[MN 94] Kinh Ghotamukha – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Ghotamukha (P. Ghoṭamukhasuttaṁ, C. 瞿哆牟伽經) so sánh Kinh Trung bộ 51. Kandarakasuttaṁ, Kinh Càn-đạt-la-ca (乾達羅迦經). Sự quy ngưỡng của tín đồ đối với người xuất gia thường gắn liền với đức hạnh và giá trị tâm linh của vị ấy. Nếu có nhiều người làm mất niềm tin của quần chúng thì cũng có người mẫu mực, đáng quy ngưỡng và phát tâm.
[MN 93] Kinh Assalàyana – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Assalayana (P. Assalāyanasuttaṁ, C. 阿攝=經) tương đương Trung A-hàm 151: Kinh A-nhiếp-hòa (阿攝惒經), (Đại Chánh 1: 663). Thông qua sự phân tích về gien di truyền, quyền lực của kinh tế, giá trị nhân phẩm đạo đức, hôn nhân dị chủng và các nhu yếu hàng ngày, đức Phật đã chứng minh rằng niềm tin về sự thanh tịnh và độc tôn của giai cấp Bà-la-môn chỉ là sự rỗng tuếch, không có căn cứ.
[MN 92] Kinh Sela – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Sela (P. Selasuttaṁ, C. 施羅經) tương đương 經集》Sn.3.7. Selasuttaṁ, Kinh Tái-la, Trưởng lão Tăng kệ (賽羅經, 長老偈), Thag.818~841. Bài kinh giới thiệu nghệ thuật chia sẻ phước duyên với người thân. Khi bắt gặp được Phật pháp, ta phải có trách nhiệm chia sẻ và lan truyền giá trị tâm linh và hạnh phúc đến với mọi người. Đây chính là cách giúp đỡ người thân có ý nghĩa và giá trị.
[MN 91] Kinh Brahmàyu – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Brahmayu (P. Brahmāyusuttaṁ, C. 梵摩經) tương đương Trung A-hàm 161: Kinh Phạm-ma (梵摩經), (Đại Chánh 1: 685). Từ niềm tin rằng nhân tướng của một con người thể hiện nhân cách của người đó, các bà-la-môn đã đến với đạo Phật và trở thành đệ tử của ngài. Nếu Bà-la-môn giáo nhấn mạnh về nhân tướng, thì Phật giáo nhấn mạnh về nhân cách thông qua sự huấn luyện các oai nghi tế hạnh.
[MN 90] Kinh Kannakatthala – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Kannakatthala (P. Kaṇṇakatthalasuttaṁ, C. 普棘刺林經) tương đương Trung A-hàm 212: Kinh nhất thiết trí (一切智經), (Đại Chánh 1: 792) 5. Phẩm Bà-la-môn (Brāḥmaṇavaggo, 婆羅門品). Đức Phật xác minh rằng ngài không chấp nhận khái niệm toàn tri là biết mọi thứ trong mọi thời. Nhân đó, Phật thuyết minh về thuyết bình đẳng tâm linh trong các giai cấp, giá trị tinh tấn trong thành công và chứng đắc, và giá trị của tâm không não hại, có thể giúp cho con người phát triển hạnh phúc và bình an.
[MN 89] Kinh Pháp trang nghiêm – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Pháp trang nghiêm (P. Dhammacetiyasuttaṁ, C. 法莊嚴經) tương đương Trung A-hàm 213: Kinh pháp trang nghiêm (法莊嚴經), (Đại Chánh 1: 795). Thông qua chuyện đời tự kể của vua Pasenadi về lý do theo Phật, bài kinh giới thiệu các giá trị của đạo Phật, theo đó, người quay về nương tựa đạt được các giá trị tâm linh, đạo đức, an lạc và giả thoát.
[MN 88] Kinh Bàhitika – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Bahitika (P. Bāhitikasuttaṁ, C. 鞞訶提經) tương đương Trung A-hàm 214: Kinh Bỉ-ha-đề (鞞訶提經), (Đại Chánh 1: 797). Đạo đức của người tu được đánh giá từ các hành vi thân hành, khẩu hành và ý hành mang lại lợi lạc cho mình người, có giá trị xây dựng và chuyển hóa, không bận tâm về sự đền đáp của tha nhân. Vô ngã trong đạo đức chính là giá trị đạo đức bậc nhất mà người tu hành cần thực hiện toàn mãn.
[MN 87] Kinh Ái sanh – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Ái sanh (P. Piyajātikasuttaṁ, C. 愛生經) tương đương Trung A-hàm 216: Kinh ái sinh (愛生經), (Đại Chánh 1: 800), No.91, Phật thuyết Ba-la-môn tử mệnh ái niệm bất ly (佛說婆羅門子命終愛念不離), (Đại Chánh 1: 915), Tăng nhất A-hàm 13.3. Cái chết được khẳng định như một quy luật. Thái độ tiếc thương cái chết của người thân không làm cho người thân sống lại. Thương tiếc người thân là gốc rễ của sầu, bi, khổ, ưu và não.
[MN 86] Kinh Angulimàla – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Anguliamala (P. Aṅgulimālasuttaṁ, C. 鴦掘摩經) tương đương Tạp A-hàm 1077, Biệt dịch Tạp A-hàm 16, (Đại Chánh 2: 378). Bài Kinh khẳng định con đường giác ngộ rộng mở với tất cả mọi đối tượng, khi sự hồi đầu có mặt. Sự hồi đầu trong bài Kinh này bắt đầu bằng sự ngạc nhiên triết lý, dẫn đến chuyển hóa các nghiệp xấu.
[MN 85] Kinh Vương tử Bồ-đề – Kinh Phật Pali cho người tại gia
inh Vương tử Bồ-đề (P. Bodhirājakumārasuttaṁ, C. 菩提王子經) giống Kinh Trung bộ 26. So sánh No.1421, Luật ngũ phần (五分律), quyển 10, (Đại Chánh 22.71c). Bài Kinh phân tích về hai quan điểm hạnh phúc của Ấn-độ giáo và của đức Phật. Nếu Ấn-độ giáo cho rằng hạnh phúc có được do chìm trong khổ hạnh thì ngược lại Phật giáo khẳng định hạnh phúc có được do chuyển hoá tâm thức.