![[SN.III.02] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Radha](https://pali.namo84000.org/wp-content/uploads/2023/10/Pháp-Bảo-kinh-tương-ưng-bộ.jpg)
[SN.III.02] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Radha
Thứ hai, Tương ưng Rādha (Rādhasaṃyutta). Trong Tương ưng này, đức Phật đã dùng nhiều phương cách, nhiều ví dụ để dạy cho Tôn giả Rādha đi từ chánh quán cho đến Niết-bàn (S. III. 188). Tương ưng này nêu dẫn định nghĩa về chúng sanh (S. III. 189) cũng như về sợi dây tái sanh (bhavanetti) (S. III. 190). Các pháp như vô thường, khổ, vô ngã… cũng được đức Phật tuần tự giảng cho Tôn giả Rādha.
![[SN.III.01] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Uẩn](https://pali.namo84000.org/wp-content/uploads/2023/10/Pháp-Bảo-kinh-tương-ưng-bộ.jpg)
[SN.III.01] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Uẩn
Tương ưng Uẩn chủ yếu đề cập đến năm uẩn và những liên hệ xung quanh năm uẩn này. Theo đức Phật, thân ngũ uẩn là gánh nặng (S. III. 25), là bất toàn, là khổ não: “Ai mang cái thân này, lại tự cho là không bệnh, dầu chỉ trong một giây phút, người ấy phải là người ngu” (S. III. 1). “Năm thủ uẩn này lấy dục làm căn bản” (S. III. 100). Vì vậy, không có gì tốt đẹp khi cố níu kéo, chấp giữ thân năm uẩn này: “Ai chấp trước, này Tỷ-kheo, người ấy bị ma trói buộc, ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma” (S. III. 73).
![[SN.II.10] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Tỷ Kheo](https://pali.namo84000.org/wp-content/uploads/2023/10/Pháp-Bảo-kinh-tương-ưng-bộ.jpg)
[SN.II.10] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Tỷ Kheo
Thứ mười, Tương ưng Tỷ-kheo (Bhikkhusaṃyutta) là Tương ưng cuối cùng trong Thiên Nhân duyên (Nidānavagga). Ở Tương ưng này, một vài hành trạng của các vị đệ tử như Kolita (Mahāmoggallāna), Upatissa (Sāriputta), Nanda… đã được đề cập với nhiều chi tiết đặc thù. Đơn cử như: “Đối với Tôn giả Sāriputta, dầu cho bậc Đạo sư có biến hoại, trạng huống có đổi khác, cũng không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não” (S. II. 274).
![[SN.II.09] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Thí Dụ](https://pali.namo84000.org/wp-content/uploads/2023/10/Pháp-Bảo-kinh-tương-ưng-bộ.jpg)
[SN.II.09] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Thí Dụ
Thứ chín, Tương ưng Thí dụ (Opammasaṃyutta) đề cập đến những ví dụ sinh động như ngôi nhà có nóc nhọn với hạnh không phóng dật (S. II. 262). Tương ưng này cũng ghi nhận về câu chuyện cái chốt trống Ānaka và sự pha trộn những yếu tố ngoại lai vào giáo pháp Phật (S. II. 266). Thậm chí hình ảnh con dã can còn được dùng làm ví dụ để chỉ cho vị Tỷ-kheo mê ngủ (S. II. 271). Đức Phật dạy rằng: “Đây là sự chết, này các Tỷ-kheo, trong giới luật của bậc Thánh, tức là sự từ bỏ học giới và hoàn tục” (S. II. 270).
![[SN.II.08] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Lakkhana](https://pali.namo84000.org/wp-content/uploads/2023/10/Pháp-Bảo-kinh-tương-ưng-bộ.jpg)
[SN.II.08] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Lakkhana
Thứ tám, Tương ưng Lakkhaṇa (Lakkhaṇasaṃyutta) thuật lại những bài pháp thoại của Tôn giả Mahāmoggallāna (Đại Mục-kiền-liên) với Tôn giả Lakkhaṇa. Nội dung chính của những bài kinh này liên quan đến cảnh giới khổ đau của loài ngạ quỷ và Tôn giả Mahāmoggallāna đã chỉ ra do nguyên nhân gì phải thọ nhận khổ đau như vậy. Theo thống kê, có tất cả 21 loài khổ quỷ do Tôn giả Mahāmoggallāna trông thấy và đã kể lại với Tôn giả Lakkhaṇa.
![[SN.II.07] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Ràhula](https://pali.namo84000.org/wp-content/uploads/2023/10/Pháp-Bảo-kinh-tương-ưng-bộ.jpg)
[SN.II.07] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Ràhula
Ẩn dụ trùng ăn phân là một ẩn dụ có khả năng chấn động tâm thức (S. II. 228). Theo lời đức Phật, có kẻ không hề nói láo dù bị mua chuộc từ một đồng Nikkha cho đến một trăm đồng Nikkha, nhưng sẽ nói láo khi bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối. Hình ảnh cây chuối, cây tre, cây lau, con lừa sau khi sanh sản đều bị diệt vong là những ví dụ sinh động chỉ cho những chúng sanh bị cột trói bởi lợi đắc, cung kính và danh vọng (S. II. 241). Những ví dụ này cũng có mặt trong Luật tạng Pāli, chương bảy, Cullavagga.
![[SN.II.06] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Lợi Ích Đắc Cung Kính](https://pali.namo84000.org/wp-content/uploads/2023/10/Pháp-Bảo-kinh-tương-ưng-bộ.jpg)
[SN.II.06] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Lợi Ích Đắc Cung Kính
Thứ sáu, Tương ưng Lợi đắc, cung kính (Lābhasakkārasaṃyutta) trình bày những đớn đau, khổ lụy do bị chi phối bởi lợi đắc, cung kính, danh vọng (S. II. 225). Ẩn dụ trùng ăn phân là một ẩn dụ có khả năng chấn động tâm thức (S. II. 228). Theo lời đức Phật, có kẻ không hề nói láo dù bị mua chuộc từ một đồng Nikkha cho đến một trăm đồng Nikkha, nhưng sẽ nói láo khi bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối. Hình ảnh cây chuối, cây tre, cây lau, con lừa sau khi sanh sản đều bị diệt vong là những ví dụ sinh động chỉ cho những chúng sanh bị cột trói bởi lợi đắc, cung kính và danh vọng (S. II. 241). Những ví dụ này cũng có mặt trong Luật tạng Pāli, chương bảy, Cullavagga.
![[SN.II.05] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Ca Diếp (Kassapa)](https://pali.namo84000.org/wp-content/uploads/2023/10/Pháp-Bảo-kinh-tương-ưng-bộ.jpg)
[SN.II.05] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Ca Diếp (Kassapa)
Thứ năm, Tương ưng Kassapa (Kassapasaṃyutta) và thứ bảy là Tương ưng Rāhula (Rāhulasaṃyutta) đề cập về công hạnh riêng biệt của hai vị Thánh Tăng này. Với Kassapa, vị Thánh Tăng luôn biết đủ và kham khổ trong tứ sự cần dùng (S. II. 194). Đặc biệt, đức Phật đã từng ban y phấn tảo cho Tôn giả Kassapa và Tôn giả đã vô cùng quý trọng đặc ân này (S. II. 217). Với Tôn giả Rāhula, việc cần cầu học hỏi chính là mong mỏi thường trực của Tôn giả. Nhờ nhận thức và thực tập: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, nên Tôn giả Rāhula đã thành tựu quả vị giải thoát (S. II. 253).
![[SN.II.04] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga)](https://pali.namo84000.org/wp-content/uploads/2023/10/Pháp-Bảo-kinh-tương-ưng-bộ.jpg)
[SN.II.04] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga)
Thứ tư, Tương ưng Vô thỉ (Anamataggasaṃyutta) đề cập đến sự luân hồi không có đầu mối của chúng sanh (S. II. 178). Trong mênh mang luân hồi đó, khó có thể tìm thấy một ai chưa từng là người thân thuộc của mỗi chúng sanh (S. II. 189-90). Ngay như ngọn núi Vepulla (Tỳ-phú-la) ở Rājagaha (Vương Xá) này, ngoài tên gọi như đã biết thì còn có sáu tên gọi khác ở trong quá khứ xa xưa (S. II. 190).
![[SN.II.03] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Giới](https://pali.namo84000.org/wp-content/uploads/2023/10/Pháp-Bảo-kinh-tương-ưng-bộ.jpg)
[SN.II.03] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Giới
Thứ ba, Tương ưng Giới (Dhātusaṃyutta) đề cập đến cảnh giới, phạm vi, yếu tố, tính chất, chủng loại của nhiều sự vật, hiện tượng và kể cả con người cùng những thuộc tính của chúng. Đơn cử: “Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí” (S. II. 154).