Primary Menu
MN061. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala | Ambalatthikà Ràhulovàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Để giúp chú tiểu La-hầu-la thấy nguy hiểm của lời nói dối, đức Phật dùng ảnh dụ “chậu nước bị lật úp” nói về sự mất giá trị, nếu đánh mất sự chân thật, trung thực. Người nói dối như con voi lâm trận, sẵn sàng thí mạng cùi. Người tu hành phải thường xuyên soi gương nhân cách, biết phản tỉnh, sám hối, chừa bỏ, chuyển nghiệp để trở nên cao quý và lợi ích cho nhiều người.

MN058. Kinh Vương tử Vô Úy | Abhayaràjakumàra sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đại diện đạo Lõa thể, vương tử Vô Úy cài đức Phật phải trả lời có/ không hầu bắt bí ngài, đức Phật dạy kỹ năng tháo mở móc câu trong cổ. Đức Phật khẳng định rằng ngài thuyết pháp, truyền thông và đối đáp đều mang tính chân lý, hướng đến mục đích cao quý, bất luận người nghe có thích hay không thích.

MN056. Kinh Ưu-ba-ly | Upàli sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Với ý độ luận chiến với đức Phật, cư sĩ Upali, đại diện phái tu Lõa thể, đã nhận Phật làm thầy. Qua đối thoại, đức Phật khẳng định vai trò quan trọng của ý nghiệp đối với hành vi, đồng thời, chỉ ra nhiều điều bất cập của pháp tu khổ hạnh là không cần thiết. Thay vào đó, nên tu tứ thánh đế, kết thúc khổ đau.

MN054. Kinh Potaliya | Potaliya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Đức Phật dạy kỹ năng chấm dứt nghiệp và thói phàm phu gồm sát hại, trộm cắp, nói láo, tham lam, giận dữ, phỉ báng, phẫn nộ, cao ngạo, nhờ đó, con người được hạnh phúc và thành công. Đồng thời thấy rõ tác hại của ái dục như khúc xương, miếng thịt ở miệng thú, đuốc ngược gió, hố than bừng, mộng, vật mượn và như cây có nhiều quả chín… để không bị nhiễm đắm vào dục.

MN052. Kinh Bát thành | Atthakanàgara sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Tôn giả Ananda, nương lời Phật dạy, hướng dẫn tu tập 11 cửa bất tử, nhằm đạt được an lạc giải thoát trong hiện đời gồm bốn thiền (hỷ lạc do lìa tham ái, hỷ lạc do định, diệu lạc do bỏ hỷ, xả niệm thanh tịnh), 4 phạm trú (từ, bi, hỷ, xả) và 3 thiền vô sắc (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ).