MN112. Kinh Sáu Thanh Tịnh | Chabbisodhana sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Bằng chánh trí, người tu sẽ giải thoát mình khỏi các lậu hoặc, vượt qua các chấp thủ về thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức; mắt và hình thái, tai và âm thanh, mũi với mùi; lưởi với vị, thân với vật xúc chạm, ý với những gì được hình dung. Vượt qua ngã mạn tùy miên, trở thành người tu chân chính; chặt đứt các trói buộc tâm (tham ái, sân hận, hôn trầm – thùy miên, trạo cử – hối quá, hoài nghi) và giải quyết khổ đau bằng bốn sự thật thánh, sống hạnh phúc và thong dong trong đời.
MN111. Kinh Bất Đoạn | Anupada sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nhân dịp ca ngợi tôn giả Xá-lợi-phất đạt được đại tuệ và tu thiền sâu sắc, đức Phật dạy các cấp thiền…
MN110. Tiểu Kinh Mãn Nguyệt | Cùlapunnama sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nhận diện tác hại của sự bất chánh, đức Phật dạy kỹ năng trở thành người chân chánh, sống với chánh kiến, giao du người tốt; suy nghĩ việc thiện, nói sự thật và hữu, hành động chân chánh. Có chánh tín, đề cao lương tâm, nghe chân lý Phật, tinh tấn việc thiện. Tin sâu nhân quả và kiếp sau. Thích bố thí, giúp người. Làm tất cả việc tốt nhất với phương pháp tốt nhất có thể, trở thành người hạnh phúc và hữu dụng.
MN109. Đại Kinh Mãn Nguyệt | Mahàpunnama sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Phân tích mắc xích khổ đau, đức Phật chỉ rõ sự dính mắc của thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức bắt đầu từ dục, tham, tiếp xúc thiếu chánh niệm; đánh đồng thân và tâm là ngã. Cần thấy rõ vị ngọt, vị đắng và sự xuất ly khỏi các đối tượng giác quan. Hãy chuyển hóa tâm ngã mạn ngủ ngầm. Thấy rõ vô thường để không chấp “Cái này của tôi, cái này là tôi, cái này chính là tự ngã của tôi”, nhờ đó, vượt qua tất cả khổ đau.
MN108. Kinh Gopaka Moggallàna | Gopakamoggallàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Noi gương đức Phật, người khai sáng con đường tỉnh thức, sau khi Phật qua đời, người tu Phật phải nương tựa vào chân lý Phật và đạo đức, sống trong chánh hạnh, hòa thuận, giữ đủ oai nghi, thấy sự nguy hiểm trong lỗi nhỏ nhặt; học rộng, hiểu nhiều Phật pháp; biết đủ với bốn vật dụng; thực tập thiền định; xem giáo hóa như phép mầu; nỗ lực kết thúc khổ đau, chứng đắc giác ngộ.
MN107. Kinh Ganaka Moggallàna | Ganakamoggallàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Con đường tâm linh kết thúc khổ đau, chứng đắc Niết-bàn bắt đầu bằng sự huấn luyện đạo đức, sống chánh hạnh, giữ oai nghi, sợ các lỗi nhỏ, làm chủ 6 giác quan, làm chủ việc ăn uống, chính niệm và tỉnh thức trong mọi động tác, thực tập thiền để tháo mở các trói buộc tâm gồm tham ái, sân hận, hôn trầm – thùy miên, dao động – hối quá và hoài nghi. Ai thực hành theo sự chỉ đường của đức Phật sẽ đạt được giải thoát trong hiện đời.
MN106. Kinh Bất Động Lợi Ích | Anenjasappàya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Khẳng định rằng tham dục về bản chất là vô thường, trống rỗng, kéo theo hệ lụy, đức Phật hướng dẫn kỹ năng sống bất động trước cảnh trong hiện tại như sau: (i) Tâm quảng đại, (ii) Không chấp dính thế giới vật chất nhờ thấy rõ tính tổ hợp 4 đại của chúng, (iii) Thường quán tưởng “vô sở hữu xứ”, (iv) Thực tập tâm vô sở hữu, (v) Thực tập buông xả và không chấp vào xả.
MN105. Kinh Thiện Tinh | Sunakkhatta sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy rằng lời tuyên bố chứng đắc trí tuệ, có trường hợp là thật sự và có khi là do ngã mạn nên nói khống. Theo đức Phật, để đạt được thắng trí, mọi người tu tập tâm bất động trước cảnh cảnh, không chấp vào tính sở hữu, không để tham dục và sân hận chi phối, không ỷ lại chính mình, cam kết chữa lành mũi tên khổ đau bằng sự thực tập buông xả và không hận thù.
MN104. Kinh làng Sama | Sàmagàma sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Khẳng định tranh chấp là khổ đau, đức Phật dạy phân tích sáu nguyên nhân của tranh chấp gồm phẫn nộ – sân hận, hiềm hận – não hại, tật đố – xan tham, gian manh – xảo trá, ác dục – tà kiến, chấp thủ thế trí, cố chấp – khó thuyết phục. Đồng thời, đức Phật dạy 6 kỹ năng sống hòa hợp và 7 phương pháp vượt qua tranh chấp, bất đồng, nhằm góp phần xây dựng gia đình, cộng đồng và quốc gia hạnh phúc.
MN103. Kinh nghĩ như thế nào | Kinti sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đề cao vai trò đạo sư, đức Phật khuyên các tăng sĩ siêng năng truyền bá 37 yếu tố giác ngộ. Để sống hạnh phúc trong cộng đồng, đức Phật khuyên không nên đào sâu sự bất đồng về quan điểm, cách hiểu, không phê phán, không khen mình, chê người; đề cao sự thực hành chánh pháp để trải nghiệm hạnh phúc của niết-bàn.