MN126. Kinh Phù Di | Bhùmija sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Đề cập đến giá trị trị liệu và thiết thực của Phật giáo, đức Phật giải thích kết quả của việc thực tập bát chánh đạo trong hiện đời là hạnh phúc, giác ngộ và giải thoát, bất luận có ước nguyện hay không. Theo phương pháp đúng cũng như ép hạt lấy dầu, vắt sữa từ vú bò cái, khuấy sữa làm bơ, và dùng cây khô để nhóm lửa, chắc chắn được toại nguyện.
MN125. Kinh Điều Ngự Địa | Dantabhùmi sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Nhân câu chuyện vương tử Jayasena không tin người tu lìa được 5 dục lạc, đức Phật dùng ẩn dụ con voi chưa được thuần hóa và ẩn dụ người ở đỉnh núi kể phong cảnh đó cho người dưới chân núi để mô tả cảnh giới lìa ái dục của bậc chân tu, giải phóng khổ đau. Sống đạo đức, giữ gìn 6 giác quan, tiết độ ăn uống, chú tâm, cảnh giác, vượt khỏi chướng ngại, chính niệm trong các uy nghi, dứt 5 trói buộc tâm, tu 4 niệm xứ, chứng đắc 4 thiền, đạt được giác ngộ.
MN124. Kinh Bạc-câu-la | Bakkula sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Tôn giả Bạc-câu-la tự sự về 80 năm tu hành đặc biệt của ngài
MN123. Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp | Acchariya-abbhùtadhamma sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Tôn giả Ananda thuật lại 16 điều mầu nhiệm về sự kiện Phật đản.
MN122. Kinh Đại Không| Mahàsunnata sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Kinh dạy kỹ năng vượt qua ngã mạn, chấm dứt sự nhiễm đắm các sự vật, hiện tượng, sống thiểu dục, đề cao tâm viễn ly, thực tập nội tĩnh, chính niệm, tỉnh thức, trải nghiệm các hỷ lạc do ly dục, do tu định, do diệu lạc và do xả niệm. Để tiến bộ trong tu học, dù gặp nghịch cảnh không chán nãn, bỏ cuộc; dù gặp nhiều người quý trọng, không sanh tâm cống cao. Với mọi người không có tâm thù nghịch, đề cao lòng bi mẫn, mang lại lợi lạc cho mọi người.
MN121. Kinh Tiểu Không| Cùlasunnata sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Bằng kinh nghiệm bản thân, đức Phật dạy tăng đoàn quán tính “không thực thể”, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ và vô tướng tâm định… để không vướng tâm tưởng vào con người, làng xã, nhà cửa, đại địa, núi, sông. Phối hợp với quán vô thường và vô ngã, chấm dứt các lo lắng và khổ đau liên hệ đến tưởng; tâm được giải thoát.
MN120. Kinh Hành Sanh| Sankhàrupapatti sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy điều kiện tái sinh theo ý muốn gồm đầy đủ chánh tín, đạo đức, bố thí, đa văn, trí tuệ; chú tâm vào cảnh giới và nơi muốn tái sinh, nhất là lúc gần qua đời. Ngoài những điều trên, nếu chú tâm vào tâm giải thoát và tuệ giải thoát, người tu tập sẽ chấm dứt khổ đau, chứng đắc quả thánh.
MN119. Kinh Thân Hành Niệm| Kàyagatàsati sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy kỹ năng chính niệm về thân (thân hành niệm) gồm làm chủ hơi thở ra vào; tỉnh giác trong đi, đứng, nằm, ngồi, co duỗi, nói, nín, động, tịnh, thức, ngủ; quán thân thể gồm 32 yếu tố bất tịnh; quán thi thể bị trương xình và chỉ còn xương, tro, bụi. Nhờ đó, không còn chấp dính vào thân, ngã, ngã sở hữu và những thứ liên hệ đến thân. Từ đó, tu và chứng 4 thiền định để chấm dứt khổ đau.
MN118. Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm – Kinh Quán Niệm Hơi Thở| Anàpànasati sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy 16 kỹ năng thở thiền mang lại an lạc, giải thoát. Phối hợp với bảy yếu tố giác ngộ, người tu thiền sẽ đạt sự giải thoát khổ đau.
MN117. Đại Kinh Bốn Mươi | Mahàcattàrìsaka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Tu tập 8 chánh đạo thông thường sẽ trở thành chân nhân, hưởng phúc báo. Tu tập rốt ráo 8 chánh đạo sẽ chứng quả thánh nhân, kết thúc luân hồi.