Primary Menu
MN022. Kinh Ví dụ con rắn | Alagaddùpama sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Thông qua bài Kinh này, đức Phật xác quyết rằng quan điểm hưởng thụ tính dục không làm chướng ngại thánh đạo có thể trở thành động cơ làm người xuất gia sống thế tục hoá. Bằng các ảnh dụ sinh động, đức Phật đã phân tích bản chất của chánh pháp chỉ là phương tiện đưa người sang sông. Hiểu được điều này, hành giả chú tâm vào hành trì hơn là học pháp để thoã mãn tri thức Phật học. Nhờ hành trì chánh pháp, hành giả giải phóng được các quan niệm chấp ngã.

MN020. Kinh An trú tầm | Vtakkasanthàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Lắng dịu tư duy tiêu cực được đức Phật giới thiệu như là cách thức chuyển hoá, giúp tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh, vượt khỏi mọi vướng mắc phiền não. Đức Phật đã giới thiệu năm phương pháp chuyển hoá các tư duy tính dục, tư duy sân hận và tư duy vô minh, giúp hành giả làm chủ tư duy, làm chủ được tâm.

MN019. Kinh Song tầm | Dvedhàvitakka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật kể lại kinh nghiệm phân loại tư duy của ngài và cách chuyển hoá chúng một cách có hiệu quả. Con đường chuyển hoá đó khởi đi bằng thái độ thừa nhận tính cách hiện hữu của tư duy trong mối quan hệ giá trị đối với bản thân và tha nhân. Sự thừa nhận này giúp hành giả chuyển hoá tận gốc rễ các tư duy tiêu cực, đồng thời phát triển các tư duy tích cực.

MN018. Kinh Mật hoàn | Madhupindika sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Thái độ tranh luận, thường dựa trên quan điểm và học thuyết, không thể giải quyết các vấn nạn của nhân sinh và vũ trụ, ngược lại, trói buộc con người vào mạng lưới “tưởng ám ảnh.” Từ đó, con người sống trong sự chi phối và trói buộc của tham dục, nghi ngờ, hối quá đoạn diệt, tham trước đối với hiện hữu hoặc phi hiện hữu. Triết lý về nguồn gốc nhận thức quá súc tích này được tôn giả Ca-chiên-diên giải thích thấu đáo. a) không tranh: không ngã tưởng. b) rời thế giới tranh: bỏ các tuỳ miên xấu. Không tranh luận với đời = không để căn trần thức tác động vọng tưởng.

MN017. Kinh Khu rừng | Vanapattha sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật xác định tầm quan trọng của môi trường sinh sống và đối tượng giao tế đối với đời sống đạo đức và tâm linh của các hành giả. Các trú xứ và thân cận xứ nào có thể làm lớn mạnh đời sống tâm linh, hành giả nên an trụ để thăng tiến trên tu tập. Ngược lại, hành giả nên mạnh dạn từ bỏ, dù nơi đó và nhân sự đó cung ứng cho ta nhiều giá trị vật chất.

MN016. Kinh Tâm hoang vu | Cetokhila sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Do tâm hoang vu, con người đánh mất chánh tín vào Phật, Pháp, tăng, đạo đức, nên dễ bị phẫn nộ và trói buộc bởi tham ái dục, tham ái tự thân, tham ái sắc pháp, tham ái hưởng thụ, tham ái cõi trời. Để vượt qua cần tu tập thiền định, tinh tấn không dừng như gà con đập thủng võ trứng, đạt thành quả giác ngộ.

MN015. Kinh Tư lượng | Anumàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Ngài Mục-kiền-liên phân tích về các nguyên nhân tâm lý dẫn đến tình trạng một người trở nên khó lắng nghe và không được người khác tín nhiệm; đồng thời, ngài khẳng định khi chuyển hoá các tâm lý tiêu cực đó, người ấy sẽ trở thành người có nhân cách cao thượng.

MN014. Tiểu kinh Khổ uẩn | Cùladukkhakkhanda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật xác quyết rằng dục là thủ phạm tạo ra khuynh hướng và chất chứa tàn dư của các tâm lý tham, sân và si. Cũng chính vì thái độ hưởng thụ dục lạc mà phần lớn con người chọn đời sống tại gia, chấp nhận các giá trị hạnh phúc tương đối. Đồng thời đức Phật phủ định phương pháp tu hành ép xác của Kỳ-na giáo không phải là giải pháp dứt dục. Chuyển hoá khổ đau phải được thực hiện bằng sự hành trì trung đạo.

MN013.  Ðại kinh Khổ uẩn | Mahàdukkhakkhanda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật đã phân tích một cách súc tích “vị ngọt, vị nguy hiểm và vị xuất ly” đối với ba yếu tố dẫn đến khổ đau là dục tham, sắc đẹp và cảm xúc. Sự tuệ tri bản chất của ba giai đoạn tâm lý vừa nêu đối với dục, sắc và cảm xúc sẽ giúp cho hành giả nhổ lên gốc rễ khổ đau. Đây chính là một trong các đặc điểm của đạo Phật so với các tôn giáo khác.