[SN.V.02] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Giác Chi
Tương ưng Giác chi (Bojjhaṅgasaṃyutta). “Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là giác chi?” “Vì chúng đưa đến giác ngộ, này các Tỷ-kheo, do vậy nên chúng được gọi là giác chi” (S. V. 72). Nếu hành giả tu tập thuần thục theo bảy giác chi thì có thể đoạn trừ bệnh tật (S. V. 79-81). Vì sao vậy, vì bảy giác chi có khả năng đoạn trừ những cấu uế trong tâm cũng như muốn có vàng tinh luyện thì phải trừ sạch những cấu uế của vàng (S. V. 92). Như vậy: “Này các Tỷ-kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử, bảy giác chi cần phải tu tập” (S. V. 139).
[SN.V.01] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Đạo
Tương ưng Đạo (Maggasaṃyutta) là Tương ưng đầu tiên. Ở Tương ưng này, đức Phật giải thích một nửa Phạm hạnh và toàn bộ Phạm hạnh cho Tôn giả Ānanda (S. V. 1). Những bài kinh kế tiếp, đức Phật trình bày, giải thích những phương diện khác nhau của Thánh đạo tám ngành, từ chánh kiến cho đến chánh định. “Cái gì là giá chống đỡ cho tâm? Chính là Thánh đạo tám ngành” (S. V. 20).
[SN.IV.10] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Không Thuyết
Tương ưng Không thuyết (Abyākatasaṃyutta). Tương ưng này đề cập đến những câu hỏi mà không được Như Lai trả lời vì chúng không thiết thực với đương cơ của người hỏi (S. IV. 388). Điểm đặc thù trong Tương ưng này ghi nhận về trường hợp Tỷ-kheo-ni Khema thuyết pháp cho Vua Pasenadi (S. IV. 374). Vị trí của bài kinh này nên được xếp vào trong Tương ưng Kosala hoặc Tương ưng Tỷ-kheo-ni thì thích hợp hơn.
[SN.IV.09] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Vô Vi
Tương ưng Vô vi (Asaṅkhatasaṃyutta) định nghĩa thế nào là vô vi và con đường dẫn đến vô vi (S. IV. 360). Tương ưng này cũng liệt kê những tên khác nhau chỉ cho vô lậu (S. IV. 370).
[SN.IV.08] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Thôn Trưởng
Tương ưng Thôn trưởng (Gāmaṇisaṃyutta). Trong Tương ưng này, đức Phật hóa giải những định kiến sai lầm cho các vị thôn trưởng về các quan niệm như tàn bạo và hiền lành (S. IV. 305). Người làm kẻ khác loạn tâm, đam mê chơi bời sẽ bị đọa vào địa ngục Hý Tiếu (Pahāsa) (S. IV. 306). Đặc biệt, Tương ưng này nêu rõ sự khác biệt giữa cầu siêu theo quan điểm của Bà-la-môn và cầu siêu theo quan điểm của Phật giáo (S. IV. 311).
[SN.IV.07] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Tâm
Tương ưng Citta (Cittasaṃyutta). Citta (Tâm) là tên riêng của một vị cư sĩ tại gia của đức Phật, có nhiều điều đặc dị, phi phàm. Vị cư sĩ này có những nét tương đồng với cư sĩ Duy-ma-cật trong kinh văn Hán tạng. Trước hết, sau khi đảnh lễ chư Tăng, cư sĩ Citta đã thuyết pháp cho chúng Tỷ-kheo (S. IV. 281). Có trường hợp, cư sĩ Citta đã giải thích bài kệ cho Trưởng lão Kāmabhu (S. IV. 291). Trong trường hợp khác, cư sĩ Citta đã luận biện với các vị Nigaṇṭha (S. IV. 297). Ở đây, sở dĩ có khả năng như thế vì cư sĩ Citta đã chứng đắc Tứ thiền (S. IV. 300). Ngay cả trong lúc lâm chung, vị cư sĩ này còn an ủi ngược lại những người thăm bệnh mà trong số đó có cả chư thiên ở rừng, ở cây và khiến cho tất cả thính chúng được giải thoát (S. IV. 302). Tương ưng này cũng ghi nhận về năng lực thuyết giảng và sức mạnh thần thông của hai vị Tỷ-kheo trẻ mới tu. Vị thứ nhất tên là Isidatta có khả năng thuyết pháp cho các vị Tỷ-kheo trưởng lão (S. IV. 285) và vị thứ hai là Tỷ-kheo Mahaka đã thực hành thần thông, khiến mưa rơi xuống để cúng dường sự mát mẻ đến các bậc Trưởng lão (S. IV. 288)
[SN.IV.06] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Moggalàna
Tương ưng Moggallāna (Moggallānasaṃyutta) đề cập đến tứ thiền và tứ vô sắc định do Tôn giả Mahāmoggallāna giảng thuyết cho chúng Tỷ-kheo (S. IV. 262-68). Ngoài ra, Tương ưng này cũng ghi nhận sự kiện Tôn giả Mahāmoggallāna lên cõi trời Tāvatiṃsa (Tam Thập Tam thiên) thuyết pháp cho chư thiên (S. IV. 269-80).
[SN.IV.05] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Sàmandaka
Thứ tư, Tương ưng Jambukhādaka (Jambukhādakasaṃyutta) và thứ năm, Tương ưng Sāmaṇḍaka (Sāmaṇḍakasaṃyutta) ghi lại những lời dạy của Tôn giả Sāriputta với du sĩ ngoại đạo Jambukhādaka và Sāmaṇḍaka về những vấn đề như Niết-bàn và con đường dẫn đến Niết-bàn (S. IV. 251); thế nào là vị A-la-hán và con đường dẫn đến quả vị A-la-hán (S. IV. 251); phương cách điều hòa hơi thở và đạt đến điều hòa hơi thở tối thượng (S. IV. 254); thế nào là thọ (S. IV. 255); thế nào là lậu hoặc, vô minh, khát ái, bộc lưu, chấp thủ (S. IV. 256-58)… đã được Tôn giả Sāriputta giảng giải thỏa đáng.
[SN.IV.04] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Jambukhàdaka
Thứ tư, Tương ưng Jambukhādaka (Jambukhādakasaṃyutta) và thứ năm, Tương ưng Sāmaṇḍaka (Sāmaṇḍakasaṃyutta) ghi lại những lời dạy của Tôn giả Sāriputta với du sĩ ngoại đạo Jambukhādaka và Sāmaṇḍaka về những vấn đề như Niết-bàn và con đường dẫn đến Niết-bàn (S. IV. 251); thế nào là vị A-la-hán và con đường dẫn đến quả vị A-la-hán (S. IV. 251); phương cách điều hòa hơi thở và đạt đến điều hòa hơi thở tối thượng (S. IV. 254); thế nào là thọ (S. IV. 255); thế nào là lậu hoặc, vô minh, khát ái, bộc lưu, chấp thủ (S. IV. 256-58)… đã được Tôn giả Sāriputta giảng giải thỏa đáng.
[SN.IV.03] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Nữ Nhân
Tương ưng Nữ nhân (Mātugāmasaṃyutta) đề cập đến những đức tánh khả ý và không khả ý của người phụ nữ (S. IV. 238), những điểm đặc thù chỉ riêng có ở phụ nữ (S. IV. 239) và cả những tật xấu của phụ nữ như phẫn nộ, sân hận, tật đố, xan tham, biếng nhác… Ngoài ra, Tương ưng này cũng đề cập đến những tăng trưởng tốt đẹp dành cho phụ nữ (S. IV. 250). Tương ưng Nữ nhân đã chuyên chở một vài chi tiết không phải lời Phật dạy mà là những quan niệm, những định kiến của xã hội Ấn Độ cổ đại đối với phụ nữ.