[MN 84] Kinh Madhurà – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Tập II – Bài kinh số 84
Kinh Madhurà – Madhurà sutta
Kinh Madhura (P. Madhurasuttaṁ, C. 摩偷羅經) tương đương Tạp A-hàm 548: Kinh Ma-thâu-la (摩偷羅經), (Đại Chánh 2: 142). Dựa vào các nguyên lý bình đẳng của Phật, tôn giả Ca-chiên-diên đã phân tích sự vô nghĩa của chủ nghĩa giai cấp Ấn-độ bằng các luận chứng bình đẳng rất sâu sắc và vững chắc gồm bình đẳng pháp lý, bình đẳng nhân quả, bình đẳng đạo đức và bình đẳng tu chứng.
[MN 82] Kinh Ratthapàla – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Ratthapala (P. Raṭṭhapālasuttaṁ, C. 賴吒恕羅經) tương đương Trung A-hàm 132: Kinh Lại-tra-thứ-la (賴吒恕羅經), (Đại Chánh 1: 623). Câu chuyện thanh niên nhà giàu có, nhờ tuyệt thực đã thuyết phục thành công cha mẹ cho đi tu. Khi về thăm gia đình, vị tăng sĩ này chia sẻ lý tưởng xuất gia do thấy rõ: (i) Cuộc đời vô thường, (ii) Mọi thứ vô hộ và vô chủ, (iii) Vô ngã và vô sở hữu, (iv) Con người bị chi phối bởi lão suy, bệnh suy, tài suy, thân suy. Làm bậc chân tu không chỉ hạnh phúc cho mình mà còn cứu độ nhân sinh.
[MN 81] Kinh Ghatìkàra – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Ghatikara (P. Ghaṭikārasuttaṁ, C. 陶師經) tương đương Trung A-hàm 63: Kinh Bỉ-bà-lăng-kỳ (鞞婆陵耆經), (Đại Chánh 1: 499). Không nhận lời thỉnh cầu cúng dường của vua Kiki vì đã nhận lời của thợ gốm, đức Phật gián tiếp khích lệ mọi người đạt được 6 ưu việt như thợ gốm: (i) Không phiền não nếu bị từ chối, (ii) Quy y Tam bảo và giữ năm đạo đức, (iii) Chánh tín với Phật pháp, không hoài nghi về bốn chân lý thánh, (iv) Sống theo thiện pháp, tiết độ ăn uống, (v) Hiếu kính cha mẹ già, (vi) Chứng quả Bất hoàn.
[MN 78] Kinh Samanamandika – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Samanamandika (P. Samaṇamuṇḍikasuttaṁ, C. 沙門文祁子經) tương đương Trung A-hàm 179: Kinh ngũ chi vật chủ (五支物主經), (Đại Chánh 1: 720). Phân tích giới hạn của thuyết không làm ác, không hành nghề ác là thiện tối thượng, đức Phật dạy tiêu chuẩn của bậc chân tu gồm biết rõ thiện, ác từ tư duy đến hành động, nghề nghiệp và tu tập. Tu bốn tinh tấn để nhổ lên gốc của nghiệp và lối sống bất thiện là tham, sân, si và chấm dứt dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng. Tu tập bốn thiền định và hoàn thiện tám chánh đạo giúp người tu trở thành chân tu, đạt được chánh trí, và giải thoát.
[MN 60] Kinh Không gì chuyển hướng – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Không gì chuyển hướng (P. Apaṇṇakasuttaṁ, C. 無戲論經) không có Kinh tương đương. Đức Phật phân tích tác hại của 5 tà thuyết đương thời gồm (i) Hư vô luận, (ii) Thuyết không có đời sau, (iii) Thuyết không có quả báo sau khi chết, (iv) Thuyết định mệnh, (v) Thuyết không các cõi vô sắc. Theo đó, đức Phật khuyên dù chủ trương cái gì, đi theo học thuyết nào, không nên làm khổ bản thân và làm khổ tha nhân bằng cách sống đạo đức, dứt các trói buộc tâm, tu thiền định, chứng đắc trí tuệ, giải phóng khổ đau.
[MN 59] Kinh Nhiều cảm thọ – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Nhiều cảm thọ (P. Bahuvedanīyasuttaṁ, C. 多受經) tương đương Tạp A-hàm 485, (Đại Chánh 2: 123), Kinh Tương Ưng, S.36.1, Kinh Bát-xa-khang-già (般奢康伽經). Để giúp mọi người dừng sự tranh cải về phân loại cảm thọ hai hay là ba, đức Phật giải thích rằng tùy tình huống, cảm thọ có thể phân loại: 2 thọ, 3, 5, 6, 18, 36 và 108 thọ. Nhân đó, đức Phật phân tích các cấp độ cảm giác hạnh phúc, thấp nhất là khoái lạc giác quan, cao hơn là hạnh phúc trong thiền định và cao nhất là niết-bàn.
[MN 58] Kinh Vương tử Vô-úy – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Vương tử Vô-úy (P. Abhayarājakumārasuttaṁ, C. 無畏王子經) không có Kinh tương đương. Đại diện đạo Lõa thể, vương tử Vô Úy cài đức Phật phải trả lời có/ không hầu bắt bí ngài, đức Phật dạy kỹ năng tháo mở móc câu trong cổ. Đức Phật khẳng định rằng ngài thuyết pháp, truyền thông và đối đáp đều mang tính chân lý, hướng đến mục đích cao quý, bất luận người nghe có thích hay không thích
[MN 56] Kinh Ưu-ba-ly – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Ưu-ba-ly (P. Upālisuttaṁ, C. 優婆離經) tương đương Trung A-hàm 133: Kinh Ưu-bà-ly (優婆離經), (Đại Chánh 1: 628). Với ý độ luận chiến với đức Phật, cư sĩ Upali, đại diện phái tu Lõa thể, đã nhận Phật làm thầy. Qua đối thoại, đức Phật khẳng định vai trò quan trọng của ý nghiệp đối với hành vi, đồng thời, chỉ ra nhiều điều bất cập của pháp tu khổ hạnh là không cần thiết. Thay vào đó, nên tu tứ thánh đế, kết thúc khổ đau.
[MN 55] Kinh Jivaka – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Jivaka (P. Jīvakasuttaṁ, C. 耆婆迦經) không có Kinh tương đương. Đức Phật giải thích lợi ích của đạo đức và nguyên nhân không nên ăn thịt động vật. Ba trường hợp thịt thanh tịnh thì ăn được: (i) Không thấy người giết thịt, (ii) Không nghe con vật đang bị giết, (iii) Không có hoài nghi về sự giết thịt. Đồng thời, đức Phật khuyên mọi người phát triển tâm từ bi, thương yêu con người, động vật và bảo vệ môi trường.
[MN 54] Kinh Potaliya – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Potaliya (P. Potaliyasuttaṁ, C. 哺多利經) tương đương Trung A-hàm 203: Kinh Bô-lợi-đa (晡利多經), (Đại Chánh 1: 773). Đức Phật dạy kỹ năng chấm dứt nghiệp và thói phàm phu gồm sát hại, trộm cắp, nói láo, tham lam, giận dữ, phỉ báng, phẫn nộ, cao ngạo, nhờ đó, con người được hạnh phúc và thành công. Đồng thời thấy rõ tác hại của ái dục như khúc xương, miếng thịt ở miệng thú, đuốc ngược gió, hố than bừng, mộng, vật mượn và như cây có nhiều quả chín… để không bị nhiễm đắm vào dục.