MN142. Kinh Phân Biệt Cúng Dường | Dakkhinàvibhanga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Dựa vào giá trị đạo đức và sự đóng góp tích cực cho đời, những bậc đáng được cúng dường bao gồm đức Phật, bậc Độc giác, A-la-hán, bậc Bất lai, bậc Nhất lai, bậc Dự lưu, người đang hướng đến quả thánh, Tăng, Ni và những người đức hạnh. Nhân đây, đức Phật dạy cách cúng dường và bố thí thanh tịnh đối với người cho và người nhận.
MN141. Kinh Phân Biệt Về Sự Thật | Saccavibhanga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Phương pháp chấm dứt khổ đau của đức Phật gồm bốn bước: (i) Nhận diện khổ đau của thân và tâm, (ii) Truy tìm nguyên nhân khổ đau từ tham ái, sân hận và si mê, (iii) Trải nghiệm niết-bàn khi khổ và nguyên nhân khổ đã kết thúc, (iv) Tu bát chánh đạo gồm sự hoàn thiện trí tuệ, đạo đức và thiền định. Nhờ đó, chứng đắc giác ngộ và giải thoát ở hiện đời.
MN140. Kinh Giới Phân Biệt | Dhàtuvibhanga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Để vượt qua mọi chấp thủ, đức Phật khuyên mọi người phát triển 4 siêu việt gồm tôn trọng chân lý, phát triển trí tuệ, chia sẻ tuệ giác và trải nghiệm sự tịch tịnh. Nhận thức rõ địa, thủy, hỏa, phong, không vốn không phải là tôi, của tôi và tự ngã của tôi. Chuyển hóa cảm xúc, vọng tưởng, tham ái, sân hận, vô minh và vượt qua mọi chấp thủ, đạt được giác ngộ và giải thoát.
MN139. Kinh Vô Tránh Phân Biệt | Aranavibhanga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Để giúp mọi người vượt qua khổ đau do nghiệp và thói quen tranh chấp, đức Phật dạy kỹ năng tán dương mặt tích cực của người khác, góp ý khéo và đúng lúc, chú tâm vào an lạc của thanh tịnh và giác ngộ, giao tiếp bằng lời từ ái, không chấp dính ngôn ngữ và hành xử của người khác, thực tập hỷ xả và bao dung.
MN138. Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết | Uddesavibhanga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Tôn giả Ca-chiên-diên giải thích lời Phật dạy về sự vượt qua sự dao động tâm, không chấp dính, không còn khổ về sanh, già, chết. Khi giác quan tiếp xúc ngoại trần cảnh, không đuổi theo tướng ngoài. Tu 4 thiền định để không vướng dính nội trần. Không chấp ngã, tự ngã, ngã sở hữu trong thân thể và sắc pháp, nhờ đó, không còn khát ái, không sợ hãi, không bị khủng bố, đạt được an lạc và giải thoát.
MN137. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ | Salàyatanavibhanga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Phật giảng về 6 giác quan, 6 đối tượng, 6 xúc, 6 thức, 18 ý hành (6 khổ, 6 ưu, 6 xả), 36 loại hữu tình (18 ý hành tại gia, 18 liên hệ xuất gia), 3 cảm thọ, 3 niệm của đạo sư và Vô thượng điều ngự.
MN136. Ðại kinh Nghiệp phân biệt | Mahàkammavibhanga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy rằng tùy theo bản chất tích cực hay tiêu cực của nghiệp mà cảm giác hạnh phúc hay khổ đau có mặt. Do tác động của duyên, sự trổ quả của nghiệp là có thật. Người sống tà kiến, gieo nhiều bất hạnh sẽ bị khổ đau ở hiện tại hoặc bị đọa lạc cảnh giới thấp trong kiếp tương lai. Có người gieo nghiệp xấu ở hiện tại nhưng do tác động của nghiệp tốt trong quá khứ của bản thân nên chậm trổ quả. Nhân quả là có thật nhưng chuyển nghiệp được nên không có số phận và định mệnh.
MN135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt | Cùlakammavibhanga sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Giải thích nguyên nhân thế giới có sự thiên sai, vạn biệt, đức Phật khẳng định rằng con người là chủ nhân, thai tạng, quyến thuộc, điểm tựa và người kế thừa nghiệp.
MN134. Kinh Lomasakangiya Nhất dạ hiền giả | Lomasakangiyabhaddekaratta sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Tôn giả Lomasakangiya trả lời thiên tử Candana về chánh niệm hiền tiền theo cách được đức Phật dạy trong cách kinh 131-33.
MN133. Kinh Ðại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả | Mahàkaccànabhaddekaratta sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Kinh này được ngài Ca-chiên-diên giảng tại thành Vương Xá rằng chánh niệm hiện tiền là hạnh phúc dài lâu,