Primary Menu
MN046. Ðại kinh Pháp hành | Mahàdhammasamàdàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật khích lệ lối sống “hạnh phúc hiện tại và tương lai” bằng cách từ bỏ các hành động xấu ác: Giết hại, trộm cắp, ngoại tình, nói láo, nói chia rẽ, nói tục tĩu, nói thị phi, tham lam, giận dữ, si mê. Đồng thời, tu thiền và định, phát triển trí tuệ, nhờ đó, người đó trở nên hữu ích và giá trị trong đời.

MN045. Tiểu kinh Pháp hành | Cùladhammasamàdàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Kinh này kêu gọi mọi người trở thành loại người thứ 4 trong 4 lối sống tạo ra hạnh phúc và khổ đau: (i) Hiện tại hạnh phúc, tương lai khổ, (ii) Hiện tại khổ đau, tương lai cũng khổ, (iii) Hiện tại khổ, tương lai hạnh phúc, (iv) Hiện tại hạnh phúc, tương lai hạnh phúc. Đó là người hạnh phúc ở hiện tại nhờ nỗ lực vượt qua tham ái, sân hận, si mê, tu 4 cấp thiền định, đạt được trí tuệ và tiếp tục hạnh phúc ở kiếp sau.

MN044. Tiểu kinh Phương quảng | Cùlavedalla sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Tỳ-kheo-ni Dhammadinna hướng dẫn Visakha vượt qua sự chấp tự thân, tức 5 nhóm tâm vật lý gồm thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức. Tập khởi của thân bắt đầu từ tham ái. Nhờ tu bát chánh đạo, thực tập thiền và định, làm chủ cảm xúc, chuyển hóa các phiền não ngủ ngầm, kết thúc các trói buộc tâm thì chấm dứt sự tiếp nối của tự thân ở kiếp sau, giác ngộ, giải thoát.

MN043. Ðại kinh Phương quảng | Mahàvedalla sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Vấn đáp giữa ông Visakha và Ni sư Dhammadinna tại Trúc Lâm. Thăm, đảnh lễ, thưa hỏi. Số ít bài Kinh do Tỳ-kheo-ni giảng, được Phật thừa nhận bằng với Phật. Dhammadinna vợ của Visakha trước tu. Thích giáo pháp, Visakha không màn ân ái, muốn giao tài sản cho vợ, đi tu. Dhammadinna tu trước, chứng A-la-hán, thuyết pháp số một.

MN042. Kinh Veranjaka | Veranjaka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Veranja thăm hỏi đức Phật, đức ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và nghiệp đạo đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời tục tĩu, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc.

MN041. Kinh Sàleyyaka | Sàleyyaka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Kosala thăm hỏi đức Phật, đức ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và nghiệp đạo đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời tục tĩu, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc.

MN040. Tiểu kinh Xóm ngựa | Cùla-Assapura sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Tại ấp Assapura của dân chúng Anga, đức Phật dạy về nghệ thuật chính danh và chính hạnh của người xuất gia, để mang lại giá trị hạnh phúc trong tu tập và độ sinh. Chính hạnh này không thể được đồng hoá đơn thuần với chủ nghĩa hình thức của người tu cũng như các phương pháp thực tập khổ hạnh ép xác sai lầm

MN038. Ðại kinh Ðoạn tận ái | Mahàtanhàsankhaya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Từ quan điểm sai lầm cho rằng thức luân chuyển qua các cõi luân hồ, không hề đổi khác, đức Phật đã phân tích về thuyết duyên khởi, giải thích về tính điều kiện, theo đó, nỗ lực chặt đứt tiến trình mắc xích khổ đau, đạt được sự giải thoát.

MN037. Tiểu kinh Ðoạn tận ái | Cùlatanhàsankhaya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Nhân dịp tình cờ nghe pháp thoại ngắn của đức Phật giảng cho thiên chủ Sakka về cách chuyển hóa tính dục, vượt mọi khổ ách trong đời, ngài Mục-kiền-liên giúp Sakka nhận thức được rằng hạnh phúc ở cõi bụi hồng là tạm bợ, chứa đầy sợ hãi, từ đó, nên hướng đến hạnh phúc cao hơn của người xuất gia, vượt qua tính dục, trải nghiệm niết-bàn an vui.