Primary Menu
[SN.IV.05] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Sàmandaka

Thứ tư, Tương ưng Jambukhādaka (Jambukhādakasaṃyutta) và thứ năm, Tương ưng Sāmaṇḍaka (Sāmaṇḍakasaṃyutta) ghi lại những lời dạy của Tôn giả Sāriputta với du sĩ ngoại đạo Jambukhādaka và Sāmaṇḍaka về những vấn đề như Niết-bàn và con đường dẫn đến Niết-bàn (S. IV. 251); thế nào là vị A-la-hán và con đường dẫn đến quả vị A-la-hán (S. IV. 251); phương cách điều hòa hơi thở và đạt đến điều hòa hơi thở tối thượng (S. IV. 254); thế nào là thọ (S. IV. 255); thế nào là lậu hoặc, vô minh, khát ái, bộc lưu, chấp thủ (S. IV. 256-58)… đã được Tôn giả Sāriputta giảng giải thỏa đáng.

[SN.IV.04] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Jambukhàdaka

Thứ tư, Tương ưng Jambukhādaka (Jambukhādakasaṃyutta) và thứ năm, Tương ưng Sāmaṇḍaka (Sāmaṇḍakasaṃyutta) ghi lại những lời dạy của Tôn giả Sāriputta với du sĩ ngoại đạo Jambukhādaka và Sāmaṇḍaka về những vấn đề như Niết-bàn và con đường dẫn đến Niết-bàn (S. IV. 251); thế nào là vị A-la-hán và con đường dẫn đến quả vị A-la-hán (S. IV. 251); phương cách điều hòa hơi thở và đạt đến điều hòa hơi thở tối thượng (S. IV. 254); thế nào là thọ (S. IV. 255); thế nào là lậu hoặc, vô minh, khát ái, bộc lưu, chấp thủ (S. IV. 256-58)… đã được Tôn giả Sāriputta giảng giải thỏa đáng.

[SN.IV.03] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Nữ Nhân

Tương ưng Nữ nhân (Mātugāmasaṃyutta) đề cập đến những đức tánh khả ý và không khả ý của người phụ nữ (S. IV. 238), những điểm đặc thù chỉ riêng có ở phụ nữ (S. IV. 239) và cả những tật xấu của phụ nữ như phẫn nộ, sân hận, tật đố, xan tham, biếng nhác… Ngoài ra, Tương ưng này cũng đề cập đến những tăng trưởng tốt đẹp dành cho phụ nữ (S. IV. 250). Tương ưng Nữ nhân đã chuyên chở một vài chi tiết không phải lời Phật dạy mà là những quan niệm, những định kiến của xã hội Ấn Độ cổ đại đối với phụ nữ.

[SN.IV.02] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Thọ

Tương ưng Thọ (Vedanāsaṃyutta) đề cập đến ba thọ, gồm lạc thọ, khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. “Ba thọ này, do xúc sanh, lấy xúc làm căn bản, lấy xúc làm nhân duyên, lấy xúc làm trợ duyên” (S. IV. 215). Đức Phật khẳng định rằng: “Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ” (S. IV. 216).

[SN.IV.01] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Sáu Xứ

Tương ưng đầu tiên là Tương ưng Sáu xứ (Saḷāyatanasaṃyutta). Đây là Tương ưng dài thứ hai trong Tương ưng bộ. Nội dung của Tương ưng này đề cập đến tính chất vô thường, khổ, vô ngã trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Đức Phật nói rằng: “Ai ưa thích mắt, này các Tỷ-kheo, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ” (S. IV. 13). “Do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức” (S. IV. 67). Chính vì vậy, cần phải hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống và chú tâm cảnh giác, ngay trong hiện tại sống được an lạc, hoan hỷ và tạo nguyên nhân bắt đầu đoạn tận các lậu hoặc (S. IV. 175). Hình ảnh khúc gỗ trôi sông, nếu như không tấp vào bờ này hay bờ kia, không bị mục nát, không bị phi nhân nhặt lấy… tất sẽ trôi ra biển lớn. Cũng vậy, vị Tỷ-kheo không bị dính mắc bởi sáu nội xứ và sáu ngoại xứ, tâm không chấp thủ… sẽ xuôi về Niết-bàn (S. IV. 179).

[SN.III.13] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Thiền

Tương ưng cuối cùng của Thiên Uẩn là Tương ưng Thiền (Jhānasaṃyutta). Trong Tương ưng này đã khéo phân biệt giữa thiền định và thiền chứng (samādhimūlakasamāpatti) thông qua bốn hạng người tu tập (S. III. 265). Đồng thời, Tương ưng Thiền cũng chỉ rõ thế nào là thiện xảo về chỉ trú trong thiền định (samādhimūlakaṭhiti), thiện xảo về xuất khởi trong thiền định (samādhimūlakavuṭṭhāna), thiện xảo về sự thuần thục trong thiền định (samādhimūlakakallita).

[SN.III.12] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Vacchagota

Thứ mười hai, Tương ưng Vacchagotta (Vacchagottasaṃyutta) nêu dẫn các kiến chấp về thế giới và con người của du sĩ ngoại đạo Vacchagotta với những câu hỏi như: “Thế giới là thường còn” hay “Thế giới là không thường còn”; “Thế giới hữu biên” hay “Thế giới vô biên”; “Sinh mạng và thân thể là một” hay “Sinh mạng và thân thể là khác”; “Như Lai có tồn tại sau khi chết” hay “Như Lai không tồn tại sau khi chết”; “Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết” hay “Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết” (S. III. 257). Thật ra, Tương ưng Vacchagotta có nhiều điểm tương đồng với Tương ưng Không thuyết (Abyākatasaṃyutta) ở Thiên Sáu xứ (Saḷāyatanavagga).

[SN.III.11] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Thần Mây

Tương ưng Loài rồng (Nāgasaṃyutta), Tương ưng Kim Sí điểu (Supaṇṇasaṃyutta), Tương ưng Càn-thát-bà (Gandhabbakāyasaṃyutta) và Tương ưng Thần mây (Valāhakasaṃyutta) trình bày về những cách sinh ra, sự khác biệt giữa các chúng sanh đặc thù này, cũng như do nhân duyên gì để sanh về các loài ấy. Trong những Tương ưng này, bên cạnh lời dạy của đức Phật còn chuyên chở những thông tin thuộc tín niệm văn hóa, triết học của xã hội Ấn Độ cổ đại.

[SN.III.10] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Càn Thát Bà

Tương ưng Loài rồng (Nāgasaṃyutta), Tương ưng Kim Sí điểu (Supaṇṇasaṃyutta), Tương ưng Càn-thát-bà (Gandhabbakāyasaṃyutta) và Tương ưng Thần mây (Valāhakasaṃyutta) trình bày về những cách sinh ra, sự khác biệt giữa các chúng sanh đặc thù này, cũng như do nhân duyên gì để sanh về các loài ấy. Trong những Tương ưng này, bên cạnh lời dạy của đức Phật còn chuyên chở những thông tin thuộc tín niệm văn hóa, triết học của xã hội Ấn Độ cổ đại.

[SN.III.09] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Kim Xí Điểu

Tương ưng Loài rồng (Nāgasaṃyutta), Tương ưng Kim Sí điểu (Supaṇṇasaṃyutta), Tương ưng Càn-thát-bà (Gandhabbakāyasaṃyutta) và Tương ưng Thần mây (Valāhakasaṃyutta) trình bày về những cách sinh ra, sự khác biệt giữa các chúng sanh đặc thù này, cũng như do nhân duyên gì để sanh về các loài ấy. Trong những Tương ưng này, bên cạnh lời dạy của đức Phật còn chuyên chở những thông tin thuộc tín niệm văn hóa, triết học của xã hội Ấn Độ cổ đại.