MN152. Kinh Căn Tu Tập | Indriyabhàvanà sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Khác với cách ẩn sĩ Bà-la-môn đào tẩu bằng sự bịt mắt, che tai, đức Phật dạy kỹ năng buông bỏ sự dính mắc khi 6 giác quan vẫn tiếp xúc 6 đối tượng hằng ngày, dù hài lòng hay không hài lòng. Các tăng sĩ nên tinh tấn tu pháp lành, thực hành thiền để không hối hận và trở thành bậc đạo sư xứng đáng và có trách nhiệm hướng dẫn mọi người giải phóng khổ đau.
MN151. Kinh Khất thực thanh tịnh | Pindapàtapàrisuddhi sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nhận diện bản chất “không thực thể” trong mọi sự vật, người tu tập khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng của chúng, cần làm chủ tâm, không tạo điều kiện cho tham ái, sân hận, si mê xuất hiện. Siêng soi xét bản thân đã chấm dứt được 5 dục lạc, 5 trói buộc tâm chưa? Luôn tự hỏi bản thân đã tu 4 niệm xứ, 4 tinh tấn, 4 như ý túc, 5 năng lực, 7 giác ngộ, thiền định, thiền tuệ chưa? Quyết tâm tu tập đạt được trí tuệ và giải thoát.
MN150. Kinh Nói cho dân Nagaravinda | Nagaravindeyya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nhờ tu tập có phương pháp ở nơi an tịnh, không có điều kiện khởi lên sự ham thích hình thái, âm thanh, các mùi, vị, vật thể xúc chạm và đối tượng, các bậc chân tu đang nỗ lực chuyển hóa tham ái, sân hận, si mê; làm chủ được cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái biết, do vậy, đáng được tôn kính và cúng dường.
MN149. Đại Kinh Sáu Sáu| Mahàsalàyatanika sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Tu 37 yếu tố giác ngộ, đặc biệt là 8 chánh đạo, phát huy sự thấy biết như thật về 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan, 6 tiếp xúc… tạo ra cảm giác khổ, vui và trung tính, người tu tập sẽ không nhiễm đắm bất cứ cái gì trên đời, nhờ đó, năm nhóm nhân tính không có mặt trong tương lai, tham ái kết thúc, thân và tâm được an lạc.
MN148. Kinh Sáu Sáu| Chachakka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Từ sự tiếp xúc của 6 giác quan với 6 đối tượng, phát sinh 6 nhận thức, 6 cảm nhận và 6 ái luyến giác quan. Nhận diện quá trình sinh khởi và hoại diệt của mọi sự vật, người tu tập sẽ không chấp “tự ngã” đã sinh và diệt nơi tôi. Nhàm chám mọi nhiễm đắm, làm chủ bản thân để các năng lượng ngủ ngầm của tham ái, sân hận, si mê không thể xuất hiện, tăng trưởng và dần dà bị tiêu diệt.
MN147. Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la| Cùlaràhulovàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật hướng dẫn La-hầu-la nhận thức sâu sắc rằng 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan, 6 tiếp xúc giác quan và 6 giác quan về bản chất là vô thường, biến hoại và nếu không làm chủ được sẽ dẫn đến khổ đau. Không nên đánh đồng chúng là tôi, sở hữu của tôi, tự ngã của tôi và không đắm nhiễm vào chúng ; đồng thời thực tập lìa tham, đạt được giải thoát.
MN146. Kinh Giáo Giới Nandaka| Nandakovàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Vâng lời Phật dạy, tôn giả Nandaka giáo giới Ni đoàn về sự vô thường của mọi sự vật, hiện tượng gồm sáu giác quan, sáu đối tượng và sáu thức giác quan vốn không phải là tôi, tự ngã của tôi, sở hữu của tôi. Thực tập 7 yếu tố giác ngộ, dùng tuệ giác chặt đứt mọi trói buộc và khổ đau. An trú giải thoát bằng tâm và giải thoát bằng tu thiện.
MN145. Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na| Punnovàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Được đức Phật xác vấn về lý tưởng truyền bá chân lý, tôn giả Phú-lâu-na kiên định rằng ngài không sợ sự mắng nhiếc, đánh đập, ném đá, dùng hung khí tấn công, thậm chí bị giết chết bởi người dân nước Sunaparanta hung hãn. Giữ được trạng thái an tịnh trong mọi nghịch cảnh và không chấp thủ mọi thứ trên đời là nền tảng thành công trong hành đạo và phụng sự nhân sinh.
MN144. Kinh Giáo Giới Channa | Channovàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Khi bị hai tôn giáo Xá-lợi-phất (Sariputta) và Thuần-đà từ chối làm trợ tử cho mình, tôn giả Xa-nặc đã tự tử sau đó, vì quá đau nhức. Bài kinh dạy phương pháp phi ngã hóa nỗi đau trên thân và nỗi khổ trong tâm, không đánh đồng thân và tâm là tôi, tự ngã của tôi và sở hữu của tôi nhằm vượt qua trầm cảm và tự tử.
MN143. Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc | Anàthapindikovàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nhằm giúp Cấp Cô Độc vượt qua cơn đau nhức kinh khủng, tôn giả Xá-lợi-phất và A-nan-đa hướng dẫn cách thực tập vô ngã đối với 6 giác quan, 6 đối tượng, 6 xúc, 6 nhận thức; địa, thủy, hỏa, phong, không, thức; thế giới này, thế giới khác. Sau khi thực tập có kết quả, Cấp Cô Độc đã nhẹ nhàng ra đi và tái sinh vào cõi lành.