DN34. Kinh Thập thượng | Dasuttara sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật khích lệ ngài Xá-lợi-phất giảng 100 pháp số quan trọng, bắt đầu bằng số 1 và kết thúc ở số 10. Mỗi con số có 10 pháp số khác nhau, tóm tắt các học thuyết và hành trì quan trọng của đức Phật.
DN33. Kinh Phúng tụng | Sangìti sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nhân dịp dự lễ khánh thành giảng đường mới tại nước Mạt-la, đức Phật khích lệ ngài Xá-lợi-phất trùng tuyên khoảng 230 pháp số quan trọng bắt đầu từ số 1 đến 10, tóm tắt chân lý Phật dạy, nhắc nhở mọi người thực tập, kết thúc khổ đau.
DN32. Kinh A-sá-nang-chi | Atànàtiya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy bốn Thiên vương, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, Cưu-bàn-trà về đạo đức gồm hông giết hại, không trộm cắp, không nói láo, không ma túy, rượu; kính trọng Phật pháp, truyền bá chân lý, giúp mọi người an vui.
DN31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt | Sigàlovàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Giới thiệu 6 mối quan hệ xã hội. Về gia đình có: (i) Cha mẹ và con cái, (ii) Vợ và chồng, (iii) Bà con – thân quyến. Về giáo dục và nghề nghiệp có: (iv) Thầy cô giáo – học trò, (v) Chủ lao động – người lao động. Về tôn giáo có (v) Nhà tôn giáo – tín đồ. Mỗi bên được khuyên nên giữ gìn 5 trách nhiệm cao quý, góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình, xã hội và tâm linh.
DN30. Kinh Tướng | Lakkhana sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Chấp nhận văn hóa nhân tướng tại Ấn Độ cổ đại, đức Phật khẳng định rằng 32 tướng đại nhân là kết quả của gieo trồng các nhân tốt trong các kiếp quá khứ. Người có 32 tướng đại nhân, nếu làm chính trị sẽ trở thành chuyển luân thánh vương, nếu xuất gia sẽ trở thành thánh nhân.
DN29. Kinh Thanh tịnh | Pàsàdika sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nhân cái chết của Nigaṇṭha Nātaputta, lãnh tụ đạo Kỳ-na, đức Phật nhắc nhở các đệ tử cần sống có lý tưởng, đề cao tình huynh đệ và tinh thần hòa hợp, không tranh chấp. Để chứng thánh quả, cần thực tập 37 yếu tố giác ngộ, đặc biệt tu bốn thiền và bốn chân lý thánh. Siêng truyền bá chân lý để Phật pháp soi sáng thế gian, giúp đời được an vui.
DN28. Kinh Tự hoan hỷ | Sampasàdanìya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Lời ngưỡng mộ Thế-Tôn, bực giác ngộ vĩ đại nhất. Trước khi qua đời tại Nalanda, ngài Xá-lợi-phất đã tán dương giá trị Phật pháp, kêu gọi mọi người thực tập bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm năng lực, bảy giác ngộ, tám chính đạo… nhằm kết thúc khổ đau, trải nghiệm an lạc trong đời.
DN27. Kinh Khởi thế nhân bổn | Agganna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Theo đức Phật, nguồn gốc sự sống không bắt đầu từ nguyên nhân khởi thủy là thượng đế, vật chất hay tâm. Con người đầu tiên trên địa cầu chúng ta đang sống đến từ địa cầu khác.
DN26. Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống | Cakkavati-Sìhanàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Lấy kiếp quá của bản thân làm ví dụ, đức Phật nói về nguyên nhân sụp đổ của dòng vua chúa trong quá khứ và sự suy thoái xã hội sau đó. Kinh dự đoán Phật Di-lặc sẽ ra đời trong những kiếp tương lai nhằm phục hưng đạo đức và mang lại hạnh phúc cho con người. Nhân đó, Kinh này dạy kỹ năng tự nương tựa với tinh thần chính niệm, tỉnh thức, kỷ luật trong tu học, không nương tựa bên ngoài. Thực tập tứ niệm xứ là sự nương tựa cao quý vào chính pháp.
DN25. Kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống | Udumbarikà-Sìhanàda sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Kinh này là cuộc đối thoại tôn giáo. Đức Phật không quan tâm đến việc cải đạo người khác theo mình, tập trung vào việc dẫn dắt mọi người kết thúc khổ đau, bất luận họ là ai, theo đạo nào, làm gì trong xã hội. Chánh tri kiến, đạo đức và tu thiền là cách dứt khổ, được vui.