MN136. Ðại kinh Nghiệp phân biệt | Mahàkammavibhanga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy rằng tùy theo bản chất tích cực hay tiêu cực của nghiệp mà cảm giác hạnh phúc hay khổ đau có mặt. Do tác động của duyên, sự trổ quả của nghiệp là có thật. Người sống tà kiến, gieo nhiều bất hạnh sẽ bị khổ đau ở hiện tại hoặc bị đọa lạc cảnh giới thấp trong kiếp tương lai. Có người gieo nghiệp xấu ở hiện tại nhưng do tác động của nghiệp tốt trong quá khứ của bản thân nên chậm trổ quả. Nhân quả là có thật nhưng chuyển nghiệp được nên không có số phận và định mệnh.
MN135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt | Cùlakammavibhanga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Giải thích nguyên nhân thế giới có sự thiên sai, vạn biệt, đức Phật khẳng định rằng con người là chủ nhân, thai tạng, quyến thuộc, điểm tựa và người kế thừa nghiệp.
MN134. Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả | Lomasakangiyabhaddekaratta sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Tôn giả Lomasakangiya trả lời thiên tử Candana về chánh niệm hiền tiền theo cách được đức Phật dạy trong cách kinh 131-33.
MN133. Kinh Ðại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả | Mahàkaccànabhaddekaratta sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Kinh này được ngài Ca-chiên-diên giảng tại thành Vương Xá rằng chánh niệm hiện tiền là hạnh phúc dài lâu,
MN132. Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả | Anandabhaddekaratta sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Phật giảng kinh này tại Chùa Kỳ Viên với nội dung tương tự kinh 131, đề cao vai trò chính niệm hiện tiền trong việc giải phóng khổ đau.
MN131. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả | Bhaddekaratta sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Tại chùa Kỳ-viên, đức Phật dạy rằng cốt lỏi của tu thiền là thực tập chính niệm đối với cái hiện tại, bây giờ và tại đây. Không hồi ức, đào mồ, cuốc mả kinh nghiệm quá khứ đối với năm thủ uẩn, sáu giác quan, sáu đối tượng giác quan. Không ước vọng, lo lắng, căng thẳng, sợ hãi về những chuyện chưa xảy ra đối với các đối tượng nêu trên. Không bị vọng niệm hiện tại lôi cuốn vào sự chấp tự ngã. An trụ tâm vào hiện tại tỉnh thức, vượt qua mọi khổ đau trên đời.
MN130. Kinh Thiên Sứ | Devadùta sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Luật nhân quả chi phối mọi thứ ở kiếp này và quyết định sự tái sinh kiếp sau với các cảnh giới, làm người hay vật, hưởng hạnh phúc hay chịu khổ đau. Kẻ gây ác nghiệp sẽ bị trừng phạt bởi luật pháp và luật nhân quả. Quán chiếu tiến trình sự sống bắt đầu từ thơ nhi, thanh xuân, già, bệnh, chết như các thiên sứ về vô thường để nhắc nhở bản thân sống tốt, tu học Phật pháp, chuyển hóa khổ đau.
MN129. Kinh Hiền Ngu | Bàlapandita sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Phật dạy kỹ năng phân biệt kẻ ngu và người trí. Đặc điểm của người trí là nghĩ lành, nói lành, làm lành; vui với sự từ bỏ các ác hành; tự xét mình không làm ác và không bị trừng trị; được an ổn và không sợ hãi; khi chết, tái sinh cõi trời hưởng thiên lạc hơn vua chúa. Khi tái sinh làm người thì sinh trong gia đình quyền quý, giàu có, sống hữu ích và hạnh phúc.
MN128. Kinh Tùy Phiền Não | Upakkilesa sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Nhằm giúp mọi người vượt qua nghiệp tranh chấp, đức Phật dạy cách đề cao chánh niệm để phòng phi, không xem mình là nạn nhân của khổ đau, dùng từ bi chuyển hóa hận thù, kết bạn với người trí. Sống hòa hợp như nước với sữa, ứng xử bằng tâm từ ái, thiện cảm, quan tâm, tương trợ; tôn trọng và học hỏi sở trường của người khác; thực tập thiền để vượt qua các phiền não.
MN127. Kinh A-Na-Luật | Anuruddha sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Tôn giả A-na-luật giải thích 2 sự giải thoát. Cùng tu tập từ, bi, hỷ, xả, nếu “tâm giải thoát đại hành” chỉ biến mãn một khu vực, khi chết sẽ tái sinh vào trời thiểu quang, còn “tâm giải thoát vô lượng” biến mãn khắp mười phương, không hận sân, khi chết tái sinh vào cõi trời Vô lượng quang, Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh.