Primary Menu
MN016. Kinh Tâm hoang vu | Cetokhila sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Do tâm hoang vu, con người đánh mất chánh tín vào Phật, Pháp, tăng, đạo đức, nên dễ bị phẫn nộ và trói buộc bởi tham ái dục, tham ái tự thân, tham ái sắc pháp, tham ái hưởng thụ, tham ái cõi trời. Để vượt qua cần tu tập thiền định, tinh tấn không dừng như gà con đập thủng võ trứng, đạt thành quả giác ngộ.

MN015. Kinh Tư lượng | Anumàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Ngài Mục-kiền-liên phân tích về các nguyên nhân tâm lý dẫn đến tình trạng một người trở nên khó lắng nghe và không được người khác tín nhiệm; đồng thời, ngài khẳng định khi chuyển hoá các tâm lý tiêu cực đó, người ấy sẽ trở thành người có nhân cách cao thượng.

MN014. Tiểu kinh Khổ uẩn | Cùladukkhakkhanda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật xác quyết rằng dục là thủ phạm tạo ra khuynh hướng và chất chứa tàn dư của các tâm lý tham, sân và si. Cũng chính vì thái độ hưởng thụ dục lạc mà phần lớn con người chọn đời sống tại gia, chấp nhận các giá trị hạnh phúc tương đối. Đồng thời đức Phật phủ định phương pháp tu hành ép xác của Kỳ-na giáo không phải là giải pháp dứt dục. Chuyển hoá khổ đau phải được thực hiện bằng sự hành trì trung đạo.

MN013.  Ðại kinh Khổ uẩn | Mahàdukkhakkhanda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật đã phân tích một cách súc tích “vị ngọt, vị nguy hiểm và vị xuất ly” đối với ba yếu tố dẫn đến khổ đau là dục tham, sắc đẹp và cảm xúc. Sự tuệ tri bản chất của ba giai đoạn tâm lý vừa nêu đối với dục, sắc và cảm xúc sẽ giúp cho hành giả nhổ lên gốc rễ khổ đau. Đây chính là một trong các đặc điểm của đạo Phật so với các tôn giáo khác.

MN012. Ðại kinh Sư tử hống | Mahàsìhanàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Nhân sự kiện một tỳ-kheo hoàn tục do không thấy được sự siêu tuyệt của đức Phật, bài kinh đã giới thiệu một cách sơ lược về các đặc điểm của Phật, theo đó, ngài có thể rống tiếng rống Sư tử trong các hội chúng. Chính các đặc điểm này đã làm đảo lộn (lông tóc dựng ngược) mọi quan điểm sai lầm về Phật và Phật giáo.

MN011. Tiểu kinh Sư tử hống | Cùlasìhanàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật khẳng định chỉ trong giáo pháp và giới luật của Phật mới có khả năng tạo ra bốn thành quả sa-môn, vì đạo Phật dạy phương pháp buông bỏ chấp thủ, trong khi các học thuyết khác thì không. Đây là điểm khác biệt giữa đạo Phật và các tôn giáo khác.

MN010. Kinh Niệm xứ | Satipatthàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật khẳng định có một con đường thẳng tắt có khả năng làm cho chúng sinh trở nên thanh tịnh, chứng đắc được niết-bàn, tháo gở tất cả lòng tham đắm, cố chấp và khổ đau trên đời. Đó là bốn pháp quán niệm về thân thể, cảm xúc, tâm tưởng và đối tượng tâm tưởng như chúng đang là.

MN009. Kinh Chánh tri kiến | Sammàditthi sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Qua bài Kinh này, ngài Xá-lợi-phất đã giới thiệu 16 phương diện tiêu biểu của chánh kiến, cái nhìn phù hợp với bản chất của sự vật đang là, đặt trên nền tảng của của nguyên lý bốn chân lý thánh và mười hai nhân duyên. Nhờ có chánh kiến, con người nhổ lên gốc rễ của các khuynh hướng tham ái, sân hận và si mê, vốn nhấn chìm họ trong đau khổ và hệ luỵ.

MN008. Kinh Ðoạn giảm | Sallekha sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật dạy áp dụng phương pháp chánh quán với trí tuệ để diệt trừ các quan điểm sai lầm về ngã luận và thế giới luận. Đồng thời, ngài xác định rằng sự chứng đắc bốn thiền sắc giới và bốn thiền vô sắc giới chưa phải là thành quả đoạn trừ được phiền não lậu hoặc thật sự. Nhân đó, đức Phật đã dạy pháp môn chuyển nghiệp, pháp môn khởi tâm, pháp môn đối trị, pháp môn hướng thượng và pháp môn từ bỏ để giúp mọi người đạt được an vui và giải thoát.

MN007. Kinh Ví dụ tấm vải | Vatthùpama sutta  – kinh văn và nội dung tổng quát

Thông qua ảnh dụ tấm vải, đức Phật khẳng định rằng tâm cấu uế không thể nào nhuộm được màu của an vui và giải thoát. Tẩy sạch các cấu uế của tâm, con người sẽ thiết lập được niềm tin bất động vào Phật Pháp Tăng. Khi ấy, hành giả không trọng vọng vào các con sông thiêng, ngày tốt xấu; tẩy tịnh tội lỗi của bản thân bằng các đức tính cao thượng.