Primary Menu
MN032. Ðại kinh Rừng sừng bò | Mahàgosinga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Bài Kinh ghi lại kinh nghiệm chia sẻ pháp môn hành trì của một số tôn giả lớn thời Phật, liên hệ đến tiêu chí về hành giả chói sáng và pháp môn chói sáng nhất. Thông qua đó, đức Phật khẳng định, hành giả chuyển hoá tận gốc rễ các lậu hoặc mới xứng danh là người tu lý tưởng nhất và pháp môn chói sáng nhất là pháp môn có khả năng chuyển hoá toàn bộ lậu hoặc, giúp cho con người phàm phu chứng đắc thánh quả.

MN031. Tiểu kinh Rừng sừng bò | Cùlagosinga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Từ gương hạnh sống hoà hợp như nước với sữa của ba tôn giả, Anurudha, Nandiya và Kimbila, đức Phật xác định giá trị của đời sống trên nền tảng tôn trọng sở trường của nhau, học học những gì mình còn kém, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và Phật sự sẽ mang lại hạnh phúc và an vui cho số đông.

MN030. Tiểu kinh Dụ lõi cây | Cùlasàropama sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Trước sự kiện 6 đạo sĩ cùng thời đức Phật tự xưng là người đạt nhất thiết trí, đức Phật giảng ẩn dụ “lõi cây”. Người tu cần đạt giá trị lõi cây, xuất gia với chánh tín và lý tưởng thoát khỏi sinh tử, có tinh thần phụng sự nhân sinh. Không bị bệnh tự mãn, không khen mình chê người, khi thành tựu được giới hạnh thanh cao, vượt lên trên danh vọng, lợi dưỡng, chứng đạt được 4 thiền, trí tuệ thù thắng, thành tựu hạnh thánh.

MN029. Ðại kinh Thí dụ Lõi cây | Mahasaropama-sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Trên con đường tìm cầu tâm linh, người xuất gia chân chính sẽ lần lượt đạt được các thành tựu. Nếu không biết cách chuyển hoá tâm lý hãnh diện, các thành tựu này nhanh chóng trở thành các cản lực, làm cho hành giả rơi vào phóng dật. Mục tiêu đời sống phạm hạnh chính là chuyển hoá thái độ hãnh diện trong những bước đi vừa thành tựu.

MN028. Ðại kinh Dụ dấu chân voi | Mahàhatthipadopama sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Khởi đi bằng cách xác định bốn thánh đế là trái tim Phật pháp, tôn giả Xá-lợi-phất đã phân tích cách buông xả thái độ chấp trước năm nhóm nhân thể bằng cách quán chiếu dẫn đến chuyển hoá thái độ chấp trước 4 đại thuộc sắc uẩn, trên nền tảng tính tương thuộc.

MN027. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi | Cùlahatthipadopama sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Thông qua việc phân tích các dấu hiệu xác định đâu là vết tích của con voi lớn, bài Kinh khuyên chúng ta không nên đánh giá dấu vết của đức Phật thông qua sự giáo hoá sát-đế-lợi, bà-la-môn và gia chủ thành công của Phật. Dấu ấn của bậc giác ngộ, bản chất giáo pháp của ngài và đặc điểm tăng đoàn chỉ có thể được xác quyết thông qua kinh nghiệm tu tập và chứng nghiệm của bản thân.

MN026. Kinh Thánh cầu |Ariyapariyesanà sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật đã kể lại kinh nghiệm tìm cầu con đường tâm linh của bản thân và con đường chuyển hoácủa ngài trong hai tháng đầu sau khi thành đạo. Thông qua đó, ngài xác định con đường thánh hoá bắt đầu bằng từ việc xả ly những gì thuộc về thế gian, thực tập nội dung tâm linh, để chuyển hoá bản thân và cuộc đời.

MN025. Kinh Bẫy mồi | Nivàpa sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Với ẩn dụ con nai, đức Phật mô tả con người sở dĩ bị khổ đau là vướng dính vào các cái bẫy thế gian gồm dính bẫy do hưởng thụ, dính bẫy do gặp nghịch cảnh mà không đủ sức vượt qua và dính bẫy do lòng tham lam. Để và sống vô ngại, thong dong giữa đừa, người tu tập cần đề cao chính niệm, tỉnh thức, tu bốn thiền định để không bị vướng chấp bất kỳ cái gì trên đời.

MN024. Kinh Trạm xe | Rathavinìta sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Bài Kinh giới thiệu cuộc đối thoại giữa tướng quân Phật giáo, tôn giả Xá-lợi-phất, và nhà hoằng pháp vĩ đại, tôn giả Phú-lâu-na Mãn-từ-tử, về ý nghĩa của “bước đi và đích đến” hay phương tiện và cứu cánh. Niết – bàn là cứu cánh của tu tập, chỉ đạt được khi các bước phương tiện tu tập được thành tựu. Dừng lại ở phương tiện của các pháp môn thì vĩnh viễn không đạt được cứu cánh.

MN023. Kinh Gò mối | Vammika sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Với các ẩn dụ, đức Phật sánh ví thân bốn đại như gò mối, giấc mơ như ban đêm phun khói, trí tuệ như thanh gươm, tinh tấn như sự đào lên, vô minh như then cửa, phẫn nộ như con nhái; dục tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo cử, nghi hoặc như đồ lọc sữa, năm thủ uẩn như con rùa, năm dục như con dao phay, hỷ tham như cục thịt, người dứt lậu hoặc như con rắn hổ.