MN052. Kinh Bát thành | Atthakanàgara sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Tôn giả Ananda, nương lời Phật dạy, hướng dẫn tu tập 11 cửa bất tử, nhằm đạt được an lạc giải thoát trong hiện đời gồm bốn thiền (hỷ lạc do lìa tham ái, hỷ lạc do định, diệu lạc do bỏ hỷ, xả niệm thanh tịnh), 4 phạm trú (từ, bi, hỷ, xả) và 3 thiền vô sắc (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ).
MN051. Kinh Kandaraka | Kandaraka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đề cao loại người thứ tư, đức Phật khích lệ từ bỏ các nghiệp ác của thân, lời, làm chủ các giác quan, tu bốn niệm xứ, chứng đặc 4 thiền và 3 minh, trở thành chân nhân và thánh nhân.
MN050. Kinh Hàng ma | Màratajjanìya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Cách tôn giả Mục-kiền-liên điều phục ác ma đang quấy nhiễu ngài bằng cách kể cho ác ma nghe câu chuyện tương tự xảy ra kiếp quá khứ đối với tôn giáo Vidhura và tôn giả Sanjiva, đệ tử Phật Kakusandha (Câu-lưu-tôn). Thực tập tâm từ bi, không chấp lỗi và tha thứ, hai vị tôn giả đã giúp ác thoát ma. Do nghiệp ác, ác ma vẫn bị đọa lạc.
MN049. Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh | Brahmanimantanika sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Cuộc đối thoại thú vị giữa đức Phật, Thiên chúa Baka và Ác ma. Ác ma cho rằng Baka là đấng Sáng thế. Baka biểu diễn thần thông, cho rằng cõi trời của ông là Thiên đường vĩnh hằng. Đức Phật lần lượt phân tích các sai lầm của Baka và Ác ma. Đức Phật hướng dẫn mọi người thực tập chánh pháp, chuyển hóa phiền não, vượt qua khổ đau.
MN048. Kinh Kosambiya | Kosambiya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Để vượt qua các bất hạnh do lối sống bất hòa, tranh chấp, ăn thua đủ, đức Phật hướng dẫn 6 kỹ năng từ bi và tương kính, tương ái, tương ái đối với đồng tu, đồng bạn, cộng sự, trước mặt và sau lưng
MN047. Kinh Tư sát | Vìmamsaka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Bằng cách quan sát, có thể nhận biết tập tánh (Cetapariyayam) của bậc chân nhân, thánh nhân như sau: (i) Không bị ô nhiễm trong thấy, nghe trong thời gian dài (ii) Không bị thoái chuyển khi đã nổi tiếng, (iii) Với tâm không sợ hãi, từ bỏ những điều xấu ác, (iv) Vượt qua tham ái, (v) Có đạo đức và trí tuệ. Phật tử tại gia nên nương tựa các bậc chân nhân đó để tu học Phật pháp
MN046. Ðại kinh Pháp hành | Mahàdhammasamàdàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật khích lệ lối sống “hạnh phúc hiện tại và tương lai” bằng cách từ bỏ các hành động xấu ác: Giết hại, trộm cắp, ngoại tình, nói láo, nói chia rẽ, nói tục tĩu, nói thị phi, tham lam, giận dữ, si mê. Đồng thời, tu thiền và định, phát triển trí tuệ, nhờ đó, người đó trở nên hữu ích và giá trị trong đời.
MN045. Tiểu kinh Pháp hành | Cùladhammasamàdàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Kinh này kêu gọi mọi người trở thành loại người thứ 4 trong 4 lối sống tạo ra hạnh phúc và khổ đau: (i) Hiện tại hạnh phúc, tương lai khổ, (ii) Hiện tại khổ đau, tương lai cũng khổ, (iii) Hiện tại khổ, tương lai hạnh phúc, (iv) Hiện tại hạnh phúc, tương lai hạnh phúc. Đó là người hạnh phúc ở hiện tại nhờ nỗ lực vượt qua tham ái, sân hận, si mê, tu 4 cấp thiền định, đạt được trí tuệ và tiếp tục hạnh phúc ở kiếp sau.
MN044. Tiểu kinh Phương quảng | Cùlavedalla sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Tỳ-kheo-ni Dhammadinna hướng dẫn Visakha vượt qua sự chấp tự thân, tức 5 nhóm tâm vật lý gồm thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức. Tập khởi của thân bắt đầu từ tham ái. Nhờ tu bát chánh đạo, thực tập thiền và định, làm chủ cảm xúc, chuyển hóa các phiền não ngủ ngầm, kết thúc các trói buộc tâm thì chấm dứt sự tiếp nối của tự thân ở kiếp sau, giác ngộ, giải thoát.
MN043. Ðại kinh Phương quảng | Mahàvedalla sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Vấn đáp giữa ông Visakha và Ni sư Dhammadinna tại Trúc Lâm. Thăm, đảnh lễ, thưa hỏi. Số ít bài Kinh do Tỳ-kheo-ni giảng, được Phật thừa nhận bằng với Phật. Dhammadinna vợ của Visakha trước tu. Thích giáo pháp, Visakha không màn ân ái, muốn giao tài sản cho vợ, đi tu. Dhammadinna tu trước, chứng A-la-hán, thuyết pháp số một.