Primary Menu
[MN 89] Kinh Pháp trang nghiêm – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Pháp trang nghiêm (P. Dhammacetiyasuttaṁ, C. 法莊嚴經) tương đương Trung A-hàm 213: Kinh pháp trang nghiêm (法莊嚴經), (Đại Chánh 1: 795). Thông qua chuyện đời tự kể của vua Pasenadi về lý do theo Phật, bài kinh giới thiệu các giá trị của đạo Phật, theo đó, người quay về nương tựa đạt được các giá trị tâm linh, đạo đức, an lạc và giả thoát.

[MN 88] Kinh Bàhitika – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Bahitika (P. Bāhitikasuttaṁ, C. 鞞訶提經) tương đương Trung A-hàm 214: Kinh Bỉ-ha-đề (鞞訶提經), (Đại Chánh 1: 797). Đạo đức của người tu được đánh giá từ các hành vi thân hành, khẩu hành và ý hành mang lại lợi lạc cho mình người, có giá trị xây dựng và chuyển hóa, không bận tâm về sự đền đáp của tha nhân. Vô ngã trong đạo đức chính là giá trị đạo đức bậc nhất mà người tu hành cần thực hiện toàn mãn.

[MN 87] Kinh Ái sanh – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Ái sanh (P. Piyajātikasuttaṁ, C. 愛生經) tương đương Trung A-hàm 216: Kinh ái sinh (愛生經), (Đại Chánh 1: 800), No.91, Phật thuyết Ba-la-môn tử mệnh ái niệm bất ly (佛說婆羅門子命終愛念不離), (Đại Chánh 1: 915), Tăng nhất A-hàm 13.3. Cái chết được khẳng định như một quy luật. Thái độ tiếc thương cái chết của người thân không làm cho người thân sống lại. Thương tiếc người thân là gốc rễ của sầu, bi, khổ, ưu và não.

[MN 86] Kinh Angulimàla – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Anguliamala (P. Aṅgulimālasuttaṁ, C. 鴦掘摩經) tương đương Tạp A-hàm 1077, Biệt dịch Tạp A-hàm 16, (Đại Chánh 2: 378). Bài Kinh khẳng định con đường giác ngộ rộng mở với tất cả mọi đối tượng, khi sự hồi đầu có mặt. Sự hồi đầu trong bài Kinh này bắt đầu bằng sự ngạc nhiên triết lý, dẫn đến chuyển hóa các nghiệp xấu.

[MN 85] Kinh Vương tử Bồ-đề – Kinh Phật Pali cho người tại gia

inh Vương tử Bồ-đề (P. Bodhirājakumārasuttaṁ, C. 菩提王子經) giống Kinh Trung bộ 26. So sánh No.1421, Luật ngũ phần (五分律), quyển 10, (Đại Chánh 22.71c). Bài Kinh phân tích về hai quan điểm hạnh phúc của Ấn-độ giáo và của đức Phật. Nếu Ấn-độ giáo cho rằng hạnh phúc có được do chìm trong khổ hạnh thì ngược lại Phật giáo khẳng định hạnh phúc có được do chuyển hoá tâm thức.

[MN 84] Kinh Madhurà – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Tập II – Bài kinh số 84
Kinh Madhurà – Madhurà sutta

Kinh Madhura (P. Madhurasuttaṁ, C. 摩偷羅經) tương đương Tạp A-hàm 548: Kinh Ma-thâu-la (摩偷羅經), (Đại Chánh 2: 142). Dựa vào các nguyên lý bình đẳng của Phật, tôn giả Ca-chiên-diên đã phân tích sự vô nghĩa của chủ nghĩa giai cấp Ấn-độ bằng các luận chứng bình đẳng rất sâu sắc và vững chắc gồm bình đẳng pháp lý, bình đẳng nhân quả, bình đẳng đạo đức và bình đẳng tu chứng.

[MN 82] Kinh Ratthapàla – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Ratthapala (P. Raṭṭhapālasuttaṁ, C. 賴吒恕羅經) tương đương Trung A-hàm 132: Kinh Lại-tra-thứ-la (賴吒恕羅經), (Đại Chánh 1: 623). Câu chuyện thanh niên nhà giàu có, nhờ tuyệt thực đã thuyết phục thành công cha mẹ cho đi tu. Khi về thăm gia đình, vị tăng sĩ này chia sẻ lý tưởng xuất gia do thấy rõ: (i) Cuộc đời vô thường, (ii) Mọi thứ vô hộ và vô chủ, (iii) Vô ngã và vô sở hữu, (iv) Con người bị chi phối bởi lão suy, bệnh suy, tài suy, thân suy. Làm bậc chân tu không chỉ hạnh phúc cho mình mà còn cứu độ nhân sinh.

[MN 81] Kinh Ghatìkàra – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Ghatikara (P. Ghaṭikārasuttaṁ, C. 陶師經) tương đương Trung A-hàm 63: Kinh Bỉ-bà-lăng-kỳ (鞞婆陵耆經), (Đại Chánh 1: 499). Không nhận lời thỉnh cầu cúng dường của vua Kiki vì đã nhận lời của thợ gốm, đức Phật gián tiếp khích lệ mọi người đạt được 6 ưu việt như thợ gốm: (i) Không phiền não nếu bị từ chối, (ii) Quy y Tam bảo và giữ năm đạo đức, (iii) Chánh tín với Phật pháp, không hoài nghi về bốn chân lý thánh, (iv) Sống theo thiện pháp, tiết độ ăn uống, (v) Hiếu kính cha mẹ già, (vi) Chứng quả Bất hoàn.

[MN 78] Kinh Samanamandika – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Samanamandika (P. Samaṇamuṇḍikasuttaṁ, C. 沙門文祁子經) tương đương Trung A-hàm 179: Kinh ngũ chi vật chủ (五支物主經), (Đại Chánh 1: 720). Phân tích giới hạn của thuyết không làm ác, không hành nghề ác là thiện tối thượng, đức Phật dạy tiêu chuẩn của bậc chân tu gồm biết rõ thiện, ác từ tư duy đến hành động, nghề nghiệp và tu tập. Tu bốn tinh tấn để nhổ lên gốc của nghiệp và lối sống bất thiện là tham, sân, si và chấm dứt dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng. Tu tập bốn thiền định và hoàn thiện tám chánh đạo giúp người tu trở thành chân tu, đạt được chánh trí, và giải thoát.

[MN 60] Kinh Không gì chuyển hướng – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Không gì chuyển hướng (P. Apaṇṇakasuttaṁ, C. 無戲論經) không có Kinh tương đương. Đức Phật phân tích tác hại của 5 tà thuyết đương thời gồm (i) Hư vô luận, (ii) Thuyết không có đời sau, (iii) Thuyết không có quả báo sau khi chết, (iv) Thuyết định mệnh, (v) Thuyết không các cõi vô sắc. Theo đó, đức Phật khuyên dù chủ trương cái gì, đi theo học thuyết nào, không nên làm khổ bản thân và làm khổ tha nhân bằng cách sống đạo đức, dứt các trói buộc tâm, tu thiền định, chứng đắc trí tuệ, giải phóng khổ đau.