[SN.V.12] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Sự Thật
Tương ưng Sự thật (Saccasaṃyutta). Tương ưng này lược thuyết, quảng thuyết các phương diện khác nhau của bốn chân lý cao thượng, bao gồm cả bài pháp quan trọng đầu tiên gọi là Kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkappavattanasutta) (S. V. 420).
[SN.V.11] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Dự Lưu
Tương ưng Dự lưu (Sotāpattisaṃyutta). Khi một hành giả thành tựu niềm tịnh tín bất động đối với Phật, Pháp, Tăng và giới, hành giả đó thành tựu quả vị Dự lưu (S. V. 342). Dự lưu là Thánh vị đầu tiên trong bốn Thánh quả. Đạt được quả vị này, hành giả có thể tự tuyên bố về mình: “Ta đã đoạn tận địa ngục, ta đã đoạn tận loài bàng sanh, ta đã đoạn tận cõi ngạ quỷ, ta đã đoạn tận ác xứ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự Lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ” (S. V. 358). Cũng trong Tương ưng này, đức Phật đưa ra định nghĩa thế nào là người cư sĩ: “Ai quy y Phật, này Mahānāma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Mahānāma, là người cư sĩ” (S. V. 395).
[SN.V.10] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra
Tương ưng Hơi thở vô, hơi thở ra (Ānāpānasaṃyutta). Đây là pháp thiền tập với nhiều diệu dụng vì “ngay trong hiện tại có thể chứng đắc Chánh trí, nếu còn dư y thì chứng quả Bất lai” (S. V. 313). Duyên khởi pháp hành này bắt nguồn từ nhiều vị Tỷ-kheo sau khi tu pháp quán bất tịnh, đã nảy sinh sự chán ghét thân mình cùng cực nên có 30 vị Tỷ-kheo đã tự sát trong một ngày (S. V. 320). Từ thực tế đó, đức Phật đã dạy pháp hành này với sự khẳng định chắc chắn: “Này các Tỷ-kheo, định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này được tu tập, được làm cho sung mãn là tịch tịnh, thù diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức” (S. V. 320). Không những vậy, trong một trường hợp khác, đức Phật tái khẳng định: “Này các Tỷkheo, ai muốn nói một cách chơn chánh, đây là Thánh trú, đây là Phạm trú, đây là Như Lai trú, người ấy nói một cách chơn chánh, phải nói định niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú” (S. V. 325).
[SN.V.09] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Thiền
Tương ưng Thiền (Jhānasaṃyutta). Tương ưng này đề cập về tứ thiền và những ví dụ liên quan nhằm làm sáng tỏ tứ thiền. Nhờ tu tập thuần thục và thành tựu tứ thiền nên năm thượng phần kiết sử được thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận (S. V. 309).
[SN.V.08] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Anuruddha
Tương ưng Anuruddha (Anuruddhasaṃyutta). Tương ưng này đề cập đến tư duy, sự thực hành và giảng thuyết của Tôn giả Anuruddha đối với bốn niệm xứ. Thậm chí gặp lúc bệnh tật, nhờ quán bốn niệm xứ nên khổ thọ về thân có khởi lên cũng không ảnh hưởng đến tâm (S. V. 302).
Thứ chín, Tương ưng Thiền (Jhānasaṃyutta). Tương ưng này đề cập về tứ thiền và những ví dụ liên quan nhằm làm sáng tỏ tứ thiền. Nhờ tu tập thuần thục và thành tựu tứ thiền nên năm thượng phần kiết sử được thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận (S. V. 309).
[SN.V.07] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Như Ý Túc
Tương ưng Như ý túc (Iddhipādasaṃyutta). “Ở đây, này các Tỷkheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tâm định tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn như ý túc, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này đến bờ bên kia” (S. V. 254). “Và do tu tập, do làm cho sung mãn bốn như ý túc này, Như Lai được gọi là bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác” (S. V. 257).
[SN.V.06] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Chánh Cần
Tương ưng Lực (Balasaṃyutta). “Có năm lực này, này các Tỷkheo. Thế nào là năm? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm lực” (S. V. 249). Nhờ tu tập năm lực này đến mức thuần thục sẽ hướng hành giả xuôi về Niết-bàn.
[SN.V.05] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Chánh Cần
Tương ưng Chánh cần (Sammappadhānasaṃyutta), gồm có bốn: “Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Đối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn chánh cần.” Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần” (S. V. 224). Như vậy: “Để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử, bốn chánh cần này cần phải tu tập” (S. V. 247)
[SN.V.04] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Niệm Xứ
Tương ưng Căn (Indriyasaṃyutta). “Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo những pháp này là năm căn” (S. V. 193). Hành giả khi tu tập, cần quán tín căn trong bốn chánh tín, tấn căn trong bốn chánh cần, niệm căn trong bốn niệm xứ, định căn trong bốn thiền, tuệ căn trong bốn Thánh đế (S. V. 196). Giữa căn và lực có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. “Cái gì là tín căn, này các Tỷ-kheo, cái ấy là tín lực. Cái gì là tín lực, cái ấy là tín căn… Cái gì là tuệ căn, cái ấy là tuệ lực. Cái gì là tuệ lực, cái ấy là tuệ căn” (S. V. 219).
[SN.V.03] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Niệm Xứ
Tương ưng Niệm xứ (Satipaṭṭhānasaṃyutta). Tương ưng này đề cập đến pháp tu bốn niệm xứ gồm thân, thọ, tâm, pháp. Pháp môn bốn niệm xứ được đức Phật khẳng định rằng: “Có con đường độc nhất này, này các Tỷ-kheo, khiến cho các loài hữu tình được thanh tịnh, vượt qua được sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn” (S. V. 141). Bốn niệm xứ cũng là nội dung tu tập được đức Phật huấn thị trong kỳ an cư cuối cùng tại làng Beluva thuộc thành Vesāli (S. V. 152). Theo đức Phật, bốn niệm xứ được tu tập là điều kiện cơ bản để Chánh pháp được tồn tại lâu dài (S. V. 172).