Primary Menu
DN26. Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống | Cakkavati-Sìhanàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Lấy kiếp quá của bản thân làm ví dụ, đức Phật nói về nguyên nhân sụp đổ của dòng vua chúa trong quá khứ và sự suy thoái xã hội sau đó. Kinh dự đoán Phật Di-lặc sẽ ra đời trong những kiếp tương lai nhằm phục hưng đạo đức và mang lại hạnh phúc cho con người. Nhân đó, Kinh này dạy kỹ năng tự nương tựa với tinh thần chính niệm, tỉnh thức, kỷ luật trong tu học, không nương tựa bên ngoài. Thực tập tứ niệm xứ là sự nương tựa cao quý vào chính pháp.

DN25. Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống | Udumbarikà-Sìhanàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Kinh này là cuộc đối thoại tôn giáo. Đức Phật không quan tâm đến việc cải đạo người khác theo mình, tập trung vào việc dẫn dắt mọi người kết thúc khổ đau, bất luận họ là ai, theo đạo nào, làm gì trong xã hội. Chánh tri kiến, đạo đức và tu thiền là cách dứt khổ, được vui.

DN24. Kinh Ba-lê | Pàtika sutta –  kinh văn và nội dung tổng quát

Nhân sự kiện một tăng sĩ bỏ đức Phật vì thất vọng đức Phật không thi thố thần thông, không giải thích về nguồn gốc thế giới, đức Phật phân tích tác giả của việc cho rằng thế này được hình thành bởi Thượng đế (chủ nghĩa duy thần), bởi vật chất (chủ nghĩa duy vật), do tâm tạo ra (chủ nghĩa duy tâm) và do sự ngẫu nhiêu (ngẫu nhiên luận). Đức Phật khẳng định vai trò của giáo hóa chính là thần thông, thay vì biểu diễn thần thông, kêu gọi mọi người truyền chánh đạo, giúp đời kết thúc khổ đau.

DN23. Kinh Tệ-túc | Pàyàsi sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Kinh khắc họa cuộc đối thoại triết học về tái sinh giữa một cao tăng và hoàng tử hoài nghi. Một số dụ ngôn được sử dụng trong Kinh này nhằm chứng minh sự thật rằng “chết không phải là hết”, thông qua đó, giáo dục mọi người tin sâu nhân quả, chịu trách nhiệm về những gì mình làm, sống đời đạo đức thanh cao để hưởng an vui và hạnh phúc ở hiện tại và tương lai.

DN21. Kinh Ðế-thích sở vấn | Sakka-panha sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật phân tích mắc xích khổ đau từ hận thù, ganh ghét, bỏn xẻn, ưa ghét; hai mặt của hỷ, ưu và xả; sự dị biệt tôn giáo là do khác nhau về bản nhân, nguyên nhân ra đời, mục đích phụng sự. Đồng thời, đức Phật dạy về lợi ích của tâm không còn hận thù và giá trị của nghe và thực tập chánh pháp.

DN19. Kinh Ðại Ðiển Tôn | Mahàgovinda sutta  – kinh văn và nội dung tổng quát

Kinh nói về kiếp trước của Phật làm quốc sư Govinda. Sau khi giúp đất nước và nhân dân được giàu có, Govinda đi tu, bỏ lại tất cả lạc thú. Khi giác ngộ, truyền bá bát chánh đạo, giúp mọi người giác ngộ và chứng niết-bàn. Qua đó, đức Phật giải thích lý tưởng độ sinh vì thương đời, truyền bá giáo pháp với 5 đặc điểm, dạy đạo đức, chỉ đường niết-bàn, sống chung hòa hợp, lời nói đi đôi việc làm, không cao ngạo.

DN17. Kinh Ðại Thiện Kiến vương | Mahàsudassana sutta  – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật giải thích lý do chọn Kusinaga làm nơi qua đời như truyền thống nhập niết-bàn của các Phật quá khứ. Đồng thời, đức Phật kể về kiếp quá khứ của ngài làm vua Đại Thiện Kiến thích bố thí, không bóc lột chư hầu, xây dựng chánh pháp khắp nước, dứt dục vọng, sân hận, não hại; tu từ, bi, hỷ, xả, chứng đắc bốn thiền, an nhiên trong sinh tử.