Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Bốn Pháp: kinh văn và nội dung tổng quát
Chương Bốn pháp (Catukkanipāta) gồm những chủ đề: Giới, Định, Tuệ và Giải thoát; Bậc trí tuệ và đa văn như vàng ròng ở cõi Diêm-phù; Bốn vô sở úy; Bốn chánh cần; Tôn trọng và nương tựa pháp; Bốn pháp tác thành bậc Trưởng lão; Mục đích của Phạm hạnh; Bốn Thánh chủng; Bốn nhiếp pháp; Đức Phật là ai; Bốn cách trả lời; Nguồn cội của phước đức; Bốn cách sống chung; Bốn pháp bố thí; Bổn phận của cư sĩ; Pháp rải tâm từ; Sự vi diệu của Như Lai; Cách thức thuyết pháp; Đạo lộ tu hành; Cơ sở xác định giáo pháp; Lắng nghe, tụng đọc, suy gẫm cách thức để thể nhập pháp; Hiểu rồi hãy nên tin; Nguyên nhân đẹp và xấu; Bốn loại nghiệp; Bốn quả Sa-môn.
Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Ba Pháp: kinh văn và nội dung tổng quát
Chương Ba pháp (Tikanipāta) gồm những chủ đề: Kẻ ngu và người trí; Ba thời điểm cần ghi nhớ; Bài học từ người đóng bánh xe; Bài học từ người buôn bán; Những loại người xuất hiện trên đời, những loại người nên và không nên gần gũi; Nghệ thuật giao tiếp; Con cái tôn kính cha mẹ như Phạm thiên; Thế nào gọi là an lạc; Gia đình hiền thiện; Điều kiện sống của đức Phật trước khi xuất gia; Ba minh của Bà-la-môn và Ba minh của bậc Thánh; Ba loại thần thông; Biện minh về tạo hóa; Sư tử và dã can; Tự biết rõ rồi hãy tin; Sơ khởi về Nhân minh luận; Các loại trai giới; Các loại hương; Tăng thượng tam học; Vải thô và lụa là; Nắm muối và chén nước; Lọc tâm như lọc vàng; Ba hạng Đạo sư; Tự ngã thối nát; Ba loại chữ viết; Chiến sĩ và Tỳ-kheo; Tam pháp ấn; Thuần hóa ngựa rừng; Các loại đạo lộ.
Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Hai Pháp: kinh văn và nội dung tổng quát
Chương Hai pháp (Dukanipāta) gồm những chủ đề: Nhân quả và tội báo; Nền tảng đạo đức; Hai loại sức mạnh; Hai cách thuyết pháp; Vai trò của văn cú và nội dung ý nghĩa; Tri ân và báo ân; Định danh Trưởng lão; Các loại hội chúng; Các loại hỷ lạc; Các loại hy vọng; Các loại bố thí; Bậc Thánh và sự giác ngộ; Thanh tịnh thì không sợ hãi; Hiền trí và kẻ ngu; Thiền định và các tâm hộ trì; Phẫn nộ và hiềm hận; Nguyên nhân chế giới.
Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Một Pháp: kinh văn và nội dung tổng quát
Chương Một pháp (Ekakanipāta) gồm những chủ đề: Sức mạnh và tai hại của ngũ dục; Các trạng thái thiền định; Bản chất và sức mạnh của tâm khi được tu tập cũng như xác định đúng hướng và ngược lại; Những thành tựu đúng nghĩa và những mất mát vô nghĩa; Những lợi ích và bất lợi; Những bậc Thánh tiêu biểu trong giáo pháp, từ đức Phật đến Thánh chúng và các vị cư sĩ tại gia; Những sự kiện không xảy ra và có xảy ra; Sự đặc thù của chánh kiến và tà kiến; Sức mạnh của không phóng dật, tinh tấn và thiền định
MN152. Kinh Căn Tu Tập | Indriyabhàvanà sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Khác với cách ẩn sĩ Bà-la-môn đào tẩu bằng sự bịt mắt, che tai, đức Phật dạy kỹ năng buông bỏ sự dính mắc khi 6 giác quan vẫn tiếp xúc 6 đối tượng hằng ngày, dù hài lòng hay không hài lòng. Các tăng sĩ nên tinh tấn tu pháp lành, thực hành thiền để không hối hận và trở thành bậc đạo sư xứng đáng và có trách nhiệm hướng dẫn mọi người giải phóng khổ đau.
MN151. Kinh Khất thực thanh tịnh | Pindapàtapàrisuddhi sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nhận diện bản chất “không thực thể” trong mọi sự vật, người tu tập khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng của chúng, cần làm chủ tâm, không tạo điều kiện cho tham ái, sân hận, si mê xuất hiện. Siêng soi xét bản thân đã chấm dứt được 5 dục lạc, 5 trói buộc tâm chưa? Luôn tự hỏi bản thân đã tu 4 niệm xứ, 4 tinh tấn, 4 như ý túc, 5 năng lực, 7 giác ngộ, thiền định, thiền tuệ chưa? Quyết tâm tu tập đạt được trí tuệ và giải thoát.
MN150. Kinh Nói cho dân Nagaravinda | Nagaravindeyya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nhờ tu tập có phương pháp ở nơi an tịnh, không có điều kiện khởi lên sự ham thích hình thái, âm thanh, các mùi, vị, vật thể xúc chạm và đối tượng, các bậc chân tu đang nỗ lực chuyển hóa tham ái, sân hận, si mê; làm chủ được cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái biết, do vậy, đáng được tôn kính và cúng dường.
MN149. Đại Kinh Sáu Sáu| Mahàsalàyatanika sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Tu 37 yếu tố giác ngộ, đặc biệt là 8 chánh đạo, phát huy sự thấy biết như thật về 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan, 6 tiếp xúc… tạo ra cảm giác khổ, vui và trung tính, người tu tập sẽ không nhiễm đắm bất cứ cái gì trên đời, nhờ đó, năm nhóm nhân tính không có mặt trong tương lai, tham ái kết thúc, thân và tâm được an lạc.
MN148. Kinh Sáu Sáu| Chachakka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Từ sự tiếp xúc của 6 giác quan với 6 đối tượng, phát sinh 6 nhận thức, 6 cảm nhận và 6 ái luyến giác quan. Nhận diện quá trình sinh khởi và hoại diệt của mọi sự vật, người tu tập sẽ không chấp “tự ngã” đã sinh và diệt nơi tôi. Nhàm chám mọi nhiễm đắm, làm chủ bản thân để các năng lượng ngủ ngầm của tham ái, sân hận, si mê không thể xuất hiện, tăng trưởng và dần dà bị tiêu diệt.
MN147. Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la| Cùlaràhulovàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật hướng dẫn La-hầu-la nhận thức sâu sắc rằng 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan, 6 tiếp xúc giác quan và 6 giác quan về bản chất là vô thường, biến hoại và nếu không làm chủ được sẽ dẫn đến khổ đau. Không nên đánh đồng chúng là tôi, sở hữu của tôi, tự ngã của tôi và không đắm nhiễm vào chúng ; đồng thời thực tập lìa tham, đạt được giải thoát.