[SN 35:125] Bài kinh Vajji – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, có một số loài hữu tình ngay trong hiện tại không được hoàn toàn tịch tịnh? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình ngay trong hiện tại được hoàn toàn tịch tịnh?
[SN 35:124] Bài kinh Vesàli – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Này Gia chủ, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn… (giống như kinh 118) … Này Gia chủ, Tỷ-kheo không có chấp thủ, được hoàn toàn tịch tịnh…
[SN 22:B08] Bài kinh Mahàli – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Này Mahàli, nếu sắc là nhứt hướng lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, thời chúng sanh không nhàm chán đối với sắc. Và vì rằng, này Mahàli, sắc là khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, do vậy chúng sanh mới yếm ly đối với sắc. Do yếm ly nên ly tham; do ly tham nên giải thoát. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh được thanh tịnh.
[SN 22:A08] Bài kinh Sona 2- Kinh Phật Pali cho người tại gia
Còn những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Sona, biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt; biết rõ thọ… biết rõ tưởng… biết rõ các hành… biết rõ thức, biết rõ thức tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt;
[SN 22:A07] Bài kinh Sona 1- Kinh Phật Pali cho người tại gia
Nếu thấy vậy, này Sona, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên chánh trí: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
[SN 22:A04] Bài kinh Hàliddikàni 2- Kinh Phật Pali cho người tại gia
Như vậy, này Gia chủ, là ý nghĩa đã được Thế Tôn nói đến trong tập Các Câu hỏi Của Sakka: “Những Sa-môn, Bà-la-môn nào được giải thoát với sự đoạn tận khát ái, những vị ấy đã hoàn toàn đạt được toàn thiện, đã hoàn toàn đạt được an ổn khỏi các khổ ách, đã hoàn toàn hành Phạm hạnh, đã hoàn toàn đạt được mục đích, là bậc tối thượng giữa loài Trời và loài Người”.
[SN 22:A03] Bài kinh Hàliddikàni 1- Kinh Phật Pali cho người tại gia
Như thế nào, này Gia chủ, là tranh luận với người? Ở đây, này Gia chủ, có người nói như sau: “Ông không biết Pháp và Luật này. Ta biết Pháp và Luật này. Sao Ông có thể biết Pháp và Luật này? Ông đã phạm vào tà kiến. Ta mới thật đúng chánh kiến. Những điều đáng nói trước, Ông lại nói sau. Những điều đáng nói sau, Ông lại nói trước. Lời nói của ta mới tương ưng. Lời nói của Ông không tương ưng.
[SN 22:A01] Bài kinh Nakulapità – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Không quán các hành như là tự ngã, hay tự ngã như là có hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy không bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta” khi các hành biến hoại, đổi khác; nên không do các hành biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
[SN 17:04] Bài kinh Con Gái Một – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Một tín nữ, này các Tỷ-kheo, chơn chánh khuyên dạy đứa con gái độc nhất, đáng yêu, đáng mến, sẽ khuyên dạy như sau: “Này Con thân yêu, hãy giống như nữ cư sĩ Khujjutarà và Velu-kandakiyà, mẹ của Nanda!”
[SN 17:03] Bài kinh Con Trai – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Này Con thân yêu, chớ để cho lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến người, kẻ hữu học với tâm đầy nhiệt tình”. Này các Tỷ-kheo, nếu một Tỷ-kheo hữu học với tâm đầy nhiệt tình, bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến, như vậy là chướng ngại cho vị ấy