[SN 55:47-48-49] Bài kinh Nandiyà, Bhaddiya, Mahànàma – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng… Phật, Thế Tôn”. Ðây là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc thứ nhất. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp… đối với Tăng… thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính… đưa đến Thiền định. Ðây là phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc thứ tư. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn phước đức sung mãn, thiện sung mãn, món ăn cho lạc.
[SN 55:40] Bài kinh Nandiyà – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Ở đây, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng… Phật, Thế Tôn”. Vị ấy thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động đối với Phật, không cố gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly, ban đêm không sống Thiền tịnh. Do vị ấy sống phóng dật như vậy, nên không có hân hoan. Do không có hân hoan, nên không có hỷ. Do không có hỷ, nên không có khinh an.
[SN 55:39] Bài kinh Kàli – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Bốn Dự lưu phần được Thế Tôn thuyết giảng này, bạch Thế Tôn, chúng đều có trong con. Con thực hiện những pháp này. Bạch Thế Tôn, con thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, Như Lai… đối với Pháp… đối với chúng Tăng… Phàm những vật gì được đem bố thí trong gia đình, tất cả đều được phân phát cho những người có giới và những người làm thiện.
[SN 55:37] Bài kinh Nandaka – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích chú chia xẻ vật bố thí. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ bố thí.
[SN 55:30] Bài kinh Nandaka – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Thành tựu bốn pháp này, này Nadaka, vị Thánh đệ tử liên hệ đến tuổi thọ chư Thiên và loài Người, liên hệ đến dung sắc, liên hệ đến an lạc, liên hệ đến thanh danh, liên hệ đến lực tăng thượng (adhipateyya) chư Thiên và loài Người.
[SN 55:28] Bài kinh Hận Thù – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Khi nào vị Thánh đệ tử, này Gia chủ, được tịnh chỉ năm sự sợ hãi, hận thù này, được thành tựu bốn Dự lưu phần này, và Thánh lý nhờ trí tuệ được khéo thấy, khéo thông đạt thời nếu muốn, vị ấy có thể tự mình tuyên bố về mình như sau: “Ta đã đoạn tận địa ngục; ta đã đoạn tận loài bàng sanh; ta đã đoạn tận cõi ngạ quỷ; ta đã đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ”.
[SN 55:27] Bài kinh Ác Giới 2 – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Do thành tựu bốn pháp, này Gia chủ, vị Ða văn Thánh đệ tử không có run sợ, không có hoảng hốt, không có sợ hãi về cái chết, về đời sau. Thế nào là bốn? Ở đây, này Gia chủ, vị Ða văn Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Phật: “Ðây là là bậc Ứng Cúng, … Phật, Thế Tôn”. Khi tự thấy lòng tịnh tín bất động của mình đối với Phật, vị ấy không run sợ, không hoảng hốt, không sợ hãi về cái chết, về đời sau.
[SN 55:26] Bài kinh Ác Giới – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Sau khi Tôn giả Sàriputta ăn xong, tay đã rời khỏi bát, gia chủ Anàthapindika đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, lấy một ghế thấp và ngồi xuống một bên.
[SN 55:25] Bài kinh Saranàni 2 – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Cũng vậy, này Mahànàma, ở đây, pháp giảng kém, trình bày kém, không đưa đến xuất ly, không đưa đến an tịnh, không được một vị Chánh Ðẳng Giác thuyết giảng. Ta nói rằng pháp này như ở đám ruộng xấu. Vị đệ tử ấy sống trong pháp ấy, thực hiện pháp và tùy pháp, chơn chánh thực hành, hành trì đúng pháp. Như vậy, Ta nói rằng, người này giống như hột giống xấu.
[SN 55:24] Bài kinh Saranàni 1 – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Ở đây, này Mahànàma, có người không thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật, đối với pháp, đối với chúng Tăng, không có trí tuệ hoan hỷ, không có trí tuệ tốc hành, không thành tựu giải thoát. Nhưng vị ấy có những pháp này: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, chỉ có lòng tin, chỉ có lòng ái mộ ở Như Lai.