[MN 59] Kinh Nhiều cảm thọ – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Nhiều cảm thọ (P. Bahuvedanīyasuttaṁ, C. 多受經) tương đương Tạp A-hàm 485, (Đại Chánh 2: 123), Kinh Tương Ưng, S.36.1, Kinh Bát-xa-khang-già (般奢康伽經). Để giúp mọi người dừng sự tranh cải về phân loại cảm thọ hai hay là ba, đức Phật giải thích rằng tùy tình huống, cảm thọ có thể phân loại: 2 thọ, 3, 5, 6, 18, 36 và 108 thọ. Nhân đó, đức Phật phân tích các cấp độ cảm giác hạnh phúc, thấp nhất là khoái lạc giác quan, cao hơn là hạnh phúc trong thiền định và cao nhất là niết-bàn.
[MN 58] Kinh Vương tử Vô-úy – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Vương tử Vô-úy (P. Abhayarājakumārasuttaṁ, C. 無畏王子經) không có Kinh tương đương. Đại diện đạo Lõa thể, vương tử Vô Úy cài đức Phật phải trả lời có/ không hầu bắt bí ngài, đức Phật dạy kỹ năng tháo mở móc câu trong cổ. Đức Phật khẳng định rằng ngài thuyết pháp, truyền thông và đối đáp đều mang tính chân lý, hướng đến mục đích cao quý, bất luận người nghe có thích hay không thích
[MN 56] Kinh Ưu-ba-ly – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Ưu-ba-ly (P. Upālisuttaṁ, C. 優婆離經) tương đương Trung A-hàm 133: Kinh Ưu-bà-ly (優婆離經), (Đại Chánh 1: 628). Với ý độ luận chiến với đức Phật, cư sĩ Upali, đại diện phái tu Lõa thể, đã nhận Phật làm thầy. Qua đối thoại, đức Phật khẳng định vai trò quan trọng của ý nghiệp đối với hành vi, đồng thời, chỉ ra nhiều điều bất cập của pháp tu khổ hạnh là không cần thiết. Thay vào đó, nên tu tứ thánh đế, kết thúc khổ đau.
[MN 55] Kinh Jivaka – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Jivaka (P. Jīvakasuttaṁ, C. 耆婆迦經) không có Kinh tương đương. Đức Phật giải thích lợi ích của đạo đức và nguyên nhân không nên ăn thịt động vật. Ba trường hợp thịt thanh tịnh thì ăn được: (i) Không thấy người giết thịt, (ii) Không nghe con vật đang bị giết, (iii) Không có hoài nghi về sự giết thịt. Đồng thời, đức Phật khuyên mọi người phát triển tâm từ bi, thương yêu con người, động vật và bảo vệ môi trường.
[MN 54] Kinh Potaliya – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Potaliya (P. Potaliyasuttaṁ, C. 哺多利經) tương đương Trung A-hàm 203: Kinh Bô-lợi-đa (晡利多經), (Đại Chánh 1: 773). Đức Phật dạy kỹ năng chấm dứt nghiệp và thói phàm phu gồm sát hại, trộm cắp, nói láo, tham lam, giận dữ, phỉ báng, phẫn nộ, cao ngạo, nhờ đó, con người được hạnh phúc và thành công. Đồng thời thấy rõ tác hại của ái dục như khúc xương, miếng thịt ở miệng thú, đuốc ngược gió, hố than bừng, mộng, vật mượn và như cây có nhiều quả chín… để không bị nhiễm đắm vào dục.
[MN 53] Kinh Hữu Học – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Hữu học (P. Sekhasuttaṁ C. 有學經) không có kinh tương đương. Tạp A-hàm 1176: (Đại Chánh 2: 316). Thay lời đức Phật, tôn giả Ananda giới thiệu các hạnh tu của bậc hữu học, khích lệ mọi người tu học, kết thúc khổ đau, chứng đạt thánh quả gồm: (i) Giới hạnh, (ii) Làm chủ 6 giác quan, (iii) Tiết độ trong tiêu thụ, (iv) Chánh nhiệm trong các oai nghi, (v) Tu bảy diệu pháp (tín, tàm, quý, tấn, văn, niệm, tuệ) và chứng 4 thiền.
[MN 52] Kinh Bát Thành – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Bát thành (P. Aṭṭhakanāgarasuttaṁ, C. 八城經) tương đương Trung A-hàm 217: Kinh Bát thành (八城經), (Đại Chánh 1: 802). Tôn giả Ananda, nương lời Phật dạy, hướng dẫn tu tập 11 cửa bất tử, nhằm đạt được an lạc giải thoát trong hiện đời gồm bốn thiền (hỷ lạc do lìa tham ái, hỷ lạc do định, diệu lạc do bỏ hỷ, xả niệm thanh tịnh), 4 phạm trú (từ, bi, hỷ, xả) và 3 thiền vô sắc (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ).
[MN 51] Kinh Kandaraka – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Kandaraka (P. Kandarakasuttaṁ, C. 乾達羅迦經) tương đương Kinh Tăng chi 4.198. Attantapasuttaṁ. Phật phân tích bốn hạng người: (i) Người tự làm khổ qua cách tu khổ hạnh, (ii) Người làm khổ người khác qua nghề tà, nghiệp xấu, (iii) Người làm khổ mình vừa người khác do phi đạo đức và phạm pháp, (iv) Người mang hạnh phúc cho mình và người khác do lối sống thánh thiện. Đề cao loại người thứ tư, đức Phật khích lệ từ bỏ các nghiệp ác của thân, lời, làm chủ các giác quan, tu bốn niệm xứ, chứng đặc 4 thiền và 3 minh, trở thành chân nhân và thánh nhân.
[MN 44] Tiểu Kinh Phương Quảng – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Tiểu Kinh Phương quảng (P. Cūḷavedallasuttaṁ, C. 有明小經) tương đương Trung A-hàm 210: Kinh Pháp Lạc tỳ-kheo-ni (法樂比丘尼經), (Đại Chánh 1: 788). Tỳ-kheo-ni Dhammadinna hướng dẫn Visakha vượt qua sự chấp tự thân, tức 5 nhóm tâm vật lý gồm thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức. Tập khởi của thân bắt đầu từ tham ái. Nhờ tu bát chánh đạo, thực tập thiền và định, làm chủ cảm xúc, chuyển hóa các phiền não ngủ ngầm, kết thúc các trói buộc tâm thì chấm dứt sự tiếp nối của tự thân ở kiếp sau, giác ngộ, giải thoát.
[MN 42] Kinh Veranjaka – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Veranjaka (P. Verañjakasuttaṁ, C. 鞞蘭若村婆羅門經) không có Kinh tương đương. Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Veranja thăm hỏi đức Phật, đức ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và nghiệp đạo đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời tục tĩu, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc