Tăng kệ (長老偈), Thag. 871-873., Hiền ngu (賢愚), (T4.no.202.p.423.2), Xuất diệu (出曜), (T4.no.212.p.703.1)
87. Kinh Ái sanh (P. Piyajātikasuttaṁ, C. 愛生經) Trung A-hàm 216: Kinh ái sinh (愛生經), (Đại Chánh 1: 800), No.91, Phật thuyết Ba-la-môn tử mệnh ái niệm bất ly (佛說婆羅門子命終愛念不離), (Đại Chánh 1: 915), Tăng nhất A-hàm 13.3.
88. Kinh Bahitika (P. Bāhitikasuttaṁ, C. 鞞訶提經) Trung A-hàm 214: Kinh Bỉ-ha-đề (鞞訶提經), (Đại Chánh 1: 797)
89. Kinh Pháp trang nghiêm (P. Dhammacetiyasuttaṁ, C. 法莊嚴經) Trung A-hàm 213: Kinh pháp trang nghiêm (法莊嚴經), (Đại Chánh 1: 795)
90. Kinh Kannakatthala (P. Kaṇṇakatthalasuttaṁ, C. 普棘刺林經) Trung A-hàm 212: Kinh nhất thiết trí (一切智經), (Đại Chánh 1: 792)
5) Phẩm Bà-la-môn (Brāḥmaṇavaggo, 婆羅門品)
91. Kinh Brahmayu (P. Brahmāyusuttaṁ, C. 梵摩經) Trung A-hàm 161: Kinh Phạm-ma (梵摩經), (Đại Chánh 1: 685)
92. Kinh Sela (P. Selasuttaṁ, C. 施羅經) 經集》Sn.3.7. Selasuttaṁ, Kinh Tái-la, Trưởng lão Tăng kệ (賽羅經, 長老偈), Thag.818~841.
93. Kinh Assalayana (P. Assalāyanasuttaṁ, C. 阿攝=經) Trung A-hàm 151: Kinh A-nhiếp-hòa (阿攝惒經), (Đại Chánh 1: 663)
94. Kinh Ghotamukha (P. Ghoṭamukhasuttaṁ, C. 瞿哆牟伽經) so sánh Kinh Trung bộ 51. Kandarakasuttaṁ, Kinh Càn-đạt-la-ca (乾達羅迦經)
95. Kinh Canki (P. Caṅkīsuttaṁ, C. 商伽經) không có Kinh tương đương
96. Kinh Esukari (P. Esukārīsuttaṁ, C. 鬱瘦歌邏經) Trung A-hàm 150: Kinh Uất-sấu-ca-la (鬱瘦歌邏經), (Đại Chánh 1: 661)
97. Kinh Dhananjani (P. Dhanañjānisuttaṁ, C. 陀然經) Trung A-hàm 27: Kinh Đà-nhiên Phạm chí (陀然梵志經), (Đại Chánh 1: 456)
98. Kinh Vasettha (P. Vāseṭṭhasuttaṁ, C. 婆私吒經) Kinh tập, Sn.3.9. Vāseṭṭhasuttaṁ, Kinh Bà-tắt-đặc (婆塞特經)
99. Kinh Subha (P. Subhasuttaṁ, C. 須婆經) Trung A-hàm 152: Kinh Anh-vũ (鸚鵡經), (Đại Chánh 1: 666)
100. Kinh Sangarava (P. Saṅgāravasuttaṁ, C. 傷歌邏經) Gần tương đồng với Trung Bộ kinh 26 và 36.
C. Phần thượng (Uparipaṇṇāsa, 上分)
1) Phẩm Thiên tý (Devadahavagga, 天臂品)
101. Kinh Devadaha (P. Devadahasuttaṁ, C. 天臂經) Trung A-hàm 19: Kinh Ni-kiền (尼乾經), (Đại Chánh 1: 442), có phần tương đồng với Kinh Trung bộ 26: Tiểu kinh ví dụ dấu chân voi.
102. Kinh Năm và Ba (P. Pañcattayasuttaṁ, C. 五三經) so sánh Trường bộ Kinh 1, Kinh Phạm võng.
103. Kinh Nghĩ như thế nào? (P. Kintisuttaṁ, C. 如何經) không có Kinh tương đương
104. Kinh Làng Sama (P. Sāmagāmasuttaṁ, C. 舍彌村經) Trung A-hàm 196: Kinh Châu-na (周那經), (Đại Chánh 1: 752)
105. Kinh Thiện tinh (P. Sunakkhattasuttaṁ, C. 善星經) No.757, Phật thuyết thân mao hỷ kiên (佛說身毛喜堅), (Đại Chánh 17.591)
106. Kinh Bất động lợi ích (P. Āneñjasappāyasuttaṁ, C. 不動利益經) Trung A-hàm 75: Kinh tịnh bất động đạo (淨不動道經), (Đại Chánh 1: 542)
107. Kinh Ganaka Moggalana (P. Gaṇakamoggallānasuttaṁ, C. 算數家目犍連經) Trung A-hàm 144: Kinh Toán số Mục-kiền-liên (算數目犍連經), (Đại Chánh 1: 652), No70, Số (數), (Đại Chánh 1: 875)
108. Kinh Gopaka Moggalana (P. Gopakamoggallānasuttaṁ, C. 瞿默目犍連經) Trung A-hàm 145: Kinh Cù-mặc Mục-kiền-liên (瞿默目犍連經), (Đại Chánh 1: 653)
109. Đại Kinh Mãn nguyệt (P. Mahāpuṇṇamasuttaṁ, C. 滿月大經) Tạp A-hàm 58, (Đại Chánh 2: 14), Kinh Tương Ưng, S.22.82, Mãn nguyệt (Puṇṇamā)
110. Tiểu Kinh Mãn nguyệt (P. Cūḷapuṇṇamasuttaṁ, C. 滿月小經) so sánh Kinh Tăng chi, A.4.187; II,179.
2) Phẩm bất đoạn (Anupadavaggo, 不斷品)
111. Kinh Bất đoạn (P. Anupadasuttaṁ, C. 不斷經) không có Kinh tương đương
112. Kinh Sáu thanh tịnh (P. Chabbisodhanasuttaṁ, C. 六淨經) Trung A-hàm 187: Kinh thuyết trí (說智經), (Đại Chánh 1: 732)
113. Kinh Chân nhân (P. Sappurisasuttaṁ, C. 善士經) Trung A-hàm 85: Kinh chân nhân (真人經), (Đại Chánh 1: 561), No.48, Kinh thị pháp phi pháp (是法非法), (Đại Chánh 1: 837)
114. Kinh Nên hành trì (P. Sevitabbāsevitabbasuttaṁ, C. 應習不應習經) không có Kinh tương đương
115. Kinh Đa giới (P. Bahudhātukasuttaṁ, C. 多界經) Trung A-hàm 181: Kinh đa giới (多界經), (Đại Chánh 1: 723), No.776, Phật thuyết tứ phẩm pháp môn (佛說四品法門), (Đại Chánh 17.712)
116. Kinh Tiên thôn (P. Isigilisuttaṁ, C. 仙吞經) Tăng nhất A-hàm 38.7: Kinh Tiên nhân quật (仙人崛經), (Đại Chánh 2: 723)
117. Đại Kinh Bốn mươi (P. Mahācattārīsakasuttaṁ, C. 大四十經) Trung A-hàm 189: Kinh thánh đạo (聖道經), (Đại Chánh 1: 735)
118. Kinh Nhập tức Xuất tức niệm (P. Ānāpānassatisuttaṁ, C. 入出息念經) Phật thuyết trị ý (佛說治意), (Đại Chánh 1: 919), Tạp A-hàm 810, (Đại Chánh 2: 208)
119. Kinh Thân hành niệm (P. Kāyagatāsatisuttaṁ, C. 身行念經) Trung A-hàm 81: Kinh niệm thân (念身經), (Đại Chánh 1: 554)
120. Kinh Hành sanh (P. Saṅkhārupapattisuttaṁ, C. 行生經) Trung A-hàm 168: Kinh ý hành (意行經), (Đại Chánh 1: 700)
3) Phẩm không (Suññātavaggo, 空品)
121. Kinh Tiểu không (P. Cūḷasuññatasuttaṁ, C. 空小經) Trung A-hàm 190: Kinh tiểu không (小空經), (Đại Chánh 1: 736)
122. Kinh Đại không (P. Mahāsuññatasuttaṁ, C. 空大經) Trung A-hàm 191: Kinh đại không (大空經), (Đại Chánh 1: 738)
123. Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (P. Acchariya-abbhutasuttaṁ, C. 希有未曾有法經) Trung A-hàm 32: Kinh vị tằng hữu pháp (未曾有法經), (Đại Chánh 1: 469)
124. Kinh Bạc-câu-la (P. Bākulasuttaṁ, C. 薄拘羅經) Trung A-hàm 34: Kinh Bạc-câu-la (薄拘羅經), (Đại Chánh 1: 475)
125. Kinh Điều ngự địa (P. Dantabhūmisuttaṁ, C. 調御地經) Trung A-hàm 198: Kinh Điều ngự địa (調御地經), (Đại Chánh 1: 757)
126. Kinh Phù-di (P. Bhūmijasuttaṁ, C. 浮彌經) Trung A-hàm 173: Kinh Phù-di (浮彌經), (Đại Chánh 1: 709)
127. Kinh A-na-luật (P. Anuruddhasuttaṁ, C. 阿那律經) Trung A-hàm 79: Kinh Hữu Thắng thiên (有勝天經), (Đại Chánh 1: 549)
128. Kinh Tùy phiền não (P. Upakkilesasuttaṁ, C. 隨煩惱經) Trung A-hàm 72: Kinh trường thọ bổn khởi (長壽王本起經), (Đại Chánh 1: 532), Tăng nhất A-hàm 24.8, (Đại Chánh 2: 626)
129. Kinh Hiền ngu (P. Bālapaṇḍitasuttaṁ, C. 賢愚經) Trung A-hàm 199: Kinh si huệ địa (癡慧地經), (Đại Chánh 1: 759), No.86, Phật thuyết Nê-lê (佛說泥犁), (Đại Chánh 1: 907)
130. Kinh Thiên s (P. Devadūtasuttaṁ, C. 天使經) Trung A-hàm 64: Kinh Thiên sứ (天使經), (Đại Chánh 1: 503), No.42, Thiết thành Nê-lê (鐵城泥梨), (Đại Chánh 1: 826), No.43, Diêm-la vương ngũ sứ giả (閻羅王五使者), (Đại Chánh 1: 828), Tăng nhất A-hàm 32.4: Kinh đại tử (大子經), (Đại Chánh 2: 674)
4) Phẩm phân biệt (Vibhaṅgavaggo, 分別品)
131. Kinh Nhất dạ hiền giả (P. Bhaddekarattasuttaṁ, C. 一夜賢者經) không có Kinh tương đương
132. Kinh A-nan nhất dạ hiền giả (P. Ānandabhaddekarattasuttaṁ, C. 阿難一夜賢者經) Trung A-hàm 167: Kinh A-nan thuyết (阿難說經), (Đại Chánh 1: 699)
133. Kinh Đại Ca-chiên-diên nhất dạ hiền giả (P. Mahākaccānabhaddekarattasuttaṁ, C. 大迦旃延一夜賢者經) Trung A-hàm 165: Kinh Ôn tuyền mộc thiên (溫泉林天經), (Đại Chánh 1: 696)
134. Kinh Lomasakangiya nhất dạ hiền giả (P. Lomasakaṅgiyabhaddekarattasuttaṁ, C. 盧夷強耆一夜賢者經) Trung A-hàm 166: Kinh Thích trung thiền thất tôn (釋中禪室尊經), (Đại Chánh 1: 698), No.77, Phật kinh tôn thượng (佛經尊上), (Đại Chánh 1: 886)
135. Tiểu Kinh Nghiệp phân biệt (P. Cūḷakammavibhaṅgasuttaṁ, C. 小業分別經) Trung A-hàm 170: Kinh Anh Vũ (鸚鵡經), (Đại Chánh 1: 703), No.78, Đâu-điều (兜調), (Đại Chánh 1: 887), No.79, Anh Vũ (鸚鵡), (Đại Chánh 1: 888), No.80, Phật vì Đầu-gia trưởng giả thuyết nghiệp báo sai biệt (佛為首加長者說業報差別), (Đại Chánh 1: 891), No.81, Phân biệt thiện ác báo ứng (分別善惡報應), (Đại Chánh 1: 895)
136. Đại Kinh nghiệp phân biệt (P. Mahākammavibhaṅgasuttaṁ, C. 大業分別經) Trung A-hàm 171: Kinh phân biệt đại nghiệp (分別大業經), (Đại Chánh 1: 706)
137. Kinh Phân biệt sáu xứ (P. Saḷāyatanavibhaṅgasuttaṁ, C. 六處分別經) Trung A-hàm 163: Kinh phân biệt lục xứ (分別六處經), (Đại Chánh 1: 692)
138. Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết (P. Uddesavibhaṅgasuttaṁ, C.  總說分別經) Trung A-hàm 163: Kinh phân biệt lục xứ (分別六處經), (Đại Chánh 1: 694)
139. Kinh Vô tránh phân biệt (P. Araṇavibhaṅgasuttaṁ, C. 無諍分別經) Trung A-hàm 169: Kinh Câu-lâu-sấu vô tranh (拘樓瘦無諍經), (Đại Chánh 1: 701)
140. Kinh Giới phân biệt (P. Dhātuvibhaṅgasuttaṁ, C. 界分別經) Trung A-hàm 162: Kinh phân biệt lục giới (分別六界經), (Đại Chánh 1: 690)
5) Phẩm đại xứ phân biệt (Saḷāyatanavaggo, 六處分別品)
141. Kinh Phân biệt về sự thật (P. Saccavibhaṅgasuttaṁ, C. 諦分別經) Trung A-hàm 31: Kinh phân biệt thánh đế (分別聖諦經), (Đại Chánh 1: 467), No.32, Phật thuyết tứ đế (佛說四諦), (Đại Chánh 1: 814), Tăng nhất A-hàm 27.1, (Đại Chánh 2: 643)
142. Kinh Phân biệt cúng dường (P. Dakkhiṇāvibhaṅgasuttaṁ, C. 施分別經) Trung A-hàm 180: Kinh Cù-đàm-di (瞿曇彌經), (Đại Chánh 1: 721)
143. Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc (P. Anāthapiṇḍikovādasuttaṁ, C. 教給孤獨經 Trung A-hàm 28: Kinh giáo hóa bệnh (教化病經), (Đại Chánh 1: 458), Tăng nhất A-hàm 51.8, (Đại Chánh 2: 819), Tạp A-hàm 1032, (Đại Chánh 2: 269), S.55.26, phá giới (Dussīlya).
144. Kinh Giáo giới Channa (P. Channovādasuttaṁ, C. 教闡陀經) Tạp A-hàm 1266, (Đại Chánh 2: 347), so sánh Kinh Tương Ưng, S.35.87.
145. Kinh Giáo giới Phú-lâu-na (P. Puṇṇovādasuttaṁ, C. 教富樓那經) Tạp A-hàm 311, (Đại Chánh 2: 89), No.108, Kinh Phật thuyết mãn nguyện tử (佛說滿願子), (Đại Chánh 2: 502), Tạp A-hàm 215, (Đại Chánh 2: 54), Kinh Tương Ưng, S.35.87. Channa.
146. Kinh Giáo giới Nandaka (P. Nandakovādasuttaṁ, C. 教難陀迦經) Tạp A-hàm 276, (Đại Chánh 2: 73)
147. Tiểu Kinh giáo giới La-hầu-la (P. Cūḷarāhulovādasuttaṁ, C. 教羅睺羅小經) Tạp A-hàm 200, (Đại Chánh 2: 51), Kinh Tương Ưng, S.35.121. Rāhula.
148. Kinh Sáu sáu (P. Chachakkasuttaṁ, C. 六六經) Trung A-hàm 86: Kinh thuyết xứ (說處經), (Đại Chánh 1: 562), Tạp A-hàm 304, (Đại Chánh 2: 86)
149. Đại Kinh Sáu xứ (P. Mahāsaḷāyatanikasuttaṁ, C. 大六處經) Tạp A-hàm 305, (Đại Chánh 2: 87)
150. Kinh Nói cho dân chúng Nagaravinda (P. Nagaravindeyyasuttaṁ, C. 頻頭城經) Tạp A-hàm 280, (Đại Chánh 2: 76)
151. Kinh Khất thực thanh tịnh (P. Piṇḍapātapārisuddhisuttaṁ, C. 乞食清淨經) Tạp A-hàm 236, (Đại Chánh 2: 57), Tăng nhất A-hàm 45.6, (Đại Chánh 2: 773)
152. Kinh Căn tu tập (P. Indriyabhāvanāsuttaṁ, C. 根修習經) Tạp A-hàm 282, (Đại Chánh 2: 78)