Primary Menu
[SN 3:2] Bài kinh Người – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Thưa Ðại vương có ba loại pháp khi khởi lên trong nội tâm của một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy. Thế nào là ba? Tham pháp, thưa Ðại vương, khi khởi lên trong nội tâm của một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy. Sân pháp, thưa Ðại vương, khi khởi lên trong nội tâm của một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an trú cho người ấy. Si pháp, thưa Ðại vương, khi khởi lên trong nội tâm của một người sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy. Ba pháp ấy, thưa Ðại vương, khi khởi lên trong nội tâm của một người, sẽ đưa lại bất lợi, khổ não và bất an cho người ấy.

[MN 152] Kinh Căn tu tập – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Căn tu tập (P. Indriyabhāvanāsuttaṁ, C. 根修習經) tương đương Tạp A-hàm 282, (Đại Chánh 2: 78). Khác với cách ẩn sĩ Bà-la-môn đào tẩu bằng sự bịt mắt, che tai, đức Phật dạy kỹ năng buông bỏ sự dính mắc khi 6 giác quan vẫn tiếp xúc 6 đối tượng hằng ngày, dù hài lòng hay không hài lòng. Các tăng sĩ nên tinh tấn tu pháp lành, thực hành thiền để không hối hận và trở thành bậc đạo sư xứng đáng và có trách nhiệm hướng dẫn mọi người giải phóng khổ đau.

[MN 150] Kinh Nói cho dân Nagaravinda – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Nói cho dân chúng Nagaravinda (P. Nagaravindeyyasuttaṁ, C. 頻頭城經) tương đương Tạp A-hàm 280, (Đại Chánh 2: 76). Nhờ tu tập có phương pháp ở nơi an tịnh, không có điều kiện khởi lên sự ham thích hình thái, âm thanh, các mùi, vị, vật thể xúc chạm và đối tượng, các bậc chân tu đang nỗ lực chuyển hóa tham ái, sân hận, si mê; làm chủ được cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái biết, do vậy, đáng được tôn kính và cúng dường.

[MN 143] Kinh Giáo giới Cấp Cô Ðộc – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc (P. Anāthapiṇḍikovādasuttaṁ, C. 教給孤獨經) tương đương Trung A-hàm 28: Kinh giáo hóa bệnh (教化病經), (Đại Chánh 1: 458), Tăng nhất A-hàm 51.8, (Đại Chánh 2: 819), Tạp A-hàm 1032, (Đại Chánh 2: 269), S.55.26, phá giới (Dussīlya). Nhằm giúp Cấp Cô Độc vượt qua cơn đau nhức kinh khủng, tôn giả Xá-lợi-phất và A-nan-đa hướng dẫn cách thực tập vô ngã đối với 6 giác quan, 6 đối tượng, 6 xúc, 6 nhận thức; địa, thủy, hỏa, phong, không, thức; thế giới này, thế giới khác. Sau khi thực tập có kết quả, Cấp Cô Độc đã nhẹ nhàng ra đi và tái sinh vào cõi lành.

[MN 142] Kinh Phân biệt cúng dường – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Phân biệt cúng dường (P. Dakkhiṇāvibhaṅgasuttaṁ, C. 施分別經) tương đương Trung A-hàm 180: Kinh Cù-đàm-di (瞿曇彌經), (Đại Chánh 1: 721). Dựa vào giá trị đạo đức và sự đóng góp tích cực cho đời, những bậc đáng được cúng dường bao gồm đức Phật, bậc Độc giác, A-la-hán, bậc Bất lai, bậc Nhất lai, bậc Dự lưu, người đang hướng đến quả thánh, Tăng, Ni và những người đức hạnh. Nhân đây, đức Phật dạy cách cúng dường và bố thí thanh tịnh đối với người cho và người nhận.

[MN 135] Tiểu kinh Nghiệp phân biệt – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Tiểu Kinh Nghiệp phân biệt (P. Cūḷakammavibhaṅgasuttaṁ, C. 小業分別經) tương đương Trung A-hàm 170: Kinh Anh Vũ (鸚鵡經), (Đại Chánh 1: 703). Giải thích nguyên nhân thế giới có sự thiên sai, vạn biệt, đức Phật khẳng định rằng con người là chủ nhân, thai tạng, quyến thuộc, điểm tựa và người kế thừa nghiệp. Theo đó, nhan sắc, sức khỏe, tuổi thọ, tài sản, vị thế, quyền uy, lối sống của con người là do hành vi và thói quen của con người. Nỗ lực chuyển nghiệp bằng cách gieo trồng nghiệp mới tích cực thì các nghiệp xấu ác trong quá khứ trở nên vô hiệu quả.

[MN 127] Kinh A-na-luật – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh A-na-luật (P. Anuruddhasuttaṁ, C. 阿那律經) tương đương Trung A-hàm 79: Kinh Hữu Thắng thiên (有勝天經), (Đại Chánh 1: 549). Tôn giả A-na-luật giải thích 2 sự giải thoát. Cùng tu tập từ, bi, hỷ, xả, nếu “tâm giải thoát đại hành” chỉ biến mãn một khu vực, khi chết sẽ tái sinh vào trời thiểu quang, còn “tâm giải thoát vô lượng” biến mãn khắp mười phương, không hận sân, khi chết tái sinh vào cõi trời Vô lượng quang, Thiểu tịnh, Vô lượng tịnh.

[MN 126] Kinh Phù-di – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Phù-di (P. Bhūmijasuttaṁ, C. 浮彌經) tương đương Trung A-hàm 173: Kinh Phù-di (浮彌經), (Đại Chánh 1: 709). Đề cập đến giá trị trị liệu và thiết thực của Phật giáo, đức Phật giải thích kết quả của việc thực tập bát chánh đạo trong hiện đời là hạnh phúc, giác ngộ và giải thoát, bất luận có ước nguyện hay không. Theo phương pháp đúng cũng như ép hạt lấy dầu, vắt sữa từ vú bò cái, khuấy sữa làm bơ, và dùng cây khô để nhóm lửa, chắc chắn được toại nguyện.

[MN 125] Kinh Ðiều ngự địa – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Điều ngự địa (P. Dantabhūmisuttaṁ, C. 調御地經) tương đương Trung A-hàm 198: Kinh Điều ngự địa (調御地經), (Đại Chánh 1: 757). Nhân câu chuyện vương tử Jayasena không tin người tu lìa được 5 dục lạc, đức Phật dùng ẩn dụ con voi chưa được thuần hóa và ẩn dụ người ở đỉnh núi kể phong cảnh đó cho người dưới chân núi để mô tả cảnh giới lìa ái dục của bậc chân tu, giải phóng khổ đau. Sống đạo đức, giữ gìn 6 giác quan, tiết độ ăn uống, chú tâm, cảnh giác, vượt khỏi chướng ngại, chính niệm trong các uy nghi, dứt 5 trói buộc tâm, tu 4 niệm xứ, chứng đắc 4 thiền, đạt được giác ngộ.