MN122. Kinh Đại Không| Mahàsunnata sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Kinh dạy kỹ năng vượt qua ngã mạn, chấm dứt sự nhiễm đắm các sự vật, hiện tượng, sống thiểu dục, đề cao tâm viễn ly, thực tập nội tĩnh, chính niệm, tỉnh thức, trải nghiệm các hỷ lạc do ly dục, do tu định, do diệu lạc và do xả niệm. Để tiến bộ trong tu học, dù gặp nghịch cảnh không chán nãn, bỏ cuộc; dù gặp nhiều người quý trọng, không sanh tâm cống cao. Với mọi người không có tâm thù nghịch, đề cao lòng bi mẫn, mang lại lợi lạc cho mọi người.
MN121. Kinh Tiểu Không| Cùlasunnata sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Bằng kinh nghiệm bản thân, đức Phật dạy tăng đoàn quán tính “không thực thể”, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ và vô tướng tâm định… để không vướng tâm tưởng vào con người, làng xã, nhà cửa, đại địa, núi, sông. Phối hợp với quán vô thường và vô ngã, chấm dứt các lo lắng và khổ đau liên hệ đến tưởng; tâm được giải thoát.
MN120. Kinh Hành Sanh| Sankhàrupapatti sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy điều kiện tái sinh theo ý muốn gồm đầy đủ chánh tín, đạo đức, bố thí, đa văn, trí tuệ; chú tâm vào cảnh giới và nơi muốn tái sinh, nhất là lúc gần qua đời. Ngoài những điều trên, nếu chú tâm vào tâm giải thoát và tuệ giải thoát, người tu tập sẽ chấm dứt khổ đau, chứng đắc quả thánh.
MN119. Kinh Thân Hành Niệm| Kàyagatàsati sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy kỹ năng chính niệm về thân (thân hành niệm) gồm làm chủ hơi thở ra vào; tỉnh giác trong đi, đứng, nằm, ngồi, co duỗi, nói, nín, động, tịnh, thức, ngủ; quán thân thể gồm 32 yếu tố bất tịnh; quán thi thể bị trương xình và chỉ còn xương, tro, bụi. Nhờ đó, không còn chấp dính vào thân, ngã, ngã sở hữu và những thứ liên hệ đến thân. Từ đó, tu và chứng 4 thiền định để chấm dứt khổ đau.
MN118. Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm – Kinh Quán Niệm Hơi Thở| Anàpànasati sutta- kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy 16 kỹ năng thở thiền mang lại an lạc, giải thoát. Phối hợp với bảy yếu tố giác ngộ, người tu thiền sẽ đạt sự giải thoát khổ đau.
MN117. Đại Kinh Bốn Mươi | Mahàcattàrìsaka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Tu tập 8 chánh đạo thông thường sẽ trở thành chân nhân, hưởng phúc báo. Tu tập rốt ráo 8 chánh đạo sẽ chứng quả thánh nhân, kết thúc luân hồi.
MN116. Kinh Thôn Tiên | Isigili sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Tại núi Tiên thôn (Isigili), Vương Xá, đức Phật ca ngợi vị độc giác, nhờ tu chánh đạo, trọn vẹn trí tuệ, đạo đức và thiền định nên đã dứt sạch tham ái, nhổ mũi tên khổ đau, và tự chứng trí tuệ, đạt được giải thoát, đoạn tận tái sinh.
MN115. Kinh Ða giới | Bahudhàtuka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Sau khi khẳng định người trí hiểu sâu về 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan và 6 nhận thức giác quan và thuyết tương duyên, đức Phật chỉ ra lý do người ngu dễ bị sợ hãi, thất vọng và hoạn nạn trong khi người trí thì không. Người trí hiểu rõ lạc, khổ, hỷ, ưu, xả, vô minh, vượt qua dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; thành tựu chánh kiến, không phạm tội lỗi, nhất là 5 tội trọng; thấy rõ vô thường và vô ngã, nhờ đó, sống an vui trong đời.
MN114. Kinh Nên hành trì, không nên hành trì | Sevitabba-asevitabba sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Phật dạy tiêu chí đánh giá bản chất hành động trên nền tảng giá trị và tác hại, từ đó, nên làm và không nên làm. Bất cứ hành động thân, hành động lời, hành động ý tưởng, hoặc khi các giác quan tiếp xúc trần cảnh mà làm tăng trưởng điều bất thiện, gây tạo khổ đau như thương tổn mạng sống, lấy của không cho, tà hạnh ngoại tình; nói láo, nói chia rẻ, nói thô tục, nói thị phi; vướng dính tham ái, giận dữ và tâm hảm hại… thì nên nỗ lực từ bỏ, vượt qua. Ngược lại, các hành động mang lại hạnh phúc và giá trị cho đời thì nên theo đuổi như lý tưởng sống.
MN113. Kinh Chân Nhân | Sappurisa sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Bất luận bối cảnh giai cấp và họ tộc, bậc chân tu theo Phật pháp sẽ đạt được an lạc, giải thoát và sự kính trọng. Bậc chân tu không khen mình, chê người về sự nổi tiếng, bốn vật cúng dường, học pháp giỏi, giữ giới hạnh, thiểu dục và giản đơn, chuyên hành khất, sống ở nghĩa địa, ngủ dưới gốc cây, hết tham, sân, si, chứng 9 cấp thiền định, đạt được trí tuệ, giải phóng khổ đau.