Primary Menu
[MN 53] Kinh Hữu Học – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Hữu học (P. Sekhasuttaṁ C. 有學經) không có kinh tương đương. Tạp A-hàm 1176: (Đại Chánh 2: 316). Thay lời đức Phật, tôn giả Ananda giới thiệu các hạnh tu của bậc hữu học, khích lệ mọi người tu học, kết thúc khổ đau, chứng đạt thánh quả gồm: (i) Giới hạnh, (ii) Làm chủ 6 giác quan, (iii) Tiết độ trong tiêu thụ, (iv) Chánh nhiệm trong các oai nghi, (v) Tu bảy diệu pháp (tín, tàm, quý, tấn, văn, niệm, tuệ) và chứng 4 thiền.

[MN 52] Kinh Bát Thành – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Bát thành (P. Aṭṭhakanāgarasuttaṁ, C. 八城經) tương đương Trung A-hàm 217: Kinh Bát thành (八城經), (Đại Chánh 1: 802). Tôn giả Ananda, nương lời Phật dạy, hướng dẫn tu tập 11 cửa bất tử, nhằm đạt được an lạc giải thoát trong hiện đời gồm bốn thiền (hỷ lạc do lìa tham ái, hỷ lạc do định, diệu lạc do bỏ hỷ, xả niệm thanh tịnh), 4 phạm trú (từ, bi, hỷ, xả) và 3 thiền vô sắc (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ).

[MN 51] Kinh Kandaraka – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Kandaraka (P. Kandarakasuttaṁ, C. 乾達羅迦經) tương đương Kinh Tăng chi 4.198. Attantapasuttaṁ. Phật phân tích bốn hạng người: (i) Người tự làm khổ qua cách tu khổ hạnh, (ii) Người làm khổ người khác qua nghề tà, nghiệp xấu, (iii) Người làm khổ mình vừa người khác do phi đạo đức và phạm pháp, (iv) Người mang hạnh phúc cho mình và người khác do lối sống thánh thiện. Đề cao loại người thứ tư, đức Phật khích lệ từ bỏ các nghiệp ác của thân, lời, làm chủ các giác quan, tu bốn niệm xứ, chứng đặc 4 thiền và 3 minh, trở thành chân nhân và thánh nhân.

[MN 44] Tiểu Kinh Phương Quảng – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Tiểu Kinh Phương quảng (P. Cūḷavedallasuttaṁ, C. 有明小經) tương đương Trung A-hàm 210: Kinh Pháp Lạc tỳ-kheo-ni (法樂比丘尼經), (Đại Chánh 1: 788). Tỳ-kheo-ni Dhammadinna hướng dẫn Visakha vượt qua sự chấp tự thân, tức 5 nhóm tâm vật lý gồm thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức. Tập khởi của thân bắt đầu từ tham ái. Nhờ tu bát chánh đạo, thực tập thiền và định, làm chủ cảm xúc, chuyển hóa các phiền não ngủ ngầm, kết thúc các trói buộc tâm thì chấm dứt sự tiếp nối của tự thân ở kiếp sau, giác ngộ, giải thoát.

[MN 42] Kinh Veranjaka – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Veranjaka (P. Verañjakasuttaṁ, C. 鞞蘭若村婆羅門經) không có Kinh tương đương. Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Veranja thăm hỏi đức Phật, đức ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và nghiệp đạo đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời tục tĩu, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc

[MN 41] Kinh Sàleyyaka – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Saleyyaka (P. Sāleyyakasuttaṁ, C. 薩羅村婆羅門經) không có Kinh tương đương. Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Kosala thăm hỏi đức Phật, đức ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và nghiệp đạo đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời tục tĩu, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc.

[MN 35] Tiểu Kinh Saccaka – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Tiểu Kinh Saccaka (P. Cūḷasaccakasuttaṁ, C. 薩遮迦小經) tương đương Tạp A-hàm 110: Kinh Tát-già (薩遮), (Đại Chánh 2: 35), Tăng nhất A-hàm 37.10: Kinh Tát-già (薩遮), (Đại Chánh 2: 715). Với thái độ cao ngạo, khoe khoang, Sa-môn lõa thể Saccaka cho rằng ông có thể đánh bại đức Phật trong cuộc tranh luận thách đố, đức Phật bằng thuật vấn đáp đã phân tích cho ông thấy rằng bản ngã là đầu mối của khổ đau. Với cái nhìn vô ngã, các nỗi khổ niềm đau không còn chỗ bám víu vào thân thể, cảm xúc, tri giác, tâm tư và nhận thức.

[MN 30] Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Tiểu Kinh Ví dụ lõi cây (P. Cūḷasāropamasuttaṁ, C. 心材喻小經) không có Kinh tương đương. Trước sự kiện 6 đạo sĩ cùng thời đức Phật tự xưng là người đạt nhất thiết trí, đức Phật giảng ẩn dụ “lõi cây”. Người tu cần đạt giá trị lõi cây, xuất gia với chánh tín và lý tưởng thoát khỏi sinh tử, có tinh thần phụng sự nhân sinh. Không bị bệnh tự mãn, không khen mình chê người, khi thành tựu được giới hạnh thanh cao, vượt lên trên danh vọng, lợi dưỡng, chứng đạt được 4 thiền, trí tuệ thù thắng, thành tựu hạnh thánh.

[MN 27] Tiểu kinh ví dụ dấu chân voi – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Tiểu Kinh Ví dụ chân voi (P. Cūḷahatthipadopamasuttaṁ, C. 象跡喻小經) tương đương Trung A-hàm 30: Kinh Tượng tích dụ (象跡喻經), (Đại Chánh 1: 464). Thông qua việc phân tích các dấu hiệu xác định đâu là vết tích của con voi lớn, bài Kinh khuyên chúng ta không nên đánh giá dấu vết của đức Phật thông qua sự giáo hoá sát-đế-lợi, bà-la-môn và gia chủ thành công của Phật. Dấu ấn của bậc giác ngộ, bản chất giáo pháp của ngài và đặc điểm tăng đoàn chỉ có thể được xác quyết thông qua kinh nghiệm tu tập và chứng nghiệm của bản thân.

[MN 18] Kinh Mật Hoàn – Kinh Phật Pali cho người tại gia

Kinh Mật hoàn (P. Madhupiṇḍikasuttaṁ, C. 蜜丸經) tương đương Trung A-hàm 115: Kinh Mật hoàn (蜜丸經), (Đại Chánh 1: 603), Tăng nhất A-hàm 40.10: Kinh Cam lộ pháp vị (甘露法味), (Đại Chánh 2: 743). Thái độ tranh luận, thường dựa trên quan điểm và học thuyết, không thể giải quyết các vấn nạn của nhân sinh và vũ trụ, ngược lại, trói buộc con người vào mạng lưới “tưởng ám ảnh.” Từ đó, con người sống trong sự chi phối và trói buộc của tham dục, nghi ngờ, hối quá đoạn diệt, tham trước đối với hiện hữu hoặc phi hiện hữu. Triết lý về nguồn gốc nhận thức quá súc tích này được tôn giả Ca-chiên-diên giải thích thấu đáo. a) không tranh: không ngã tưởng. b) rời thế giới tranh: bỏ các tuỳ miên xấu. Không tranh luận với đời = không để căn trần thức tác động vọng tưởng.