[MN 126] Kinh Phù-di – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Phù-di (P. Bhūmijasuttaṁ, C. 浮彌經) tương đương Trung A-hàm 173: Kinh Phù-di (浮彌經), (Đại Chánh 1: 709). Đề cập đến giá trị trị liệu và thiết thực của Phật giáo, đức Phật giải thích kết quả của việc thực tập bát chánh đạo trong hiện đời là hạnh phúc, giác ngộ và giải thoát, bất luận có ước nguyện hay không. Theo phương pháp đúng cũng như ép hạt lấy dầu, vắt sữa từ vú bò cái, khuấy sữa làm bơ, và dùng cây khô để nhóm lửa, chắc chắn được toại nguyện.
[MN 125] Kinh Ðiều ngự địa – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Điều ngự địa (P. Dantabhūmisuttaṁ, C. 調御地經) tương đương Trung A-hàm 198: Kinh Điều ngự địa (調御地經), (Đại Chánh 1: 757). Nhân câu chuyện vương tử Jayasena không tin người tu lìa được 5 dục lạc, đức Phật dùng ẩn dụ con voi chưa được thuần hóa và ẩn dụ người ở đỉnh núi kể phong cảnh đó cho người dưới chân núi để mô tả cảnh giới lìa ái dục của bậc chân tu, giải phóng khổ đau. Sống đạo đức, giữ gìn 6 giác quan, tiết độ ăn uống, chú tâm, cảnh giác, vượt khỏi chướng ngại, chính niệm trong các uy nghi, dứt 5 trói buộc tâm, tu 4 niệm xứ, chứng đắc 4 thiền, đạt được giác ngộ.
[MN 114] Kinh Nên hành trì, không nên hành trì – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Nên hành trì (P. Sevitabbāsevitabbasuttaṁ, C. 應習不應習經) không có Kinh tương đương. Phật dạy tiêu chí đánh giá bản chất hành động trên nền tảng giá trị và tác hại, từ đó, nên làm và không nên làm. Bất cứ hành động thân, hành động lời, hành động ý tưởng, hoặc khi các giác quan tiếp xúc trần cảnh mà làm tăng trưởng điều bất thiện, gây tạo khổ đau như thương tổn mạng sống, lấy của không cho, tà hạnh ngoại tình; nói láo, nói chia rẻ, nói thô tục, nói thị phi; vướng dính tham ái, giận dữ và tâm hảm hại… thì nên nỗ lực từ bỏ, vượt qua. Ngược lại, các hành động mang lại hạnh phúc và giá trị cho đời thì nên theo đuổi như lý tưởng sống.
[MN 108] Kinh Gopaka Moggallàna – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Gopaka Moggalana (P. Gopakamoggallānasuttaṁ, C. 瞿默目犍連經) tương đương Trung A-hàm 145: Kinh Cù-mặc Mục-kiền-liên (瞿默目犍連經), (Đại Chánh 1: 653). Noi gương đức Phật, người khai sáng con đường tỉnh thức, sau khi Phật qua đời, người tu Phật phải nương tựa vào chân lý Phật và đạo đức, sống trong chánh hạnh, hòa thuận, giữ đủ oai nghi, thấy sự nguy hiểm trong lỗi nhỏ nhặt; học rộng, hiểu nhiều Phật pháp; biết đủ với bốn vật dụng; thực tập thiền định; xem giáo hóa như phép mầu; nỗ lực kết thúc khổ đau, chứng đắc giác ngộ.
[MN 107] Kinh Ganaka Moggallàna – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Ganaka Moggalana (P. Gaṇakamoggallānasuttaṁ, C. 算數家目犍連經) tương đương Trung A-hàm 144: Kinh Toán số Mục-kiền-liên (算數目犍連經), (Đại Chánh 1: 652), No70, Số (數), (Đại Chánh 1: 875). Con đường tâm linh kết thúc khổ đau, chứng đắc Niết-bàn bắt đầu bằng sự huấn luyện đạo đức, sống chánh hạnh, giữ oai nghi, sợ các lỗi nhỏ, làm chủ 6 giác quan, làm chủ việc ăn uống, chính niệm và tỉnh thức trong mọi động tác, thực tập thiền để tháo mở các trói buộc tâm gồm tham ái, sân hận, hôn trầm – thùy miên, dao động – hối quá và hoài nghi. Ai thực hành theo sự chỉ đường của đức Phật sẽ đạt được giải thoát trong hiện đời.
[MN 105] Kinh Thiện tinh – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Thiện tinh (P. Sunakkhattasuttaṁ, C. 善星經) tương đương No.757, Phật thuyết thân mao hỷ kiên (佛說身毛喜堅), (Đại Chánh 17.591). Đức Phật dạy rằng lời tuyên bố chứng đắc trí tuệ, có trường hợp là thật sự và có khi là do ngã mạn nên nói khống. Theo đức Phật, để đạt được thắng trí, mọi người tu tập tâm bất động trước cảnh cảnh, không chấp vào tính sở hữu, không để tham dục và sân hận chi phối, không ỷ lại chính mình, cam kết chữa lành mũi tên khổ đau bằng sự thực tập buông xả và không hận thù.
[MN 100] Kinh Sangàrava- Kinh Phật Pali cho người tại gia
inh Sangarava (P. Saṅgāravasuttaṁ, C. 傷歌邏經) gần tương đồng với Trung Bộ kinh 26 và 36. Bài kinh phân tích về sự khác biệt giữa niềm tin tâm linh và sự thật tâm linh trong thế giới tôn giáo. Các chất liệu và giá trị tâm linh chỉ có thật khi nó thích ứng với thực tế và nó phục vụ tích cực cho cuộc đời.
[MN 99] Kinh Subha – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Subha (P. Subhasuttaṁ, C. 須婆經) tương đương Trung A-hàm 152: Kinh Anh-vũ (鸚鵡經), (Đại Chánh 1: 666). Bài Kinh phân tích sự giống và khác giữa người tại gia và người xuất gia về phương diện hành động và nghề nghiệp. Nếu người tại gia tạo ra giá trị sản lượng thì người xuất gia tạo ra giá trị tâm linh. Mặc dù không hình thù, vóc dáng, các giá trị tâm linh có thể cứu giúp con người giải quyết những khổ đau.
[MN 98] Kinh Vàsettha – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Vasettha (P. Vāseṭṭhasuttaṁ, C. 婆私吒經) tương đương Kinh tập, Sn.3.9. Vāseṭṭhasuttaṁ, Kinh Bà-tắt-đặc (婆塞特經). Bài Kinh giới thiệu hai quan điểm trái ngược về khái niệm bà-la-môn. Nếu quan niệm truyền thống cho rằng bà-la-môn là người sinh ra từ gia đình bà-la-môn thuần chủng bảy đời thì quan niệm cấp tiến cho rằng bà-la-môn là người có giới hạnh. Vượt lên trên hai quan điểm này, đức Phật đã mang lại nội dung mới cho bà-la-môn, khi so sánh bà-la-môn với thánh nhân trong Phật giáo.
[MN 97] Kinh Esukàrì – Kinh Phật Pali cho người tại gia
inh Dhananjani (P. Dhanañjānisuttaṁ, C. 陀然經) tương đương Trung A-hàm 27: Kinh Đà-nhiên Phạm chí (陀然梵志經), (Đại Chánh 1: 456). Phần lớn các hành động phi pháp của con người phát xuất từ động cơ thõa mãn các nhu cầu hưởng thụ bản thân. Nhưng khi chịu hậu quả thì con người đỗ lỗi cho người thân và hoàn cảnh bắt buộc. Do với lý do nào, một hành động xấu đã được gieo sẽ đẩy người đó vào tù ngục. Biết vậy cần nỗ lực chuyển hóa nghiệp duyên để hạnh phúc hôm nay và tươi sáng đời sau.