MN102. Kinh Năm và Ba | Pancattaya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy không nên quy kết tất cả những gì gặp phải ở hiện tại đều có gốc rễ quá khứ, đồng thời khích lệ tu tập tinh tấn, thay vì khổ hạnh, để nhổ lên sự khổ đau bằng việc phân tích nguyên nhân khổ đau và trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây.
MN101. Kinh Devadaha | Devadaha sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Kinh Devadaha (P. Devadahasuttaṁ, C. 天臂經) tương đương Trung A-hàm 19: Kinh Ni-kiền (尼乾經), (Đại Chánh 1: 442), có phần tương đồng với Kinh Trung bộ 26: Tiểu kinh ví dụ dấu chân voi.
MN100. Kinh Sangàrava | Sangàrava sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Bài kinh phân tích về sự khác biệt giữa niềm tin tâm linh và sự thật tâm linh trong thế giới tôn giáo. Các chất liệu và giá trị tâm linh chỉ có thật khi nó thích ứng với thực tế và nó phục vụ tích cực cho cuộc đời.
MN099. Kinh Subha | Subha sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Bài Kinh phân tích sự giống và khác giữa người tại gia và người xuất gia về phương diện hành động và nghề nghiệp. Nếu người tại gia tạo ra giá trị sản lượng thì người xuất gia tạo ra giá trị tâm linh. Mặc dù không hình thù, vóc dáng, các giá trị tâm linh có thể cứu giúp con người giải quyết những khổ đau.
MN098. Kinh Vàsettha | Vàsettha sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Bài Kinh giới thiệu hai quan điểm trái ngược về khái niệm bà-la-môn. Nếu quan niệm truyền thống cho rằng bà-la-môn là người sinh ra từ gia đình bà-la-môn thuần chủng bảy đời thì quan niệm cấp tiến cho rằng bà-la-môn là người có giới hạnh. Vượt lên trên hai quan điểm này, đức Phật đã mang lại nội dung mới cho bà-la-môn, khi so sánh bà-la-môn với thánh nhân trong Phật giáo.
MN097. Kinh Dhànanjàni | Dhànanjàni sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Phần lớn các hành động phi pháp của con người phát xuất từ động cơ thõa mãn các nhu cầu hưởng thụ bản thân. Nhưng khi chịu hậu quả thì con người đỗ lỗi cho người thân và hoàn cảnh bắt buộc. Do với lý do nào, một hành động xấu đã được gieo sẽ đẩy người đó vào tù ngục. Biết vậy cần nỗ lực chuyển hóa nghiệp duyên để hạnh phúc hôm nay và tươi sáng đời sau.
MN096. Kinh Esukàrì | Esukàrì sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nếu đạo Bà-la-môn do dựa vào chủ nghĩa giai cấp bắt buộc giai cấp vua chúa, thương gia và nô lệ phải phục vụ giai cấp Bà-la-môn thì đạo Phật cho rằng người có đạo đức, trí tuệ, thích bố thí, không giận dữ, tu tập pháp lành… mới thực sự đáng phụng sự.
MN095. Kinh Cankì | Cankì sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Theo đức Phật, niềm tin về chân lý vốn không phải là chân lý đích thực. Chân lý đích thực không bao giờ là sự phiến diện, độc đoán một chiều. Nghệ thuật khám phá, hộ trì và chứng đạt chân lý không gì khác hơn là sự hành trì chân lý.
MN094. Kinh Ghotamukha | Ghotamukha sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Sự quy ngưỡng của tín đồ đối với người xuất gia thường gắn liền với đức hạnh và giá trị tâm linh của vị ấy. Nếu có nhiều người làm mất niềm tin của quần chúng thì cũng có người mẫu mực, đáng quy ngưỡng và phát tâm.
MN093. Kinh Assalàyana | Assalàyana sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Thông qua sự phân tích về gien di truyền, quyền lực của kinh tế, giá trị nhân phẩm đạo đức, hôn nhân dị chủng và các nhu yếu hàng ngày, đức Phật đã chứng minh rằng niềm tin về sự thanh tịnh và độc tôn của giai cấp Bà-la-môn chỉ là sự rỗng tuếch, không có căn cứ.