Primary Menu
[SN.II.05] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Ca Diếp (Kassapa)

Thứ năm, Tương ưng Kassapa (Kassapasaṃyutta) và thứ bảy là Tương ưng Rāhula (Rāhulasaṃyutta) đề cập về công hạnh riêng biệt của hai vị Thánh Tăng này. Với Kassapa, vị Thánh Tăng luôn biết đủ và kham khổ trong tứ sự cần dùng (S. II. 194). Đặc biệt, đức Phật đã từng ban y phấn tảo cho Tôn giả Kassapa và Tôn giả đã vô cùng quý trọng đặc ân này (S. II. 217). Với Tôn giả Rāhula, việc cần cầu học hỏi chính là mong mỏi thường trực của Tôn giả. Nhờ nhận thức và thực tập: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, nên Tôn giả Rāhula đã thành tựu quả vị giải thoát (S. II. 253).

[SN.II.04] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga)

Thứ tư, Tương ưng Vô thỉ (Anamataggasaṃyutta) đề cập đến sự luân hồi không có đầu mối của chúng sanh (S. II. 178). Trong mênh mang luân hồi đó, khó có thể tìm thấy một ai chưa từng là người thân thuộc của mỗi chúng sanh (S. II. 189-90). Ngay như ngọn núi Vepulla (Tỳ-phú-la) ở Rājagaha (Vương Xá) này, ngoài tên gọi như đã biết thì còn có sáu tên gọi khác ở trong quá khứ xa xưa (S. II. 190).

[SN.II.03] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Giới

Thứ ba, Tương ưng Giới (Dhātusaṃyutta) đề cập đến cảnh giới, phạm vi, yếu tố, tính chất, chủng loại của nhiều sự vật, hiện tượng và kể cả con người cùng những thuộc tính của chúng. Đơn cử: “Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí” (S. II. 154).

[SN.II.02] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Minh Kiến

Thứ hai, Tương ưng Minh kiến (Abhisamayasaṃyutta) chỉ cho sự thấy biết rõ ràng và đầy đủ về giáo pháp (dhammābhisamaya), có ý nghĩa to lớn như là chứng đắc Pháp nhãn (S. II. 133), và một khi thành tựu minh kiến sẽ đoạn tận khổ đau. Những ẩn dụ như đất trên móng tay và quả đất (S. II. 133), hòn sỏi và ngọn núi (S. II. 139)… là những so sánh sinh động nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa sâu rộng của minh kiến.

[SN.II.01] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Nhân Duyên

Tương ưng Nhân duyên trình bày các phương diện, các khía cạnh đặc thù của 12 nhân duyên. Bên cạnh việc trình bày về lý thuyết Duyên khởi (S. II. 25), Tương ưng này cũng đề cập đến những nội dung quan trọng như bốn loại thức ăn (S. II. 11-12), mười lực (S. II. 27), bốn vô sở úy (S. II. 28), cùng các khái niệm quan trọng về tâm, ý, thức (S. II. 94-95). Liên quan đến quan điểm của Phật giáo về vấn đề ăn uống, Tương ưng này cũng đưa ra ví dụ về việc ăn thịt đứa con rất sống động (S. II. 97).

[SN.I.11] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Sakka

Tương ưng thứ mười một là Tương ưng Sakka (Sakkasaṃyutta). Tương ưng này đề cập đến cuộc chiến dai dẳng giữa chư thiên và a-tu-la. Trong cuộc chiến này, có khi chư thiên thắng và ngược lại, tuy nhiên điều đáng ghi nhận là phẩm hạnh của chư thiên luôn được đề cao. Ngay như Thiên chủ Sakka, trong khi lui binh trốn chạy kẻ thù nhưng vẫn sợ xe của mình cán phải tổ chim non nên bảo người đánh xe né tránh (S. I. 224). Thậm chí đối với kẻ thù, Thiên chủ Sakka cũng không hề có sự gian trá (S. I. 225).

[SN.I.10] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Dạ Xoa

Thứ chín, Tương ưng Rừng (Vanasaṃyutta) và thứ mười là Tương ưng Dạ-xoa (Yakkhasaṃyutta) đề cập đến hai loại chúng sanh bậc cao là chư thiên (devatā) sống trong rừng và các loài dạ-xoa (yakkha) trong sự liên hệ với chúng Tỷ-kheo nói chung. Cụ thể như, có vị Tỷ-kheo thích ngửi hương sen nên thường đến bên bờ hồ để ngửi hoa sen. Khi ấy, có vị thiên trú ở rừng, ở cây đã khuyên Tỷ-kheo này bằng cách chỉ ra rằng, ngửi hương cũng là hình thức của trộm cắp (S. I. 204). Tương tự như vậy, dạ-xoa Sīvaka đã trấn an cư sĩ Cấp Cô Độc khi vị này lần đầu tiên đến Trúc Lâm để diện kiến đức Phật và chúng Tăng (S. I. 210). Bên cạnh đó, còn có những dạ-xoa bạo ác, không những hù dọa các vị Thánh đệ tử mà còn nhiều lần sách nhiễu đức Thế Tôn (S. I. 218).

[SN.I.09] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Rừng

Thứ chín, Tương ưng Rừng (Vanasaṃyutta) và thứ mười là Tương ưng Dạ-xoa (Yakkhasaṃyutta) đề cập đến hai loại chúng sanh bậc cao là chư thiên (devatā) sống trong rừng và các loài dạ-xoa (yakkha) trong sự liên hệ với chúng Tỷ-kheo nói chung. Cụ thể như, có vị Tỷ-kheo thích ngửi hương sen nên thường đến bên bờ hồ để ngửi hoa sen. Khi ấy, có vị thiên trú ở rừng, ở cây đã khuyên Tỷ-kheo này bằng cách chỉ ra rằng, ngửi hương cũng là hình thức của trộm cắp (S. I. 204). Tương tự như vậy, dạ-xoa Sīvaka đã trấn an cư sĩ Cấp Cô Độc khi vị này lần đầu tiên đến Trúc Lâm để diện kiến đức Phật và chúng Tăng (S. I. 210). Bên cạnh đó, còn có những dạ-xoa bạo ác, không những hù dọa các vị Thánh đệ tử mà còn nhiều lần sách nhiễu đức Thế Tôn (S. I. 218).

[SN.I.08] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Trưởng Lão Vangisa

Thứ tám, Tương ưng Trưởng lão Vaṅgīsa (Vaṅgīsasaṃyutta) đề cập đến khả năng thi phú của vị Tỷ-kheo cùng tên rất mực tài hoa. Tuy tài hoa là vậy nhưng Tỷ-kheo Vaṅgīsa vẫn bị vô số khổ đau do chưa hàng phục được vọng tâm. Từ khi gặp đức Phật và nỗ lực tu tập, Vaṅgīsa đã chuyển hóa tâm mình, chứng đắc Thánh quả và dùng khả năng riêng có để ca ngợi đức Phật và các vị Thánh Tăng bằng những vần kệ đi vào lòng người.

[SN.I.07] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Bà La Môn

Thứ bảy, Tương ưng Bà-la-môn (Brāhmaṇasaṃyutta) đề cập đến những trở ngại, khó khăn trên bước đường hóa đạo của đức Phật khi gặp phải sự chống đối của giai cấp Bà-la-môn. Cũng trong Tương ưng này, đức Phật đã tái định nghĩa thế nào là sự thanh tẩy (S. I. 182), thế nào gọi là khất sĩ (S. I. 182), thế nào gọi là cày ruộng (S. I. 172), thế nào gọi là người hiền lành (S. I. 154)… Trong số những Bà-la-môn chống đối đó, có nhiều người sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, đã tỏ ngộ, phát nguyện xuất gia và chứng đắc Thánh quả.