[SN 55:23] Bài kinh Mahànàma 3 – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Này Gohdà, theo như tôi biết, một người là bậc Dự lưu thành tựu bốn pháp thời không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn? Ở đây, này Godhà, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng,… Phật, Thế Tôn”… đối với Pháp… đối với Tăng…
[SN 55:22] Bài kinh Mahànàma 2 – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Chớ có sợ hãi, này Mahànàma! Chớ có sợ hãi, này Mahànàma! Không ác sẽ là cái chết của Ông! Không ác là cái chết của Ông! Do thành tựu bốn pháp, này Mahànàma, vị Thánh đệ tử thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Thế nào là bốn?
[SN 55:21] Bài kinh Mahànàma – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Ví như, này Mahànàma, một người nhận chìm một ghè sữa bơ, hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu và đập bể ghè ấy. Ở đây, các mảnh ghè hay mảnh vụn chìm xuống nước; nhưng sữa, bơ hay dầu thời nổi lên, trồi lên trên. Cũng vậy, này Mahànàma, với ai đã lâu ngày, tâm được tu tập trọn vẹn về tín, tâm được tu tập trọn vẹn về giới, tâm được tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm được tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm được tu tập trọn vẹn về trí tuệ; với người ấy, thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, đoạn diệt;
[SN 55:7] Bài kinh Những Người Ở Veludvàra – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Lại nữa, này các Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: “Nếu có ai chia rẽ bạn bè ta bằng lời nói hai lưỡi,như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho ta. Nhưng nếu ta chia rẽ bạn bè người khác bằng lời nói hai lưỡi, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý cho người ấy.
[SN 55:6] Bài kinh Các Người Thợ Mộc – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Bạch Thế Tôn, khi chúng con được nghe: “Thế Tôn sẽ đi khỏi dân chúng Kosala để du hành giữa dân chúng Malla”; khi ấy, chúng con không hoan hỷ, có ưu buồn, nghĩ rằng: “Thế Tôn sẽ ở xa chúng ta”. Và khi, bạch Thế Tôn, chúng con được nghe: “Thế Tôn đã ra đi khỏi dân chúng Kosala, và đang du hành giữa dân chúng Malla”; khi ấy, chúng con không hoan hỷ, có ưu buồn, nghĩ rằng: “Thế Tôn đã ở xa chúng ta”.
[SN 55:3] Bài kinh Dìghàvu – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Bạch Thế Tôn, đối với sáu minh phần pháp được Thế Tôn thuyết giảng này, chúng đều có ở trong con và con thực hiện chúng đầy đủ. Bạch Thế Tôn, con trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt.
[SN 54:12] Bài kinh Nghi Ngờ – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Và này Hiền giả Mahànàma, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã tu hành thành mãn, những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí, giải thoát; những vị ấy đoạn tận năm triền cái, chặt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể khởi lên.
[SN 51:15] Bài kinh Bà-La-Môn – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Cũng vậy này Bày-la-môn, khi Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn, chánh trí, giải thoát. Lòng dục mà vị ấy có trước để chứng được A-la-hán thì khi chứng được A-la-hán rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ. Sự tinh tấn mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tinh tấn ấy được tịnh chỉ.
[SN 48:42] Bài kinh Bà-La-Môn Unnàbha – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Này Bà-la-môn, có năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau. Thế nào là năm? Nhãn căn… thân căn. Này Bà-la-môn, năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau, ý làm chỗ quy tựa cho chúng, ý dung nạp hành cảnh đối cảnh của chúng.
[SN 47:30] Bài kinh Mànadinna – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Dầu cho con phải cảm giác những khổ thọ như vậy, con vẫn trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các cảm thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.