Primary Menu
MN040. Tiểu kinh Xóm ngựa | Cùla-Assapura sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Tại ấp Assapura của dân chúng Anga, đức Phật dạy về nghệ thuật chính danh và chính hạnh của người xuất gia, để mang lại giá trị hạnh phúc trong tu tập và độ sinh. Chính hạnh này không thể được đồng hoá đơn thuần với chủ nghĩa hình thức của người tu cũng như các phương pháp thực tập khổ hạnh ép xác sai lầm

MN038. Ðại kinh Ðoạn tận ái | Mahàtanhàsankhaya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Từ quan điểm sai lầm cho rằng thức luân chuyển qua các cõi luân hồ, không hề đổi khác, đức Phật đã phân tích về thuyết duyên khởi, giải thích về tính điều kiện, theo đó, nỗ lực chặt đứt tiến trình mắc xích khổ đau, đạt được sự giải thoát.

MN037. Tiểu kinh Ðoạn tận ái | Cùlatanhàsankhaya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Nhân dịp tình cờ nghe pháp thoại ngắn của đức Phật giảng cho thiên chủ Sakka về cách chuyển hóa tính dục, vượt mọi khổ ách trong đời, ngài Mục-kiền-liên giúp Sakka nhận thức được rằng hạnh phúc ở cõi bụi hồng là tạm bợ, chứa đầy sợ hãi, từ đó, nên hướng đến hạnh phúc cao hơn của người xuất gia, vượt qua tính dục, trải nghiệm niết-bàn an vui.

MN036. Ðại kinh Saccaka | Mahàsaccaka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Sau khi quan sát các vị lỏa thể, Saccaka cho rằng người tu thân sẽ đau khổ về thân và điên loạn tâm. Người tu tâm mà không tu thân cũng bị tương tự. Ông cho rằng đệ tử Phật thuộc nhóm hai. Nhân đó, đức Phật giải thích cách tu tập thân và tu tập tâm nhằm chuyển hóa khổ đau, đạt được giác ngộ trong đời.

MN035. Tiểu kinh Saccaka | Cùlasaccaka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Với thái độ cao ngạo, khoe khoang, Sa-môn lõa thể Saccaka cho rằng ông có thể đánh bại đức Phật trong cuộc tranh luận thách đố, đức Phật bằng thuật vấn đáp đã phân tích cho ông thấy rằng bản ngã là đầu mối của khổ đau. Với cái nhìn vô ngã, các nỗi khổ niềm đau không còn chỗ bám víu vào thân thể, cảm xúc, tri giác, tâm tư và nhận thức.

MN034. Tiểu kinh Người chăn bò | Cùlagopàlaka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Nhân dịp mổ xẻ hai tình huống chăn dắt châu bò đúng phương pháp và sai phương pháp, đức Phật phân tích hai nghệ thuật tu tập có hiệu quả của người chăn dất tinh thần thực hành theo chánh pháp (tùy pháp hành) và thực hành theo chánh tín (tùy tín hành) nhằm đạt được sự chấm dứt năm trói buộc thấp (sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử, vô minh) và năm trói buộc cao (gồm thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân)

MN033. Ðại kinh Người chăn bò | Mahàgopàlaka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Mục ngưu giả (Gopālak). Nhân sự kiện mô tả các yêu cầu của người chăn bò thành công, đức Phật giới thiệu các đức hạnh cần thiết để giúp người tu chân chính được trưởng thành trong Phật pháp, gặt hái hạnh phúc và an vui, trở thành đạo sư khai sáng cho đời.

MN032. Ðại kinh Rừng sừng bò | Mahàgosinga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Bài Kinh ghi lại kinh nghiệm chia sẻ pháp môn hành trì của một số tôn giả lớn thời Phật, liên hệ đến tiêu chí về hành giả chói sáng và pháp môn chói sáng nhất. Thông qua đó, đức Phật khẳng định, hành giả chuyển hoá tận gốc rễ các lậu hoặc mới xứng danh là người tu lý tưởng nhất và pháp môn chói sáng nhất là pháp môn có khả năng chuyển hoá toàn bộ lậu hoặc, giúp cho con người phàm phu chứng đắc thánh quả.

MN031. Tiểu kinh Rừng sừng bò | Cùlagosinga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát

Từ gương hạnh sống hoà hợp như nước với sữa của ba tôn giả, Anurudha, Nandiya và Kimbila, đức Phật xác định giá trị của đời sống trên nền tảng tôn trọng sở trường của nhau, học học những gì mình còn kém, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và Phật sự sẽ mang lại hạnh phúc và an vui cho số đông.