[SN.I.06] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Phạm Thiên
Thứ sáu, Tương ưng Phạm thiên (Brahmasaṃyutta), Phạm thiên Sahampati xuất hiện đầu tiên sau khi đức Phật vừa mới thành đạo và cũng có mặt trong đêm đức Phật nhập Niết-bàn. Có lần, Phạm thiên đã thuyết pháp cho mẹ của một vị Tỷ-kheo, khuyên bà đừng cúng dường Phạm thiên Sahampati ở trên cao kia, tức là Ngài, mà hãy phụng kính vị Phạm thiên trước mặt, chính là Tỷ-kheo Brahmadeva đã chứng quả A-la-hán, vốn là con trai của bà (S. I. 141).
[SN.I.05] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Tỷ Kheo Ni
Thứ tư, Tương ưng Ác ma (Mārasaṃyutta) và thứ năm Tương ưng Tỷ-kheo-ni (Bhikkhunīsaṃyutta) cùng đề cập đến một đối tượng biểu trưng cho năng lượng tiêu cực, đó là Ác ma. Theo Tương ưng Ác ma, ngay từ khi vừa mới giác ngộ, Ác ma đã theo đức Phật. Thậm chí có những giai đoạn Ác ma theo Ngài ròng rã đến bảy năm (S. I. 124) và đã dùng nhiều phương cách phá hoại nhưng không làm đức Phật lay động. Đối với các vị Tỷ-kheo-ni trong Tương ưng Tỷ-kheo-ni, Ác ma đã dùng nhiều cách thức, từ khuyến dụ, rủ rê, đến dọa nạt nhưng vẫn không làm cho các Tỷ-kheo-ni sợ hãi hay kinh hoàng.
[SN.I.04] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Ác Ma
Thứ tư, Tương ưng Ác ma (Mārasaṃyutta) và thứ năm Tương ưng Tỷ-kheo-ni (Bhikkhunīsaṃyutta) cùng đề cập đến một đối tượng biểu trưng cho năng lượng tiêu cực, đó là Ác ma. Theo Tương ưng Ác ma, ngay từ khi vừa mới giác ngộ, Ác ma đã theo đức Phật. Thậm chí có những giai đoạn Ác ma theo Ngài ròng rã đến bảy năm (S. I. 124) và đã dùng nhiều phương cách phá hoại nhưng không làm đức Phật lay động. Đối với các vị Tỷ-kheo-ni trong Tương ưng Tỷ-kheo-ni, Ác ma đã dùng nhiều cách thức, từ khuyến dụ, rủ rê, đến dọa nạt nhưng vẫn không làm cho các Tỷ-kheo-ni sợ hãi hay kinh hoàng.
[SN.I.03] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Kosala
Tương ưng Kosala (Kosalasaṃyutta) đề cập đến những tâm tư, suy nghĩ, hành hoạt của vị Hoàng đế có những liên hệ mật thiết đến đức Phật và Tăng đoàn. Vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) là một vị vua có những nỗ lực rất lớn trong việc ứng dụng pháp Phật vào các mối quan hệ gia đình cũng như đường hướng trị nước, an dân.
[SN.I.02] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Thiên Tử
Tương ưng Chư thiên (Devatāsaṃyutta) và Tương ưng Thiên tử (Devaputtasaṃyutta) là hai Tương ưng đề cập về từng vị thiên tử hoặc nhiều vị thiên tử đã đến thỉnh đức Phật giảng pháp, hoặc nhờ đức Phật xác chứng về kiến thức Phật pháp của họ. Có những bài kinh ngắn trong hai Tương ưng này (S. I. 36, 39) đề cập đến những chân lý phổ quát của xã hội, không thuần túy Phật pháp.
[SN.I.01] Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Chư Thiên
Tương ưng Chư thiên (Devatāsaṃyutta) và Tương ưng Thiên tử (Devaputtasaṃyutta) là hai Tương ưng đề cập về từng vị thiên tử hoặc nhiều vị thiên tử đã đến thỉnh đức Phật giảng pháp, hoặc nhờ đức Phật xác chứng về kiến thức Phật pháp của họ. Có những bài kinh ngắn trong hai Tương ưng này (S. I. 36, 39) đề cập đến những chân lý phổ quát của xã hội, không thuần túy Phật pháp.