[MN 27] Tiểu kinh ví dụ dấu chân voi – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Tiểu Kinh Ví dụ chân voi (P. Cūḷahatthipadopamasuttaṁ, C. 象跡喻小經) tương đương Trung A-hàm 30: Kinh Tượng tích dụ (象跡喻經), (Đại Chánh 1: 464). Thông qua việc phân tích các dấu hiệu xác định đâu là vết tích của con voi lớn, bài Kinh khuyên chúng ta không nên đánh giá dấu vết của đức Phật thông qua sự giáo hoá sát-đế-lợi, bà-la-môn và gia chủ thành công của Phật. Dấu ấn của bậc giác ngộ, bản chất giáo pháp của ngài và đặc điểm tăng đoàn chỉ có thể được xác quyết thông qua kinh nghiệm tu tập và chứng nghiệm của bản thân.
[MN 18] Kinh Mật Hoàn – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Mật hoàn (P. Madhupiṇḍikasuttaṁ, C. 蜜丸經) tương đương Trung A-hàm 115: Kinh Mật hoàn (蜜丸經), (Đại Chánh 1: 603), Tăng nhất A-hàm 40.10: Kinh Cam lộ pháp vị (甘露法味), (Đại Chánh 2: 743). Thái độ tranh luận, thường dựa trên quan điểm và học thuyết, không thể giải quyết các vấn nạn của nhân sinh và vũ trụ, ngược lại, trói buộc con người vào mạng lưới “tưởng ám ảnh.” Từ đó, con người sống trong sự chi phối và trói buộc của tham dục, nghi ngờ, hối quá đoạn diệt, tham trước đối với hiện hữu hoặc phi hiện hữu. Triết lý về nguồn gốc nhận thức quá súc tích này được tôn giả Ca-chiên-diên giải thích thấu đáo. a) không tranh: không ngã tưởng. b) rời thế giới tranh: bỏ các tuỳ miên xấu. Không tranh luận với đời = không để căn trần thức tác động vọng tưởng.
[MN 14] Tiểu kinh Khổ uẩn – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Tiểu Kinh Khổ uẩn (P. Cūḷadukkhakkhandhasuttaṁ, C. 苦蘊小經) tương đương Trung A-hàm 100: Kinh khổ ấm (苦陰經), (Đại Chánh 1: 586) No.54. Thích Ma-ha-nam bổn tứ tử (釋摩訶男本四子), (Đại Chánh 1: 848), No.55. Khổ uẩn nhân sự (苦陰因事), (Đại Chánh 1: 846). Đức Phật xác quyết rằng dục là thủ phạm tạo ra khuynh hướng và chất chứa tàn dư của các tâm lý tham, sân và si. Cũng chính vì thái độ hưởng thụ dục lạc mà phần lớn con người chọn đời sống tại gia, chấp nhận các giá trị hạnh phúc tương đối. Đồng thời đức Phật phủ định phương pháp tu hành ép xác của Kỳ-na giáo không phải là giải pháp dứt dục. Chuyển hoá khổ đau phải được thực hiện bằng sự hành trì trung đạo.
[MN 4] Kinh Sợ hãi khiếp đảm – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Sợ hãi khiếp đảm – Bhayabherava sutta
Kinh Sợ hãi và khiếp đảm (P. Bhayabheravasuttaṁ, C. 怖駭經) không có trong Trung A-hàm, tương đương Tăng nhất A-hàm 31.1, (Đại Chánh 2: 665). Bài Kinh này, một mặt, trình bày các đức tính cần thiết giúp hành giả sống viễn ly để thành tựu đạo quả giải thoát, và mặt khác, thông qua đó, kể lại những kinh nghiệm chinh phục sợ hãi của đức Phật khi ngài sống độc cư viễn ly.
[DN 31] Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (P. Siṅgālovāda Sutta, H. 教授尸迦羅越
經) tương đương Thiện Sanh kinh.[25] Giới thiệu 6 mối quan hệ xã hội. Về gia đình có: (i) Cha mẹ – con cái; (ii) Vợ – chồng; (iii) Bà con – thân quyến. Về giáo dục và nghề nghiệp có: (iv) Thầy cô giáo – học trò; (v) Chủ lao động – người lao động. Về tôn giáo có: (vi) Nhà tôn giáo – tín đồ. Mỗi bên được khuyên nên giữ gìn 5 trách nhiệm cao quý, góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình, xã hội và tâm linh.
[DN 28] Kinh Khởi thế nhân bổn – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Tự hoan hỷ (P. Sampasādanīya Sutta, H. 自歡喜經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[23] Trước khi viên tịch tại Nāḷandā, Ngài Sāriputta đã tán dương giá trị Phật pháp, kêu gọi mọi người thực tập Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm năng lực, Bảy giác ngộ, Tám chánh đạo… nhằm kết thúc khổ đau, trải nghiệm an lạc ngay trong đời sống hiện tại.
[DN 27] Kinh Khởi thế nhân bổn – Kinh Phật Pali cho người tại gia
inh Khởi thế nhân bổn (P. Aggañña Sutta, H. 起世因本經) tương đương Tiểu duyên kinh trong bộ Trường A-hàm.[22] Theo đức Phật, nguồn gốc sự sống không bắt đầu từ nguyên nhân khởi thủy là Thượng đế, vật chất hay tâm. Con người đầu tiên trên địa cầu chúng ta đang sống đến từ địa cầu khác. Khác với quan điểm Ấn giáo về xã hội giai cấp, đức Phật cho rằng con người chọn lựa nghề nghiệp, thể hiện quan điểm và cách sống của mình, tự tạo ra hạnh phúc hay khổ đau, giàu hay nghèo, cao hay thấp, quý hay tiện, không có định mệnh an bài. Lòng tham vô đáy của con người đã góp phần hủy hoại thiên nhiên.
[DN 23] Kinh Tệ Túc – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Tệ-túc (P. Pāyāsi Sutta, H. 弊宿經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[19] Kinh khắc họa cuộc đối thoại triết học về tái sinh giữa một cao Tăng và một vị vua hoài nghi. Một số dụ ngôn được sử dụng trong kinh này nhằm chứng minh sự thật rằng “chết không phải là hết”, thông qua đó, giáo dục mọi người tin sâu nhân quả, chịu trách nhiệm về những gì mình làm, sống đời đạo đức thanh cao để hưởng an vui và hạnh phúc ở hiện tại và tương lai.
[DN 16] Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Đại Bát-niết-bàn (P. Mahāparinibbāna Sutta, H. 大般涅槃經) tương đương với Du hành kinh.[12] Trước lúc nhập Niết-bàn, đức Phật ôn lại những giáo pháp căn bản: Bảy sức mạnh của quốc gia và Tăng đoàn, bảy tài sản Thánh, bảy yếu tố giác ngộ, bảy pháp quán tưởng dứt trừ khổ đau, sáu yếu tố hòa hợp, vai trò của Giới – Định – Tuệ, năm nguy hiểm do phạm giới, Tứ Thánh đế, cảnh giới tái sinh, tin sâu Tam bảo, tu chánh niệm, phát tâm cúng dường, không có mật pháp và thành tựu tám giải thoát.
[DN 13] Kinh Tam Minh – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Tam minh (P. Tevijja Sutta, H. 三明經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[9] Nhân hai vị Bà-la-môn tranh luận về việc cộng trú ở cõi trời Phạm thiên, đức Phật khẳng định rằng các Bà-la-môn còn dục ái, hận tâm, sân tâm và nhiễm tâm không thể nào cộng trú ở cõi trời Phạm thiên được, bởi nơi đây đã vắng mặt hoàn toàn các uế trược này. Ngược lại, một vị Tỳ-kheo đoạn trừ sạch năm triền cái, an trú biến mãn với tâm có từ, bi, hỷ, xả có thể cộng trú ở cõi trời Phạm thiên. Theo đó, đức Phật khích lệ đại chúng tu tập bốn tâm vô lượng gồm từ, bi, hỷ, xả; kết thúc năm trói buộc tâm, vượt qua năm dục lạc để có được an lạc bây giờ và tại đây.