[MN 99] Kinh Subha – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Subha (P. Subhasuttaṁ, C. 須婆經) tương đương Trung A-hàm 152: Kinh Anh-vũ (鸚鵡經), (Đại Chánh 1: 666). Bài Kinh phân tích sự giống và khác giữa người tại gia và người xuất gia về phương diện hành động và nghề nghiệp. Nếu người tại gia tạo ra giá trị sản lượng thì người xuất gia tạo ra giá trị tâm linh. Mặc dù không hình thù, vóc dáng, các giá trị tâm linh có thể cứu giúp con người giải quyết những khổ đau.
[MN 98] Kinh Vàsettha – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Vasettha (P. Vāseṭṭhasuttaṁ, C. 婆私吒經) tương đương Kinh tập, Sn.3.9. Vāseṭṭhasuttaṁ, Kinh Bà-tắt-đặc (婆塞特經). Bài Kinh giới thiệu hai quan điểm trái ngược về khái niệm bà-la-môn. Nếu quan niệm truyền thống cho rằng bà-la-môn là người sinh ra từ gia đình bà-la-môn thuần chủng bảy đời thì quan niệm cấp tiến cho rằng bà-la-môn là người có giới hạnh. Vượt lên trên hai quan điểm này, đức Phật đã mang lại nội dung mới cho bà-la-môn, khi so sánh bà-la-môn với thánh nhân trong Phật giáo.
[MN 97] Kinh Esukàrì – Kinh Phật Pali cho người tại gia
inh Dhananjani (P. Dhanañjānisuttaṁ, C. 陀然經) tương đương Trung A-hàm 27: Kinh Đà-nhiên Phạm chí (陀然梵志經), (Đại Chánh 1: 456). Phần lớn các hành động phi pháp của con người phát xuất từ động cơ thõa mãn các nhu cầu hưởng thụ bản thân. Nhưng khi chịu hậu quả thì con người đỗ lỗi cho người thân và hoàn cảnh bắt buộc. Do với lý do nào, một hành động xấu đã được gieo sẽ đẩy người đó vào tù ngục. Biết vậy cần nỗ lực chuyển hóa nghiệp duyên để hạnh phúc hôm nay và tươi sáng đời sau.
[MN 96] Kinh Esukàrì – Kinh Phật Pali cho người tại gia
h Esukari (P. Esukārīsuttaṁ, C. 鬱瘦歌邏經) tương đương Trung A-hàm 150: Kinh Uất-sấu-ca-la (鬱瘦歌邏經), (Đại Chánh 1: 661). Nếu đạo Bà-la-môn do dựa vào chủ nghĩa giai cấp bắt buộc giai cấp vua chúa, thương gia và nô lệ phải phục vụ giai cấp Bà-la-môn thì đạo Phật cho rằng người có đạo đức, trí tuệ, thích bố thí, không giận dữ, tu tập pháp lành… mới thực sự đáng phụng sự.
[MN 95] Kinh Cankì – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Canki (P. Caṅkīsuttaṁ, C. 商伽經) không có Kinh tương đương. Theo đức Phật, niềm tin về chân lý vốn không phải là chân lý đích thực. Chân lý đích thực không bao giờ là sự phiến diện, độc đoán một chiều. Nghệ thuật khám phá, hộ trì và chứng đạt chân lý không gì khác hơn là sự hành trì chân lý.
[MN 94] Kinh Ghotamukha – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Ghotamukha (P. Ghoṭamukhasuttaṁ, C. 瞿哆牟伽經) so sánh Kinh Trung bộ 51. Kandarakasuttaṁ, Kinh Càn-đạt-la-ca (乾達羅迦經). Sự quy ngưỡng của tín đồ đối với người xuất gia thường gắn liền với đức hạnh và giá trị tâm linh của vị ấy. Nếu có nhiều người làm mất niềm tin của quần chúng thì cũng có người mẫu mực, đáng quy ngưỡng và phát tâm.
[MN 93] Kinh Assalàyana – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Assalayana (P. Assalāyanasuttaṁ, C. 阿攝=經) tương đương Trung A-hàm 151: Kinh A-nhiếp-hòa (阿攝惒經), (Đại Chánh 1: 663). Thông qua sự phân tích về gien di truyền, quyền lực của kinh tế, giá trị nhân phẩm đạo đức, hôn nhân dị chủng và các nhu yếu hàng ngày, đức Phật đã chứng minh rằng niềm tin về sự thanh tịnh và độc tôn của giai cấp Bà-la-môn chỉ là sự rỗng tuếch, không có căn cứ.
[MN 92] Kinh Sela – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Sela (P. Selasuttaṁ, C. 施羅經) tương đương 經集》Sn.3.7. Selasuttaṁ, Kinh Tái-la, Trưởng lão Tăng kệ (賽羅經, 長老偈), Thag.818~841. Bài kinh giới thiệu nghệ thuật chia sẻ phước duyên với người thân. Khi bắt gặp được Phật pháp, ta phải có trách nhiệm chia sẻ và lan truyền giá trị tâm linh và hạnh phúc đến với mọi người. Đây chính là cách giúp đỡ người thân có ý nghĩa và giá trị.
[MN 91] Kinh Brahmàyu – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Brahmayu (P. Brahmāyusuttaṁ, C. 梵摩經) tương đương Trung A-hàm 161: Kinh Phạm-ma (梵摩經), (Đại Chánh 1: 685). Từ niềm tin rằng nhân tướng của một con người thể hiện nhân cách của người đó, các bà-la-môn đã đến với đạo Phật và trở thành đệ tử của ngài. Nếu Bà-la-môn giáo nhấn mạnh về nhân tướng, thì Phật giáo nhấn mạnh về nhân cách thông qua sự huấn luyện các oai nghi tế hạnh.
[MN 90] Kinh Kannakatthala – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Kannakatthala (P. Kaṇṇakatthalasuttaṁ, C. 普棘刺林經) tương đương Trung A-hàm 212: Kinh nhất thiết trí (一切智經), (Đại Chánh 1: 792) 5. Phẩm Bà-la-môn (Brāḥmaṇavaggo, 婆羅門品). Đức Phật xác minh rằng ngài không chấp nhận khái niệm toàn tri là biết mọi thứ trong mọi thời. Nhân đó, Phật thuyết minh về thuyết bình đẳng tâm linh trong các giai cấp, giá trị tinh tấn trong thành công và chứng đắc, và giá trị của tâm không não hại, có thể giúp cho con người phát triển hạnh phúc và bình an.