Primary Menu
[DN 23] Kinh Tệ Túc – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Tệ-túc (P. Pāyāsi Sutta, H. 弊宿經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[19] Kinh khắc họa cuộc đối thoại triết học về tái sinh giữa một cao Tăng và một vị vua hoài nghi. Một số dụ ngôn được sử dụng trong kinh này nhằm chứng minh sự thật rằng “chết không phải là hết”, thông qua đó, giáo dục mọi người tin sâu nhân quả, chịu trách nhiệm về những gì mình làm, sống đời đạo đức thanh cao để hưởng an vui và hạnh phúc ở hiện tại và tương lai.

[DN 16] Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Đại Bát-niết-bàn (P. Mahāparinibbāna Sutta, H. 大般涅槃經) tương đương với Du hành kinh.[12] Trước lúc nhập Niết-bàn, đức Phật ôn lại những giáo pháp căn bản: Bảy sức mạnh của quốc gia và Tăng đoàn, bảy tài sản Thánh, bảy yếu tố giác ngộ, bảy pháp quán tưởng dứt trừ khổ đau, sáu yếu tố hòa hợp, vai trò của Giới – Định – Tuệ, năm nguy hiểm do phạm giới, Tứ Thánh đế, cảnh giới tái sinh, tin sâu Tam bảo, tu chánh niệm, phát tâm cúng dường, không có mật pháp và thành tựu tám giải thoát.

[DN 13] Kinh Tam Minh – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Tam minh (P. Tevijja Sutta, H. 三明經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[9] Nhân hai vị Bà-la-môn tranh luận về việc cộng trú ở cõi trời Phạm thiên, đức Phật khẳng định rằng các Bà-la-môn còn dục ái, hận tâm, sân tâm và nhiễm tâm không thể nào cộng trú ở cõi trời Phạm thiên được, bởi nơi đây đã vắng mặt hoàn toàn các uế trược này. Ngược lại, một vị Tỳ-kheo đoạn trừ sạch năm triền cái, an trú biến mãn với tâm có từ, bi, hỷ, xả có thể cộng trú ở cõi trời Phạm thiên. Theo đó, đức Phật khích lệ đại chúng tu tập bốn tâm vô lượng gồm từ, bi, hỷ, xả; kết thúc năm trói buộc tâm, vượt qua năm dục lạc để có được an lạc bây giờ và tại đây.

[DN 12] Kinh Lô-hi-gia – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Lohicca (Lộ-già) (P. Lohicca Sutta, H. 露遮經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[8] Khi được hỏi tại sao nhiều Sa-môn và Bà-la-môn đạt thiện pháp nhưng ích kỷ, không giáo huấn tha nhân, đức Phật phê phán 3 loại Đạo sư: (i) Không tự giác, không giác tha; (ii) Không tự giác nhưng giác tha; (iii) Tự giác nhưng không giác tha. Đồng thời, đức Phật đề cao hạng Đạo sư “tự giác và giác tha”, gồm tu đạo đức thanh cao, thực tập bốn thiền, tháo mở các trói buộc tâm, tinh tấn truyền bá Chánh pháp để giúp mọi người được lợi ích và an vui.

[DN 11] Kinh Kiên Cố – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Kevaddha (Kiên Cố) (P. Kevaddha Sutta, H. 堅固經) tương đương bài kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.8 Thấy sự nguy hiểm và mặt trái của việc biểu diễn các thần thông biến hóa, đức Phật đề cao “giáo hóa thần thông” tức “giáo dục là phép mầu” chuyển hóa khổ đau bằng cách giáo dục đạo đức và thiền định để chấm dứt năm trói buộc tâm, trải nghiệm tâm thơ thới, hoan hỷ, khinh an, lạc thọ, định tĩnh. Đồng thời, đức Phật khẳng định Thượng đế không có thật, nếu có thì Thượng đế không phải là đấng Toàn trí, Toàn năng và Toàn bi.

[DN 09] Kinh Bố-sá-bà-lâu – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Poṭṭhapāda (Bố-tra-bà-lâu) (P. Poṭṭhapāda Sutta, H. 布吒婆楼經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[7] Kinh này dạy cách chấm dứt các tạp tưởng bằng phương pháp sống đạo đức, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ để vượt qua ba hình thái: Chấp ngã qua hình tướng, chấp ngã qua các đặc điểm thân, chấp ngã quá khứ và tương lai. Không nên mất thời giờ cho các câu chuyện siêu hình, hãy siêng tu bốn chân lý Thánh để giác ngộ và giải thoát.

[DN 06] Kinh Mahàli – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Mahāli (P. Mahāli Sutta, H. 摩訶梨經) không có bản tương đương trong bộ Trường A-hàm. Thay vì các Bà-la-môn bị vướng kẹt vào thiên sắc, thiên âm và tranh luận vô ích về thân thể, về quan điểm “tâm thức là một hay khác”; đức Phật dạy con đường kết thúc khổ đau bằng cách chuyên tu đạo đức qua ba cấp (tiểu giới, trung giới, đại giới), đạt bốn cấp thiền định, phát triển trí tuệ, hướng đến sự kết thúc các khổ đau.

[DN 05] Kinh Cứu-la-đàn-đầu – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Cứu-la-đàn-đầu (P. Kūṭadanta Sutta, H. 究羅檀頭經) tương đương kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.[5] Trái với các lễ tế đàn của Bà-la-môn: Đẫm máu, chặt cây, phạt nô tỳ… đức Phật dạy tế đàn cao quý bằng cách cúng dường người đạo đức, xây dựng tự viện, quy ngưỡng Tam bảo, giữ năm đạo đức, chứng đắc bốn thiền và giúp người thấy và sống với chân lý. Để chấm dứt các tệ nạn, làm cho xã hội an bình, đức Phật cho rằng hình phạt không phải là giải pháp, mà chính là việc hỗ trợ nhân dân đúng thời, đúng cách.

[DN 04] Kinh Chủng Đức – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Chủng Ðức (P. Soṇaḍaṇḍa Sutta, H. 種德經) tương đương kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.[4] Nhân dịp các Bà-la-môn cao ngạo rằng mình là người có huyết thống thuần khiết bảy đời, thông hiểu ba bộ Vệ-đà, giỏi thần chú, tướng mạo đoan trang, đầy đủ đức hạnh, sáng suốt trí tuệ, đức Phật cho rằng trí tuệ và đạo đức làm cho con người trở nên tối thắng, chứ không phải giai cấp và huyết thống. Nơi nào có trí tuệ, nơi ấy có đạo đức. Theo đức Phật, người xứng danh Bà-la-môn phải là người thành tựu trí tuệ, đạo đức.