Primary Menu
[SN 41:10] Bài kinh Thăm Người Bệnh – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Vậy các Ông cần phải học như sau: “Chúng tôi sẽ đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật: ‘Vị ấy là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Chúng tôi sẽ có đủ lòng tin bất động đối với Pháp: ‘Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu’.

[SN 41:9] Bài kinh Acela – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Sao lại không vậy được, thưa Tôn giả! Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi chỉ tịnh tầm và tứ… chứng và trú Thiền thứ hai. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, ly hỷ… tôi chứng và trú Thiền thứ ba.

[SN 41:8] Bài kinh Nigantha – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Thưa Tôn giả, tôi hiểu lời nói của Tôn giả rằng: “Chư Tôn giả có thấy chăng? Thật chất trực là gia chủ Citta này! Thật không hư ngụy là gia chủ Citta này! Thật không hư vọng là gia chủ Citta này!”. Và này, thưa Tôn giả, tôi hiểu lời nói của Tôn giả rằng: “Chư Tôn giả có thấy chăng? Thật không chất trực là gia chủ Citta này! Thật hư ngụy là gia chủ Citta này! Thật hư vọng là gia chủ Citta này!”

[SN 41:7] Bài kinh Godatta – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Tham dục, bạch Thượng tọa, là một chướng ngại, sân là một chướng ngại, si là một chướng ngại. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, chúng bị đoạn tận, bị cắt tận gốc rễ, bị làm như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Bạch Thượng tọa, đối với các vô sở hữu tâm giải thoát, bất động tâm giải thoát được xem là tối thượng. Nhưng bất động tâm giải thoát này được trống không, không có tham; trống không, không có sân; trống không, không có si.

[SN 41:6] Bài kinh Kàmabhù – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Này Gia chủ, Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định không có suy nghĩ: “Tôi sẽ ra khỏi Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đang ra khỏi Diệt thọ tưởng định”, hay: “Tôi đã ra khỏi Diệt thọ tưởng định”. Do tâm vị ấy trước đã được tu tập như vậy, nên đưa đến thành tựu như thật như vậy.

[SN 41:5] Bài kinh Kàmabhù – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Tham, bạch Thượng tọa, là trói buộc. Sân là trói buộc. Si là trói buộc. Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, chúng được đoạn tận, chặt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc được gọi là không bị trói buộc.

[SN 41:3] Bài kinh Isidattà – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Ở đây, này Gia chủ, vị Ða văn Thánh đệ tử được thấy các bậc Thánh, thuần phục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, được thấy các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị ấy không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc, không quán thọ… tưởng… hành… không quán thức như tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Như vậy, này Gia chủ, là thân kiến không có mặt.

[SN 41:1] Bài kinh Kiết Sử – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Cư sĩ Citta được nghe có một số đông Tỷ-kheo trưởng lão, sau buổi ăn đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà tròn, và giữa những vị này, câu chuyện sau đây được khởi lên: “Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ, hay đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ?” Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời: “Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ”. Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời: “Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này là đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ”.