Mục lục
Đại Tạng Kinh Việt Nam
Tăng Chi Bộ Kinh | Aṅguttara Nikāya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch tiếng Việt
—o0o—
Chương Ba Pháp
Những bài kinh Đức Phật thuyết cho người tại gia
IV. Phẩm Sứ Giả Của Trời
31. Ngang Bằng Với Phạm Thiên
– Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Ðạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường.
Phạm Thiên, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Các Ðạo sư thời xưa, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Ðáng được cúng dường, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là cha mẹ đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời.
Mẹ cha gọi Phạm Thiên,
Bậc Ðạo sư thời trước
Xứng đáng được cúng dường
Vì thương đến con cháu
Do vậy, bậc Hiền triết
Ðảnh lễ và tôn trọng
Dâng đồ ăn đồ uống
Vải mặc và giường nằm
Thoa bóp (cả thân mình)
Tắm rửa cả tay chân
Với sở hành như vậy,
Ðối với mẹ cha
Ðời này người Hiền khen
Ðời sau hưởng Thiên lạc
34.- Về Alavì
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Alavì, tại Gomagga, trong rừng Simsapà, trên chỗ có trải lá.
Rồi Hatthaka, người Alavì, đang đi bộ hàng du ngoạn, thấy Thế Tôn đang ngồi trên chỗ có trải lá trong rừng Simsapà ở Gomagga, thấy vậy, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Hatthaka người Alavì bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sống có an lạc không?
– Phải, này Hoàng Tử, ta sống được an lạc. Và những ai cảm thấy an lạc ở đời, Ta là một trong số những người ấy.
– Bạch Thế Tôn, lạnh là đêm mùa đông, thời gian giữa những ngày tám (trước và sau ngày rằm) là thời gian tuyết rơi, cứng rắn là đất do trâu bò dẫm đạp, mỏng manh là nệm làm bằng lá, lưa thưa là những lá của cây, lạnh là tấm vải cà sa, và lạnh là làn gió thổi.
Rồi Thế Tôn nói như sau:
– Dẫu vậy, này Hoàng Tử, Ta sống được an lạc. Và những ai cảm thấy an lạc ở đời, Ta là một trong số những người ấy. Vậy nay, này Hoàng Tử, ở đây ta sẽ hỏi Hoàng Tử, nếu có thể kham nhẫn, Hoàng Tử hãy trả lời. Hoàng Tử nghĩ thế nào, này Hoàng Tử? Ở đây, người gia chủ hay con người gia chủ có nhà có nóc nhọn, với các tường trét trong trét ngoài, che chở khỏi gió, chốt cửa được khóa chặt, các cửa sổ được đóng kín. Trong ấy, có một chỗ nằm có trải tấm thảm len với lông dài, với tấm vải giường bằng len trắng, chăn len thêu bông, nệm bằng da quý con sơn dương kadali, tấm thảm có tàn che phía trên và gối nệm đỏ cả hai đầu, có đèn thắp đỏ và bốn bà vợ đẹp hầu hạ. Này Hoàng Tử, Hoàng Tử nghĩ thế nào, người ấy nằm ngủ có an lạc không? Hay Hoàng Tử nghĩ thế nào?
– Bạch Thế Tôn, người ấy nằm ngủ an lạc. Nếu có những người cảm thấy an lạc ở đời, người ấy là một trong những người ấy.
– Hoàng Tử nghĩ thế nào, này Hoàng tử, với người gia chủ hay người con của người gia chủ ấy, khởi lên những nhiệt não về thân hay về tâm, do tham ái sanh. Bị nung đốt bởi những nhiệt não do tham ái sanh, người ấy có cảm thấy đau khổ không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
– Người gia chủ hay con của người gia chủ ấy, này Hoàng Tử, bị nung đốt bởi những nhiệt não do tham ái sanh, cảm thấy đau khổ. Tham ái ấy, Như Lai đã đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy ta cảm thấy an lạc.
Hoàng Tử nghĩ thế nào, này Hoàng Tử, với người gia chủ hay con của người gia chủ ấy, khởi lên những nhiệt não về thân hay tâm do sân sanh … do si sanh. Bị nung đốt bởi những nhiệt não do si sanh, người ấy có cảm thấy đau khổ không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
– Người gia chủ hay con của người gia chủ ấy, này Hoàng Tử, bị nung đốt bởi những nhiệt não do si sanh, cảm thấy đau khổ. Si ấy, Như Lai đã đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy ta cảm thấy an lạc.
Luôn luôn được an lạc,
Vi phạm chí tịch tịnh
Không bị dục uế nhiễm
Trong mát, không sanh y,
Mọi tham trước dứt đoạn,
Nhiếp phục tâm sầu khổ,
An tịnh, cảm thọ lạc
Với tâm đạt an tịnh.
V. Phẩm Nhỏ
48.- Núi
– Dựa vào vua núi Tuyết Sơn, này các Tỷ-kheo, các cây sàlà to lớn được lớn lên ba sự tăng trưởng. Thế nào là ba?
Chúng lớn lên về cành, về lá, về toàn bộ lá cây, chúng lớn lên về vỏ trong và vỏ ngoài hay mầm non, chúng lớn lên về giác cây và lõi cây. Dựa vào vua núi Tuyết Sơn, này các Tỷ-kheo, các cây sàlà to lớn được lớn lên ba sự tăng trưởng này.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, dựa vào thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên ba sự tăng trưởng. Thế nào là ba?
Tăng trưởng về lòng tin, tăng trưởng về giới, tăng trưởng về trí tuệ. Dựa vào thiện nam tử có lòng tin, này các Tỷ-kheo, các người trong gia đình được lớn lên ba sự tăng trưởng này.
Như núi đá sừng sững
Trong rừng sâu rừng rậm
Các cây lớn dựa vào
Lớn lên những thần rừng
Cũng vậy, thiện nam tử
Có lòng tin giới đức
Vợ con và gia quyến
Dựa vào để lớn mạnh
Với tùy tùng bà con
Nhờ cậy để sinh sống
Thấy vị giới hạnh làm
Giới, bố thí, thiện hành
Nếu chúng có mắt sáng
Chúng làm theo vị ấy
Ở đây, làm đúng pháp
Con đường đến cõi lành
Trong Thiên giới hỷ lạc
Ước muốn được hoàn hỷ.
VI. Phẩm Các Bà-La-Môn
51.- (a) Hai Người
– Có hai vị Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, đi đến Thế Tôn, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Những Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi là những Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, nhưng chúng tôi không làm điều lành, không làm điều thiện, không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Tôn giả Gotama hãy răn dạy chúng tôi, Tôn giả Gotama hãy giảng dạy chúng tôi. Nhờ vậy, chúng tôi sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
– Thật vậy, các ông là những Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, nhưng các Ông không làm điều lành, không làm điều thiện, không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Thật vậy, này các Bà-la-môn, thế giới này đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn. Thế giới đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn như vậy, này các Bà-la-môn, thời chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý trong đời này, đối với kẻ đã đi đến cõi chết, phải là chỗ nương tựa, là hang trú ẩn, là hòn cù lao (hay ngọn đèn), là chỗ quy y và là đích xứ nó đến.
Ðời sống bị dắt dẫn
Mạng sống chẳng là bao
Bị già kéo dẫn đi
Không có nơi nương tựa
Hãy luôn luôn quán tưởng
Sợ hãi tử vong này
Hãy làm các công đức
Ðưa đến chơn an lạc.
Ở đây chế ngự thân,
Chế ngự lời và ý,
Kẻ ấy dầu có chết,
Cũng được hưởng an lạc,
Vì khi còn đang sống
Ðã làm các công đức.
52.- (b) Hai Người
Rồi Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, đi đến Thế Tôn, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Rồi Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi là những Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, nhưng chúng tôi không làm điều lành, không làm điều thiện, không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Tôn giả Gotama hãy răn dạy chúng tôi, Tôn giả Gotama hãy giảng dạy chúng tôi. Nhờ vậy, chúng tôi sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
– Thật vậy, các ông là những Bà-la-môn già yếu, trưởng lão, tuổi lớn, cuộc đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời, đã 120 tuổi, nhưng các Ông không làm điều lành, không làm điều thiện, không làm những điều để chấm dứt các sợ hãi. Thật vậy, này các Bà-la-môn, thế giới này đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn. Thế giới đã bị già, bệnh, chết dắt dẫn như vậy, này các Bà-la-môn, thời chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý trong đời này, đối với kẻ đã đi đến cõi chết, phải là chỗ nương tựa, là hang trú ẩn, là hòn cù lao (hay ngọn đèn), là chỗ quy y và là đích xứ nó đến.
Trong ngôi nhà bị cháy,
Ðồ đạc được đem ra,
Ðồ ấy lợi cho nó,
Không phải đồ bị cháy,
Cũng vậy đời bị cháy,
Do già chết thiêu đốt,
Nhờ bố thí tự cứu
Khéo cứu, đồ bố thí.
Ở đây, chế ngự thân,
Chế ngự lời và ý,
Kẻ ấy dầu có chết,
Cũng được hưởng an lạc,
Vì khi còn đang sống
Ðã làm các công đức.
53.- Vị Bà-La-Môn
Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
– Pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?
– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị si làm cho mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
55.- Niết-bàn
Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:
– Thiết thực hiện tại là Niết bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?
– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Bị si làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Khi vị ấy, này Bà-la-môn, cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
56.- Người Giàu Có
Rồi một Bà-la-môn giàu có lớn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn giàu có lớn bạch Thế Tôn:
– Con có nghe, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn thuở xưa, các trưởng lão lớn tuổi, bậc thầy của các bậc Thầy nói rằng: “Thuở xưa, thế giới này quá sung mãn, với người, – người ta nghĩ như một vực sâu không có sóng, các làng, các thị trấn, các kinh thành quá gần để một con gà trống có thể bước từ chỗ này qua chỗ kia.”
Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ngày nay loài người lại bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ?
– Ngày nay, này Bà-la-môn, loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, chúng cầm gươm sắc bén sát hại lẫn nhau. Do vậy, nhiều người mạng chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không quốc độ.
Lại nữa, này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ.
Lại nữa, này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, các loài Yakkha (Dạ-xoa) thả ra các loài phi nhân dữ tợn. Vì vậy, nhiều người mạng chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
58.- Tikanna
1-6
Rồi Bà-la-môn Tikanna đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Tikanna, trước mặt Thế Tôn, tán thán các bậc Bà-la-môn có đầy đủ ba minh.
– Phải, này Bà-la-môn, họ là các bậc có ba minh. Phải, các Bà-la-môn có ba minh. Cho đến như thế nào, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn?
– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của các vị đại nhân. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn diễn tả ba minh các vị Bà-la-môn.
– Thật là khác, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn. Thật là khác ba minh trong luật của bậc thánh.
– Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh trong giới luật của bậc thánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng tôi về ba minh trong Luật của bậc Thánh.
– Vậy Bà-la-môn hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Tikana vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
– Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp ác, bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
3- Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời. Nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây.”
Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các nét chi tiết. Ðây là minh thứ nhất đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4.-Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, ngữ, ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, ngữ, ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các cõi thiện, cõi trời, cõi đời này.
Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Ðây là minh thứ hai đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
5.-Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Ðây là khổ diệt”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.
Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”. Ðây là minh thứ ba đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
6.-
Giới hạnh không cao thấp
Khôn khéo và thiền tịnh,
Với tâm được chinh phục,
Nhứt tâm, khéo định tĩnh,
Bậc trí đoạn mê ám,
Ba minh, diệt tử thần,
Vị ấy được tôn xưng,
Ðại hạnh cho Trời Người,
Bậc “Ðoạn tận tất cả”,
Ðầy đủ cả ba minh
An trú không mê vọng,
Ðức Phật, bậc Giác Ngộ,
Bậc chứng thân tối hậu,
Chúng lễ Gotama.
Ai biết được đời trước,
Thấy Thiên giới, đọa giới,
Vị ấy là đạo sĩ,
Ðoạn sanh, đạt thắng trí
Vị Bà-la-môn nào,
Chứng được ba minh này,
Ta gọi là ba minh
Không như thường được gọi.
Như vậy, này Bà-la-môn, là ba minh trong Luật của bậc Thánh.
– Thật khác, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh của các Bà-la-môn! Thật khác là ba minh trong Luật của bậc Thánh! Và thưa Tôn giả Gotama, người có được ba minh của các Bà-la-môn không sánh bằng một phần mười sáu của vị chứng ba minh trong Luật của bậc Thánh.
59. – Jànussoni
1-4
Rồi có Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:
– Ai làm lễ tế đàn, thưa Tôn giả Gotama, hay ai làm lễ cúng linh, hay ai có bố thí, cần phải bố thí các vật ấy cho các vị Bà-la-môn có ba minh.
Cho đến như thế nào, này Bà-la-môn, các vị Bà-la-môn diễn tả một Bà-la-môn có ba minh?
Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị môt dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vệ đà với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải, và các cổ truyện là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vị Ðại nhân. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn.
– Thật là khác, này Bà-la-môn, các Bà-la-môn diễn tả ba minh của các Bà-la-môn. Thật là khác, ba minh trong Luật của bậc Thánh.
– Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh trong giới Luật của bậc Thánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết giảng cho chúng tôi về ba minh trong giới Luật của bậc Thánh.
– Vậy Bà-la-môn hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp ác, bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời. Nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây.” Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các nét chi tiết. Ðây là minh thứ nhất đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
3- Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, ngữ, ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, ngữ, ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các cõi thiện, cõi trời, cõi đời này.
Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Ðây là minh thứ hai đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4.- Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Ðây là khổ diệt”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.
Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”. Ðây là minh thứ ba đã đạt được, vô minh diệt, minh khởi, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, đối với vị an trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Ai đầy đủ giới hạnh
Tinh cần và định tĩnh
Với tầm được chinh phục
Nhứt tâm khéo định tĩnh
Ai biết được đời trước
Thấy Thiên giới đọa xứ
Vị ấy là đạo sĩ
Ðoạn sanh, đạt thắng trí
Vị Bà-la-môn nào,
Chứng được ba minh này,
Ta gọi là ba minh
Không như thường được gọi.
Như vậy, này Bà-la-môn, là ba minh trong Luật của bậc Thánh.
– Thật thế, thưa Tôn giả Gotama, là ba minh của các Bà-la-môn! Thật khác, là ba minh trong Luật của bậc Thánh! Và thưa Tôn giả Gotama, người có được ba minh của các Bà-la-môn không sánh bằng một phần mười sáu của vị chứng ba minh trong Luật của bậc Thánh!
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
60.- Sangàrava
1-7
– Rồi có Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi làm lễ tế đàn và khuyên các người khác làm lễ tế đàn. Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, ai làm lễ tế đàn và ai khuyên các người khác làm lễ tế đàn, tất cả đều thực hành con đường đưa đến công đức cho nhiều người, tức là kết quả của tế đàn. Thưa Tôn giả Gotama, ai xuất gia, từ bỏ gia tộc, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, chỉ nhiếp phục một tự ngã của mình, chỉ an tịnh một tự ngã của mình, chỉ làm cho một tự ngã chứng được Niết-bàn. Như vậy, người ấy thực hành con đường đưa đến công đức chỉ có một mình, tức là kết quả của sự xuất gia.
– Vậy này Bà-la-môn, ở đây, Ta sẽ hỏi Ông. Ông kham nhẫn như thế nào, hãy như vậy trả lời. Ông nghĩ như thế nào, này Bà-la-môn, ở đây, Thế Tôn xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy nói như sau: “Ðây là con đường, đây là đạo lộ, nhờ thực hành con đường này, Ta đã thể nhập vô thượng Phạm hạnh, tự mình với thắng trí, chứng đạt, an trú và tuyên thuyết. Các người hãy đến! Hãy như vậy thực hành! Các người sẽ thể nhập vô thượng Phạm hạnh, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú”. Như vậy, vị Ðạo sư này thuyết pháp, và các người khác như thật hành trì. Số người như vậy là hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, sự việc là như vậy, thời con đường đưa đến công đức này ảnh hưởng chỉ đến một người hay ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự xuất gia?
– Sự việc này là như vậy, thưa Tôn giả Gotama, con đường đưa đến công đức này là ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự xuất gia.
Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Sangàrava:
– Trong hai con đường, này Bà-la-môn, con đường nào, Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn và lợi ích hơn?
Ðược nói như vậy, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả Ananda:
– Như Tôn giả Gotama và Tôn giả Ananda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán.
Lần thứ hai, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Sangàrava:
– Này Bà-la-môn, Ta không hỏi Ông như vậy: “Những ai là đáng đảnh lễ, hay những ai là đáng tán thán?” Này Bà-la-môn, như thế này Ta hỏi Ông: “Này Bà-la-môn, trong hai con đường này, con đường nào Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn?”
Lần thứ hai, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả Ananda:
– Như Tôn giả Gotama và Tôn giả Ananda, cả hai đối với tôi là đáng đảnh lễ và đáng tán thán.
Lần thứ ba, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Sangàrava:
– Này Bà-la-môn, Ta không hỏi Ông như vậy: “Những ai là đáng kính lễ, hay những ai là đáng tán thán? “Này Bà-la-môn, như thế này Ta hỏi Ông: “Này Bà-la-môn, trong hai con đường này, con đường nào Ông có thể kham nhẫn là giản dị hơn, ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn?”
Lần thứ ba, Bà-la-môn Sangàrava nói với Tôn giả Ananda:
– Như Tôn giả Gotama và Tôn giả Ananda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán.
3. Rồi Thế Tôn suy nghĩ như sau: “Cho đến lần thứ ba, Bà-la-môn Sangàrava, được hỏi một câu đúng pháp lại tránh né, không trả lời. Vậy Ta hãy giải tỏa việc này”.
Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Sangàrava:
– Này Bà-la-môn, câu chuyện gì đã khởi lên hôm nay trong cung điện Nhà Vua, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại?
– Thưa Tôn giả Gotama, hôm nay, trong cung điện nhà vua, câu chuyện như sau đã khởi lên, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại: “Thuở xưa, các Tỷ-kheo ít hơn, nhưng nhiều hơn là các pháp thượng nhân, các thần thông thần biến được thị hiện. Ngày nay, các Tỷ-kheo nhiều hơn, nhưng ít hơn là các pháp thượng nhân, các thần thông thần biến được thị hiện.” Thưa Tôn giả Gotama, đấy là câu chuyện đã khởi lên hôm nay trong cung điện nhà vua, khi hội chúng nhà vua ngồi tụ họp lại.
4. – Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông. Thế nào là ba? Thần thông biến hóa, thần thông ký thuyết, thần thông giáo hóa, và Bà-la-môn, thế nào là thần thông biến hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên.
5. Và này Bà-la-môn, thế nào là thần thông ký thuyết?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên nhờ tướng: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông ký thuyết.
6. Và như thế nào, này Bà-la-môn, là thần thông giáo hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú!”. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông giáo hóa. Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông này.
Trong ba loại thần thông này, Ông có thể chấp nhận loại thần thông nào là hy hữu hơn, thù diệu hơn?
– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, loại thần thông này: Ở đây có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người nói lên nhờ tướng: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: “Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông”. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú”. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, tôi có thể chấp nhận là hy hữu hơn và thù diệu hơn trong ba loại thần thông.
Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả Gotama! Vấn đề này được Tôn giả Gotama khéo nói như vậy, Chúng tôi thọ trì rằng Tôn giả Gotama có thành tựu cả ba loại thần thông này. Thật vậy, Tôn giả Gotama có thể chứng được nhiều loại thần thông … Thật vậy, Tôn giả Gotama thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Thật vậy, Tôn giả Gotama giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt đến cái này và an trú!”.
7. -Thật vậy, này Bà-la-môn, lời nói của Ông trước như là chống ta, sau xích lại gần ta. Và Ta sẽ trả lời cho Ông. Này Bà-la-môn, Ta chứng được nhiều loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, … Này Bà-la-môn, ta thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của Ta hướng đến chỗ nào, thời tâm của Ta lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Này Bà-la-môn, Ta có thể giáo giới như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy. Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt được cái này và an trú!”.
– Thưa Tôn giả Gotama, có một Tỷ-kheo nào khác, cũng thành tựu được ba loại thần thông này, ngoài Tôn giả Gotama?
– Này Bà-la-môn, không phải chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn nữa các Tỷ-kheo thành tựu được ba loại thần thông này.
– Nhưng thưa Tôn giả Gotama, nay các Tỳ kheo ấy hiện ở đâu?
– Này Bà-la-môn, trong chúng Tỷ-kheo này.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
VII. Phẩm Lớn
63.- Venaga
1-7
1. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến một làng Bà-la-môn Kosala, tên là Venàgapura. Các gia chủ Bà-la-môn ở Venàgapura được nghe: “Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca đến Venàgapura. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn. Ngài với thắng trí, tự thân chứng ngộ và tuyên bố về thế giới này, cùng với Thiên Giới, Ma Giới, Phạm Thiên Giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời, loài Người. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, và giới thiệu đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch”. Tốt đẹp thay được chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy”.
2. Rồi các Bà-la-môn gia chủ ở Venàgapura đi đến Thế Tôn, sau khi đến, có người đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Sa-môn Gotama những lời chào đón hỏi thăm rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Vacchagotta, người xứ Venàgapura bạch Thế Tôn:
3- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, trái táo vàng vào mùa thu, được thanh tịnh chói sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, trái cây tala chín vừa rời khỏi cành, thanh tịnh, chói sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh, chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, một đồ trang sức bằng vàng đỏ, được người thợ vàng thiện xảo khéo luyện trong lò, khéo đạp và đặt trên tấm vải vàng, được chiếu sáng, chói sáng, rực sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh chói sáng.
Thưa Tôn giả Gotama, còn các giường cao và lớn như ghế bành, nệm trải giường bằng lông cừu, vải trải giường nhiều tấm, nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, mền bằng lông thú cả hai phía, mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, tấm thảm lớn có thể chứa mười sáu người múa, nệm voi, nệm ngựa, nệm xe, nệm bằng da sơn dương khâu lại với nhau, nệm bằng da con sơn dương gọi là Kadali, tấm thảm có lầu che phía trên, ghế dài có hai đầu gối chân màu đỏ. Các loại giường cao và giường lớn như vậy, chắc Tôn giả Gotama có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức?
4. – Này Bà-la-môn, các giường cao và lớn ấy, như ghế bành … có hai đầu gối chân màu đỏ, thật rất khó được các vật ấy. Và nếu có được, cũng không thích hợp với những người xuất gia.
Này Bà-la-môn, có ba loại giường cao và giường lớn này, nay Ta được chúng không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. Thế nào là ba?
Giường cao, giường lớn chư Thiên, giường cao, giường lớn Phạm thiên, giường cao, giường lớn Bậc thánh. Ba giường cao, giường lớn này, này Bà-la-môn, Ta được chúng không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức.
5- Và thưa Tôn giả Gotama, thế nào là giường cao, giường lớn chư Thiên, mà Tôn giả Gotama được không có khó khăn … được chúng không có phí sức?
Ở đây, này Bà-la-môn, Ta sống gần một làng hay một thị trấn. Buổi sáng, Ta đắp y, cầm y bát, đi vào làng ấy hay vào thị trấn ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đi đến góc cuối của ngôi rừng. Ở tại đấy, Ta lượm cỏ hay lá chất thành một đống, rồi ta ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, ly dục, ly pháp bất thiện, Ta chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Làm cho chỉ tịnh tầm và tứ, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Ðoạn lạc và đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ lạc, xả niệm thanh tịnh.
Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ ngồi của ta thuộc Chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta nằm, thời trong lúc ấy giường cao và giường lớn của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, đây là giường cao, giường lớn thuộc chư Thiên, mà Ta có được không khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không phí sức.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Ai khác, ngoài Tôn giả Gotama, có thể có được giường cao, giường lớn chư Thiên như vậy, được chúng không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không có phí sức!
6. -Thế nào, thưa Tôn giả Gotama, thế nào là giường cao, giường lớn Phạm thiên, mà Tôn giả Gotama được chúng không khó khăn, được chúng không mệt nhọc, được chúng không phí sức?
Ở đây, này Bà-la-môn, Ta sống gần một làng hay một thị trấn. Buổi sáng, Ta đắp y, cầm y bát, đi vào làng ấy hay thị trấn ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đi đến góc cuối của ngôi rừng. Ở tại đấy, Ta lượm cỏ hay lá chất thành một đống, rồi ta ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Ta an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ cùng khắp vô biên giới.Ta an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi, … Với tâm câu hữu với hỷ, … Với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai … quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.
Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ Ta ngồi thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu Ta nằm, thời trong lúc ấy, các giường cao giường lớn của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, đây là giường cao, giường lớn thuộc Phạm Thiên, mà Ta có được không khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không phí sức.
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Ai khác, ngoài Tôn giả Gotama, có thể có được giường cao, giường lớn Phạm Thiên như vậy, được chúng không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không có phí sức!
7. Thế nào, thưa Tôn giả Gotama, thế nào là giường cao, giường lớn bậc Thánh, mà Tôn giả Gotama được chúng không khó khăn, được chúng không mệt nhọc, được chúng không phí sức?
Ở đây, này Bà-la-môn, Ta sống gần một làng hay một thị trấn. Buổi sáng, Ta đắp y, cầm y bát, đi vào làng ấy hay thị trấn ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đi đến góc cuối của ngôi rừng. Ở tại đấy, Ta lượm cỏ hay lá chất thành một đống, rồi ta ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Ta biết rõ như sau: “Tham ái đã được Ta đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Sân đã được ta đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Si đã được Ta đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai”.
Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ Ta ngồi thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta nằm, thời trong lúc ấy, các giường cao, giường lớn, của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, đây là giường cao, giường lớn thuộc bậc Thánh, mà Ta có được, không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không phí sức.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Ai khác, ngoài Tôn giả Gotama, có thể có được giường cao, giường lớn bậc Thánh như vậy, được chúng không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không có phí sức!
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả, như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
65.- Các Vị Ở Kesaputta
1-17
1.- Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến Kesaputta, thị trấn của các người Kàlàmà.
Các người Kàlàmà ở Kesaputta được nghe: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích ca đã đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp như sau được truyền đi về Sa-môn Gotama: Ngài là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Sau khi tự thực chứng, Ngài đã giảng dạy chư thiên và loài người, hàng tu sĩ và cư sĩ, vua chúa cùng thường dân, Ngài đã giảng Pháp cao diệu từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối; Ngài đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiết và rõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng tôi được yết kiến một vị Ứng cúng như vậy”.
2.- Rồi các người Kàlàmà ở Kesaputta đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống một bên.
Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà ở Kesaputta bạch Thế Tôn:
– Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: “Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?”
3. – Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!
4. Các Ông nghĩ thế nào, này Kàlàmà! Lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
– Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
– Người này có tham, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
5. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
– Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
– Người này có sân, này các Kàlàmà, bị sân chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn..
6. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
– Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
– Người này có si, này các Kàlàmà, bị si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
7. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện?
– Là bất thiện, bạch Thế Tôn.
– Đáng chê hay không đáng chê?
– Có tội, bạch Thế Tôn.
– Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?
– Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.
– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Hay ở đây, là như thế nào?
– Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy.
8. – Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: “Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.”.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.
9. Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không đáng chê; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Kàlàmà, hãy tự đạt đến và an trú!
10. Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không tham, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy, là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
– Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
– Người này không tham, này các Kàlàmà, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
11. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không sân, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
– Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
– Người này không sân, này các Kàlàmà, không bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho người ấy hay không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
12. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
– Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
– Người này không si, này các Kàlàmà, không bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
13. – Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện?
– Là thiện, bạch Thế Tôn.
– Các pháp này là đáng chê hay không đáng chê?
– Không đáng chê, bạch Thế Tôn.
– Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán?
– Ðược người trí tán thán, bạch Thế Tôn.
– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào?
– Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.
14. – Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.
15. – Này các Kàlàmà, vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Từ biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Từ, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.
Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Bi biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Bi, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.
Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Hỷ biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Hỷ, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.
Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Xả biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Xả, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.
16. Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy, không sân như vậy, không uế nhiễm như vậy, thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt được bốn sự an ổn:
i) “Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh lên cõi thiện, cõi trời, cõi đời này”; đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được.
ii) “Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc”; đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.
iii) “Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được”; đây là an ổn thứ ba vị ấy có được.
iv) “Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh”; đây là an ổn thứ tư vị ấy có được.
Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn này.
17. – Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ! Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn:
“Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này”; đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được.
“Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc”; đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.
“Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được”; đây là an ổn thứ ba vị ấy có được.
“Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh”; đây là an ổn thứ tư vị ấy có được.
Vị Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn này.
Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Chúng con nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy ngưỡng.
66.- Sàlhà
1-13
Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Nandaka trú ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, ở lâu đài mẹ của Migàra.
Rồi Sàlhà, cháu của Migàra, và Rohana, cháu của Pekhuniya đi đến Tôn giả Nandaka; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Nandaka rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Nandaka nói với Sàlhà, cháu trai của Migàra như sau:
2. – Hãy đến, này các Sàlhà Nandaka, chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị người trí quở trách; các pháp này nếu được thực hành và chấp nhận, đưa lại bất hạnh và đau khổ”, thời này các Sàlhà, các thầy cần phải từ bỏ chúng.
Này các Sàlhà, các thầy nghĩ thế nào, có tham hay không?
– Thưa có, bạch Tôn giả.
– Tham, này các Sàlhà, ta nói nghĩa này là vậy. Này các Sàlhà, người có tham này bị tham chinh phục, giết các sinh loại, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Tôn giả.
4. – Này các Sàlhà, các thầy nghĩ thế nào, có sân hay không?
– Thưa có, bạch Tôn giả.
– Sân, này các Sàlhà, ta nói nghĩa này là vậy. Này các Sàlhà, người có sân này bị sân chinh phục, giết các sinh loại, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy, như vậy có làm người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Tôn giả.
5. – Này các Sàlhà, các thầy nghĩ thế nào, có si hay không?
– Thưa có, bạch Tôn giả.
– Si, này các Sàlhà, ta nói nghĩa này là vậy. Này các Sàlhà, người có si này bị si chinh phục, giết các sinh loại, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy, như vậy có làm người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Tôn giả.
6. – Các thầy nghĩ thế nào, này các Sàlhà. Các pháp này là thiện hay bất thiện?
– Là bất thiện, thưa Tôn giả.
– Có tội hay không có tội?
– Có tội, thưa Tôn giả.
– Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán?
– Bị người có trí quở trách, thưa Tôn giả.
– Ðược thực hiện, được chấp thuận, có đưa lại bất hạnh hay đau khổ không? Hay ở đây là thế nào?
– Ðược thực hiện, được chấp thuận, thưa Tôn giả, chúng đưa lại bất hạnh đau khổ. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.
7.-Như vậy, này các Sàlhà, điều ta vừa nói với các thầy, “Chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận; chớ có tin vì nhân định lý; chớ có tin, sau khi thẩm lự hay chấp nhận một vài lý thuyết; chớ có tin vì thấy là thích hợp; chớ có tin, sau khi thẩm lự hay chấp nhận một vài lý thuyết, chớ có tin vì thấy là thích hợp; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình”. Này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị người có trí quở trách; các pháp này nếu được thực hành và chấp nhận, đưa lại bất hạnh và đau khổ”, thời này các Sàlhà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều này đã được nói lên như vậy, chính là do duyên như vậy được nói lên.
Như vậy, này các Sàlhà, chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này không bị người có trí quở trách; các pháp này nếu được thực hành và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các Sàlhà, hãy đạt đến và an trú!
8. – Các Ông nghĩ như thế nào, này các Sàlhà, không tham khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại bất hạnh hay hạnh phúc lâu dài cho người ấy?
– Hạnh phúc, thưa Tôn giả.
– Người này không tham, này các Sàlhà, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy được hạnh phúc, an lạc lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Tôn giả.
9. – Các Ông nghĩ như thế nào, này các Sàlhà, không sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại bất hạnh hay hạnh phúc lâu dài cho người ấy?
– Hạnh phúc, thưa Tôn giả.
– Người này không sân, này các Sàlhà, không bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, không khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy được hạnh phúc, an lạc lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Tôn giả.
10. – Các Ông nghĩ như thế nào, này các Sàlhà, không si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại bất hạnh hay hạnh phúc lâu dài cho người ấy?
– Hạnh phúc, thưa Tôn giả.
– Người này không si, này các Sàlhà, không bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy được hạnh phúc, an lạc lâu dài hay không?
– Thưa có, bạch Tôn giả.
11. – Các ông nghĩ thế nào, này các Sàlhà. Các pháp này là thiện hay bất thiện?
– Là thiện, bạch Tôn giả.
– Các Pháp này là tội hay không có tội?
– Không có tội, bạch Tôn giả.
– Bị người trí quở trách hay được người trí tán thán?
– Ðược người trí tán thán, bạch Tôn giả.
– Nếu được thực hiện, được chấp thuận, có đem đến hạnh phúc an lạc không? Hay ở đây là như thế nào?
– Ðược thực hiện, được chấp thuận, bạch Tôn giả, chúng đưa đến hạnh phúc an lạc. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.
12.- Như vậy, này các Sàlhà, điều ta vừa nói với các thầy, “Chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói, chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình”. Nhưng này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này được các người trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận, đưa lại hạnh phúc an lạc”, thời này các Sàlhà, hãy chứng đạt và an trú! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính là do duyên như vậy được nói lên.
13.- Này các Sàlhà, vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Từ … với tâm câu hữu với Bi … với tâm câu hữu với Hỷ … với tâm câu hữu với Xả, biến mãn một phương, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy rõ biết như sau: “Có trạng thái này, có trạng thái liệt, có trạng thái thù thắng, có xuất ly ra khỏi tưởng giới này.” Do vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Vị ấy rõ biết như sau: “Trước ta có tham, tham ấy là bất thiện. Nay ta không có nữa. Như vầy là thiện. Trước ta có sân, sân ấy là bất thiện. Nay ta không có nữa. Như vầy là thiện. Trước ta có si, si ấy là bất thiện. Nay ta không có nữa. Như vậy là thiện”. Như vậy, ngay trong đời sống hiện tại, vị ấy được giải thoát khỏi hy cầu, được tịch tịnh, được thanh lương, cảm thấy an lạc, tự mình an trú trong Phạm tánh.
70.- Các Lễ Uposatha
Như vầy tôi nghe.
1. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Pubbarama (Ðông viên), lâu đài của mẹ Migara. Rồi Visakha, mẹ của Migara, trong ngày Uposatha (Bố-tát trai giới) đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visakha, mẹ của Migara đang ngồi xuống một bên:
– Này Visàkhà, từ đâu bà đến sáng sớm như thế này?
– Bạch Thế Tôn, hôm nay con thọ trai giới.
– Có ba loại trai giới này, này Visàkhà. Thế nào là ba?
Trai giới người chăn bò, trai giới Niganthà, và trai giới bậc Thánh.
Như thế nào, này Visàkhà, là trai giới người chăn bò?
Ví như, này Visàkhà, người chăn bò vào buổi chiều lùa các con bò về cho chủ của chúng. Người ấy suy nghĩ: “Hôm nay, các con bò đã ăn cỏ tại chỗ này và chỗ này, đã uống nước tại chỗ này và chỗ này. Ngày mai, các con bò sẽ ăn cỏ tại chỗ này và chỗ này, sẽ uống nước tại chỗ này và chỗ này”. Cũng vậy, này Visàkhà, ở đây có người giữ trai giới suy nghĩ: “Hôm nay, ta đã ăn loại đồ ăn cứng này, loại đồ ăn cứng này ta đã ăn; ta đã ăn loại đồ ăn mềm này, loại đồ ăn mềm này ta đã ăn. Ngày mai, ta sẽ ăn loại đồ ăn cứng này, loại đồ ăn cứng này ta sẽ ăn; ta sẽ ăn loại đồ ăn mềm này, loại đồ ăn mềm này ta sẽ ăn”. Như vậy, người ấy sống cả ngày với tâm đồng hành với tham dục. Như vậy, này Visàkhà, là trai giới người chăn bò.
Này Visàkhà, thế nào là trai giới các Niganthà?
Ở đây, này Visàkhà, có hạng Sa-môn tên là Niganthà, họ khích lệ đệ tử như sau: “Ông hãy quăng bỏ trượng đối với các sinh loại sống ở phương Ðông, ngoài một trăm do tuần. Hãy quăng bỏ trượng đối với các sinh loại sống ở phương Tây, ngoài một trăm do tuần. Hãy quăng bỏ trượng đối với các sinh loại sống ở phương Bắc, ngoài một trăm do tuần. Hãy quăng bỏ trượng đối với các sinh loại sống ở phương Nam, ngoài một trăm do tuần.” Như vậy, họ khích lệ vì lòng thương, vì lòng từ mẫn đối với một số sinh loại mà thôi, họ không khích lệ vì lòng thương, vì lòng từ mẫn, đối với một số sinh loại khác. Trong ngày Uposatha, họ khích lệ đệ tử như sau: “Này các Ông, hãy quăng bỏ tất cả áo quần và nói như sau: “Ta không có bất cứ vật gì, bất cứ ở đâu, bất cứ chỗ nào. Bất cứ vật gì, bất cứ ở đâu, bất cứ chỗ nào, không có cái gì là của ta. “”Nhưng cha và mẹ của người ấy biết người ấy là con của mình. Và người ấy biết họ là cha mẹ của mình. Vợ và con người ấy biết người ấy là chồng, là cha của mình, và người ấy biết họ là vợ, là con của mình. Các người nô tỳ làm công biết người ấy là chủ của họ. Và người ấy biết họ là nô tỳ, là nhân viên của mình. Như vậy, trong thời gian đáng phải khích lệ đúng với sự thật, trong thời gian ấy, lại được khích lệ bằng điều nói láo. Ðây ta tuyên bố là một sự nói láo. Sau khi đêm ấy đã qua, người ấy thọ hưởng tất cả tài sản chưa đem cho. Ðây ta tuyên bố là lấy của không cho. Như vậy, này Visàkhà, là lễ Uposathà của các Niganthà . Ðược sống thực hành như vậy, này Visàkhà, Uposatha của các Niganthà không quả lớn, không lợi ích lớn, không chói sáng, không ánh sáng lớn.
4. – Và này Visàkhà, thế nào là trai giới các bậc Thánh? Chính là làm thanh tịnh một tâm uế nhiễm với phương pháp thích nghi.
Và này Visàkhà, thế nào là làm thanh tịnh một tâm uế nhiễm với phương pháp thích nghi?
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Phật: “Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.” Do vị ấy niệm Như Lai, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, đầu uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.
Và này Visàkhà, thế nào là đầu uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?
Do duyên bột nhồi, do duyên đất sét, do duyên nước và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visàkhà, là đầu uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.
Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.” Do vị ấy niệm Như Lai, tâm được tịnh tín, hân hoan khởi lên, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visàkhà, đây gọi là Thánh đệ tử để thực hành trai giới Phạm Thiên, vị ấy cùng sống với Phạm Thiên. Do duyên Phạm Thiên, tâm vị ấy được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.
5.-Này Visàkhà, tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?
Ở đây, này Visàkhà, vị Thánh đệ tử niệm pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”. Do vị ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, thân uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.
Và này Visàkhà, thế nào là thân uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi? Do duyên sottim (một thứ đá bọt dùng để chà lưng), do duyên bột tắm, do duyên nước và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visàkhà, là thân uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.
Và như thế nào, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”. Do người ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visàkhà, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành pháp trai giới, vị ấy sống với pháp. Chính nhờ pháp, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.
6.- Này Visàkhà, tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch nhớ phương pháp thích nghi?
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”. Do vị ấy niệm Tăng, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, một tấm vải bị uế được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.
Và này Visàkhà, thế nào là một tấm vải bị uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi?
Do duyên usam (đất mặn) do duyên khàram (nước tro), do duyên phân bò, do duyên nước, và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visàkhà, một tấm vải bị uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.
Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi?
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”. Nhờ vị ấy niệm Tăng, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visàkhà, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành chúng Tăng trai giới, sống với chúng tăng. Chính nhờ chúng tăng, tâm vị ấy tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.
7.- Này Visàkhà, tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi. Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi?
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Giới: “Không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”. Vị ấy nhờ niệm Giới, tâm vị ấy được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, một tấm gương uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?
Và này Visàkhà, thế nào là một tấm gương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi?
Do duyên dầu, do duyên tro, do duyên bàn chải lông và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visàkhà, là tấm gương uế nhiễm được rửa sạch với phương pháp thích nghi.
Và này Visàkhà, thế nào là một tấm gương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi?
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Giới: “Không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”. Vị ấy nhờ niệm Giới, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visàkhà, đây gọi là thánh đệ tử thực hành giới Uposatha, sống chung với giới. Nhờ giới, tâm được tịnh tín, hân hoàn sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi?
8. Này Visàkhà, tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Và này Visàkhà, thế nào là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Thiên: “Có Chư Thiên bốn Thiên Vương; có Chư Thiên cõi trời Ba mươi ba; có chư Thiên Yàmà; có chư Thiên Tusita (Ðâu suất); có chư Thiên Hóa lạc; có chư Thiên Tha hóa tự tại; có chư Thiên Phạm chúng; có chư Thiên cao hơn nữa. Ðầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với giới như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với nghe pháp như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với thí như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ tuệ như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng có đầy đủ nơi ta”. Khi người ấy niệm tín, giới, nghe pháp, thí và tuệ của tự mình và chư Thiên ấy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi. Các phiền não của tâm được đoạn tận. Ví như, này Visàkhà, là vàng bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.
Và này Visàkhà, thế nào là vàng bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi?
Do duyên lò, do duyên đất muối, do duyên phấn đỏ, do duyên ống bệ, do duyên cái kìm, và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, này Visàkhà, là vàng bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visàkhà, là tâm bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi?
Và này vì, thế nào là tâm bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Thiên: “Có Chư Thiên bốn Thiên Vương; có Chư Thiên cõi trời ba mươi ba; có chư Thiên Yàmà; có chư Thiên Tusita (Ðâu suất); có chư Thiên hóa lạc; có chư Thiên tha hóa tự tại; có chư Thiên Phạm chúng; có chư Thiên cao hơn nữa. Ðầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, mạng chung ở chỗ này, được sanh tại chỗ ấy. Ta cũng có lòng tin như vậy. Ðầy đủ với giới như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với nghe pháp như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với thí như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với trí tuệ như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Ta cũng có trí tuệ như vậy”. Khi vị ấy niệm tín, giới, nghe pháp, thí, và tuệ của tự mình và của chư Thiên ấy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi. Các phiền não của tâm được đoạn tận. Ðây gọi là Thánh đệ tử thực hành Thiên trai giới, sống chung với chư Thiên. Nhờ chư Thiên, tâm vị ấy được tịnh tín, hân hoan sanh khởi. Các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visàkhà, là tâm bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.
9. – Thánh đệ tử ấy, này Visàkhà, suy tư như sau: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Cũng vậy đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quí, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.
10.- “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.
11.-“Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ tà hạnh, tịnh tu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ tà hạnh, tịnh tu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.
12.-“Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.
13.-“Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ rượu men, rượu nấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượu nấu làm cho đắm say. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ rượu men, rượu nấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượu nấu làm cho đắm say. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.
14.- “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán ăn một ngày một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phi thời. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống ăn một ngày một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phi thời. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.
15.- “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.
16.- “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ giường cao, giường lớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Các vị ấy nằm trên giường thấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta từ bỏ giường cao, giường lớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Ta nằm trên giường thấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới”.
Như vậy, này Visàkhà, là Thánh trai giới, thực hành Thánh trai giới, này Visàkhà, có quả lớn, có lợi ích lớn, có chói sáng lớn, có ánh sáng lớn.
17. – Quả lớn là như thế nào? Lợi ích lớn như thế nào? Chói sáng lớn như thế nào? Ánh sáng lớn như thế nào?
Ví như, này Visàkhà, có người áp đặt chủ quyền trên 16 quốc độ lớn tràn đầy bảy báu như Anga, Magadha, Kàsi, Kosala, Vajji, Mallà, Ceti, Vangà, Kurù, Pancàlà, Macchà, Surasenà, Assakà, Avanti, Gandhàrà, Kambojà, nhưng chủ quyền ấy không bằng một phần mười sáu của một trai giới thực hành đầy đủ cả tám mặt. Vì cớ sao? Nhỏ nhoi thay, này Visàkhà, là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc Chư Thiên!
18. – Năm mươi năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một đêm một ngày của chư Thiên của Bốn Thiên Vương. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Năm mươi năm chư thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên của Bốn Thiên Vương. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hiện trai giới đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên của Bốn Thiên Vương. Chính dựa trên trường hợp này được nói lên rằng: “Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên!”
19.- Một trăm năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một ngày một đêm của chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Một ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hiện trai giới đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba. Chính dựa trên trường hợp này được nói lên rằng: “Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên!”
20.- Hai trăm năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một ngày một đêm của chư Thiên ở cõi trời Yàmà. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Hai ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Yàmà. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hiện trai giới đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Yàmà. Chính dựa trên trường hợp này được nói lên rằng: “Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên!”.
21.- Bốn trăm năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một ngày một đêm của chư Thiên ở cõi trời Tusita (Ðâu-suất). Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Bốn ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Tusita. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hiện trai giới đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Tusita. Chính dựa trên trường hợp này được nói lên rằng: “Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên!”.
22.- Tám trăm năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một ngày một đêm của chư Thiên ở cõi trời Hóa lạc. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Tám ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Hóa lạc. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hiện trai giới đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Hóa lạc. Chính dựa trên trường hợp này được nói lên rằng: “Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên!”.
23.- Mười sáu trăm năm của một đời người, này Visàkhà, bằng một ngày một đêm của chư Thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Ba mươi đêm như vậy, làm thành một tháng, mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Mười sáu ngàn năm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Sự kiện này có xảy ra, này Visàkhà, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hành Uposatha đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Chính dựa trên trường hợp này, được nói lên rằng: “Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên”.
24.
Chớ giết hại sinh loài
Chớ lấy của không cho
Chớ nói lời nói láo
Chớ uống thứ rượu say
Từ bỏ không phạm hạnh
Từ bỏ, không dâm dục
Không ăn vào ban đêm
Tránh không ăn phi thời
Không mang các vòng hoa
Không dùng các hương liệu
Hãy nằm trên tấm thảm
Ðược trải dài trên đất
Chính hạnh trai giới này
Ðược gọi có tám phần
Do đức Phật nói lên
Ðưa đến đoạn tận khổ
Mặt trăng và mặt trời
Ðược thấy là lành tốt
Chỗ nào chúng đi tới
Chúng chói sáng hào quang
Chúng làm mây sáng chói
Giữa hư không chúng đi
Trên trời chúng chói sáng
Sáng rực mọi phương hướng
Trong khoảng không gian ấy
Tài sản được tìm thấy
Trân châu và ngọc báu
Lưu ly, đá cầu may
Vàng cục trong lòng đất
Hay loại Kancana
Cùng loại vàng sáng chói
Ðược gọi là Hattaka
Tuy vậy chúng giá trị
Chỉ một phần mười sáu
Với hạnh giữ trai giới
Ðầy đủ cả tám mặt
Kể cả ánh sáng trăng
Với cả vòm trời cao.
Vậy người nữ người nam
Hãy giữ theo định giới
Hành bố-tát trai giới
Ðầy đủ cả tám mặt
Làm thiện các công đức
Ðem lại nhiều an lạc
Ðược sanh lên cõi trời
Không bị người cười chê.
VIII. Phẩm Ananda
72.- Tà Mạng Ðệ Tử
1. Một thời, Tôn giả Ananda trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosità
Rồi một tà mạng đệ tử gia chủ đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, tà mạng đệ tử gia chủ nói với Tôn giả Ananda:
– Thưa Tôn giả Ananda, pháp của những ai được khéo thuyết? Những ai khéo hành trì ở đời? Những ai khéo vượt qua ở đời?
– Vậy này gia chủ, về vấn đề này Ta sẽ hỏi Ông. Ông kham nhẫn thế nào, hãy trả lời như vậy. Ông nghĩ thế nào, này gia chủ, những ai thuyết pháp để đoạn tận tham, thuyết pháp để đoạn tận sân, thuyết pháp để đoạn tận si, pháp có được các vị ấy khéo thuyết hay không? Hay ở đây, Ông nghĩ thế nào?
– Thưa Tôn giả, ai thuyết pháp để đoạn tận tham, thuyết pháp để đoạn tận sân, thuyết pháp để đoạn tận si, pháp ấy được khéo thuyết. Và ở đây, tôi nghĩ như vậy.
2. – Ông nghĩ thế nào, này gia chủ, những ai thực hành đoạn tham, thực hành đoạn sân, thực hành đoạn si, những vị ấy có khéo thực hành ở đời hay không? Hay ở đây, Ông nghĩ thế nào?
– Thưa Tôn giả, những ai thực hành đoạn tham, thực hành đoạn sân, thực hành đoạn si, những vị ấy khéo thực hành ở đời. Và ở đây, tôi nghĩ như vậy.
3. – Ông nghĩ thế nào, này gia chủ, với những ai tham được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; với những ai, sân được đoạn tận … với những ai, si được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; những vị ấy có khéo vượt qua ở đời hay không? Hay ở đây, Ông nghĩ thế nào?
– Thưa Tôn giả, với những ai tham được đoạn tận, … với những ai, sân được đoạn tận … với những ai, si được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai; những vị ấy khéo vượt qua ở đời. Và ở đây, tôi nghĩ như vậy.
4.– Như vậy, Ông đã trả lời như sau: “Thưa Tôn giả, những ai thuyết pháp để đoạn tận tham, thuyết pháp để đoạn tận sân, thuyết pháp để đoạn tận si, pháp được các vị ấy khéo thuyết.” Và Ông đã trả lời như sau: “Thưa Tôn giả, những ai đã thực hành đoạn tận tham … đoạn tận sân … đoạn tận si, những ai đã khéo thực hành ở đời”. Và Ông đã trả lời như sau: “Thưa Tôn giả, những ai đã đoạn tận tham, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Những ai đã đoạn tận sân … Những ai đã đoạn tận si, đã cắt đứt từ gốc rễ … làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Những vị ấy khéo vượt qua ở đời”.
– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả! Ở đây sẽ không có tự khen pháp của mình, không có chê trách pháp của người khác, chỉ có thuyết pháp trong giới xứ, chỉ nói đến mục đích mà không đề cập đến tự ngã.
5.- Thưa Tôn giả, Tôn giả thuyết pháp để đoạn tham, thuyết pháp để đoạn sân, thuyết pháp để đoạn si, và thưa Tôn giả, pháp được Tôn giả khéo thuyết. Thưa Tôn giả Ananda, Tôn giả thực hành đoạn tham, … đoạn sân, … Tôn giả thực hành đoạn si, Tôn giả đã khéo thực hành ở đời. Thưa Tôn giả Ananda, tham đã được Tôn giả đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai … sân đã được Tôn giả đoạn tận … si đã được Tôn giả đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Tôn giả đã khéo vượt qua ở đời.
Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thưa Tôn giả, người như dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống … Thưa Tôn giả Ananda, con nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và chúng Tăng. Mong Tôn giả Ananda nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng!
73.- Người Họ Thích
1. Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Thích tử, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn khỏi bệnh, được khỏi bệnh không bao lâu. Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, họ Thích (Sakka) bạch Thế Tôn:
– Ðã lâu ngày, bạch Thế Tôn, con biết pháp đã được dạy như sau: “Trí đến với người định tĩnh, không đến với người không định tĩnh”. Bạch Thế Tôn, định đến trước rồi trí đến sau? Hay trí đến trước rồi định đến sau?
2.- Rồi Tôn giả Ananda suy nghĩ như sau: “Thế Tôn mới khỏi bệnh, khỏi bệnh không bao lâu. Họ Thích Mahànàma này hỏi một câu rất thâm sâu. Vậy ta hãy đưa họ Thích Mahànàma qua một bên và thuyết pháp cho họ Thích”.
Rồi Tôn giả Ananda cầm tay họ Thích Mahànàma, kéo qua một bên rồi nói với họ Thích Mahànàma:
3. – Giới của bậc hữu học, này Mahànàma, được Thế Tôn nói đến. Và giới của bậc vô học cũng được Thế Tôn nói đến. Ðịnh bậc hữu học được Thế Tôn nói đến. Ðịnh bậc vô học cũng được Thế Tôn nói đến. Tuệ bậc hữu học được Thế Tôn nói đến. Tuệ bậc vô học cũng được Thế Tôn nói đến.
4. – Này Mahànàma, thế nào là bậc hữu học?
Ở đây, này Mahànàma, vị Tỷ-kheo giữ giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ quy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, cấp nhận và học tập các học giới. Này Mahànàma, đây là giới bậc hữu học.
5. – Và này Mahànàma, thế nào là định bậc hữu học?
Ở đây, này Mahànàma, ly dục, ly bất thiện pháp, vị Tỷ-kheo chứng đạt và an trú sơ Thiền …Thiền thứ hai .. Thiền thứ ba … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Này Mahànàma, đây là định của bậc hữu học.
Và này Mahànàma, thế nào là trí tuệ của bậc hữu học?
Ở đây, này Mahànàma, vị Tỷ-kheo như thật quán tri: “Ðây là khổ” … “Ðây là khổ tập” … “Ðây là khổ diệt” … như thật quán tri: “Ðây là con đường đưa đến Khổ diệt”. Này Mahànàma, đây gọi là trí tuệ của bậc Hữu học. Vị Thánh đệ tử như vậy đầy đủ giới, như vậy đầy đủ định, như vậy đầy đủ tuệ, do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, này Mahànàma, là giới bậc Hữu học được Thế Tôn thuyết, là giới bậc Vô học được Thế Tôn thuyết, là định bậc Hữu học được Thế Tôn thuyết, là định bậc Vô học được Thế Tôn thuyết, là tuệ bậc Hữu học được Thế Tôn thuyết, là tuệ bậc Vô học được Thế Tôn thuyết.
74.- Vị Lõa Thể
1. Một thời, Tôn giả Ananda trú tại Vesàli, rừng Ðại Lâm, trong ngôi giảng đường có góc nhọn. Rồi Abhaya người Licchavi và Panditakumàrako người Licchiva, đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Abhaya người Licchiva thưa với Tôn giả Ananda:
– Niganthà Nàthaputta, thưa Tôn giả, tự cho là toàn tri, toàn kiến, có tri kiến toàn diện: “Khi ta đi, ta đứng, ta ngủ, ta thức, tri kiến luôn luôn được an trú, không có gián đoạn”. Vị ấy tuyên bố chấm dứt các nghiệp cũ với khổ hạnh, và phá hoại các nghiệp mới với vô vi (không hành động). Như vậy, do nghiệp đoạn diệt nên khổ đoạn diệt; do khổ đoạn diệt nên thọ đoạn diệt; do thọ đoạn diệt nên tất cả khổ sẽ được tiêu diệt. Như vậy là (pháp môn) siêu thoát, thanh tịnh, diệt nhiệt não, thiết thực hiện tại. Ở đây, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói thế nào?
2- Này Abhaya, có ba (pháp môn) thanh tịnh, diệt nhiệt não, được Thế Tôn, bậc Trí giả, bậc Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh tuyên bố, khiến chúng sanh được thanh tịnh, khiến vượt qua sầu bi, khiến chấm dứt khổ ưu, khiến đạt được chánh lý, khiến chứng được Niết bàn. Thế nào là ba?
Ở đây, này Abhaya, vị Tỷ-kheo giữ giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học giới. Vị ấy không làm các nghiệp mới, và với các nghiệp cũ ảnh hưởng đến mình, chấm dứt các nghiệp ấy. Ðây là (sự thanh tịnh thứ nhất), thiết thực hiện tại, diệt nhiệt não, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Vị Tỷ-kheo ấy, này Abhaya, đầy đủ với giới như vậy, ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú sơ Thiền … Thiền thứ hai .. Thiền thứ ba … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy không làm các nghiệp mới, và với các nghiệp cũ ảnh hưởng đến mình, chấm dứt các nghiệp ấy. Ðây là (sự thanh tịnh thứ hai), thiết thực hiện tại, diệt nhiệt não, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Vị Tỷ-kheo ấy, này Abhaya, đầy đủ với giới như vậy, với sự đoạn diệt các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vị ấy không làm các nghiệp mới, và với các nghiệp cũ ảnh hưởng đến mình, chấm dứt các nghiệp ấy. Ðây là (sự thanh tịnh thứ ba), thiết thực hiện tại, diệt nhiệt não, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Này Abhaya, có ba sự thanh tịnh, diệt nhiệt não này, được Thế Tôn, bậc Trí giả, bậc Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh tuyên bố, khiến chúng sanh được thanh tịnh, vượt qua sầu bi, chấm dứt ưu khổ, đạt được chánh lý, chứng được Niết bàn.
3.- Khi được nói như vậy, Panditakumàrako người Licchavi nói với Abhaya người Licchavi:
– Này bạn Abhaya, bạn có tín thọ lời khéo nói của Tôn giả Ananda là khéo nói không?
– Này bạn, tôi là ai lại không tín thọ lời khéo nói của Tôn giả Ananda là khéo nói. Ðầu người ấy sẽ vỡ tan, nếu ai không tín thọ lời khéo nói của Tôn giả Ananda là khéo nói.
XI. Phẩm Chánh Giác
105.- Nóc Nhọn (1)
Rồi gia chủ Anathapindika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; Thế Tôn nói với gia chủ Anathapindika đang ngồi xuống một bên:
– Này gia chủ, khi tâm không phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không phòng hộ, khẩu nghiệp cũng không phòng hộ, ý nghiệp cũng không phòng hộ. Với ai thân nghiệp không phòng hộ, khẩu nghiệp không phòng hộ, ý nghiệp không phòng hộ, thời thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp bị hủ bại. Với ai thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp bị hủ bại, sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.
Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn vụng lợp, thời nóc nhọn không được phòng hộ, rui kèo không được phòng hộ, vách tường không được phòng hộ; nóc nhọn bị đầy ứ, rỉ nước, các rui kèo bị đầy ứ rỉ nước, các vách tường bị đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn bị hủ bại, rui kèo bị hủ bại, vách tường bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm không được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không được phòng hộ, khẩu nghiệp … ý nghiệp … sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.
Này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp … ý nghiệp cũng được phòng hộ. Với ai thân nghiệp được phòng hộ, khẩu nghiệp được phòng hộ, ý nghiệp được phòng hộ, thời thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp không bị hủ bại. Với ai thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp … ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện …
Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn khéo lợp, thời nóc nhọn được phòng hộ, rui kèo được phòng hộ, vách tường được phòng hộ; nóc nhọn không đầy ứ, rỉ nước, các rui kèo không đầy ứ, rỉ nước, các vách tường không đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn không bị hủ bại, rui kèo không bị hủ bại, vách tường không bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp … ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện.
106.- Nóc Nhọn (2)
(Kinh này hoàn toàn giống như kinh trên, chỉ khác có một chữ. Chỗ nào kinh trên dùng chữ “không phòng hộ”, thời ở đây dùng chữ “thất thế, lung lay” với những thay đổi cần thiết).
XIII. Phẩm Kusinàra
124. Bharandu
1. Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala và đi đến Kapilavatthu. Họ Thích Mahànàma nghe tin Thế Tôn đã đến Kapilavatthu. Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với họ Thích Mahànàma đang đứng một bên:
– Hãy đi, này Mahànàma và tìm xem ở Kapilavatthu có chỗ nào, tại chỗ ấy, hôm nay chúng ta sẽ trú lại một đêm.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Họ Thích Mahànàma vâng đáp Thế Tôn, đi vào Kapilavatthu, đi khắp toàn vùng Kapilavatthu và không thấy một chỗ nào, Thế Tôn có thể trú một đêm. Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến bạch Thế Tôn:
2. – Bạch Thế Tôn, ở Kapilavatthu không có chỗ nào, tại đây, hôm nay Thế Tôn có thể trú một đêm. Nhưng có Bharandu, người Kàlàmà này, trước tu Phạm hạnh với Thế Tôn. Hôm nay, Thế Tôn hãy ở một đêm tại am thất của vị ấy.
– Này Mahànàma, hãy đi và trải một tấm thảm cho ta ở đó.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Họ Thích Mahànàma vâng đáp Thế Tôn, đi đến am thất của Bharandu người Kàlàmà, sau khi đến, trải tấm thảm, đặt nước để rửa chân, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, tấm thảm đã trải, nước để rửa chân đã sẵn sàng, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy làm gì Ngài nghĩ là phải thời!
3. Rồi Thế Tôn đi đến am thất của Bharandu người Kàlàmà, sau khi đến, ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn rửa chân.
Rồi họ Thích Mahànàma nghĩ như sau: “Nay không phải thời để hầu hạ Thế Tôn. Thế Tôn đang mệt mỏi. Ngày mai ta sẽ đến hầu hạ Thế Tôn”. Nghĩ vậy xong bèn đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về ngài rồi đi ra.
Họ Thích Mahànàma, sau khi đêm ấy đã mãn, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với họ Thích Mahànàma đang ngồi một bên:
4. – Này Mahànàma, có ba vị đạo sư có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba?
Ở đây, này Mahànàma, có vị đạo sư trình bày sự biến tri của các dục vọng, nhưng không trình bày sự biến tri của các sắc, không trình bày sự biến tri của các cảm thọ. Ở đây, này Mahànàma, có vị đạo sư trình bày sự biến tri của các dục vọng, trình bày sự biến tri của các sắc, nhưng không trình bày sự biến tri của các cảm thọ. Nhưng ở đây, này Mahànàma, có vị đạo sư trình bày sự biến tri của các dục vọng, trình bày sự biến tri của các sắc, trình bày sự biến tri của các cảm thọ. Này Mahànàma, có ba vị đạo sư này có mặt, xuất hiện ở đời. Trong ba vị này, này Mahànàma, kết luận là một hay là sai khác?
5. Khi được nói như vậy, Bharandu, người Kàlàmà, nói với họ Thích Mahànàma:
– Này Mahànàma, hãy nói là một.
Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với họ Thích Mahànàma:
– Này Mahànàma, hãy nói là khác.
Lần thứ hai, Brahandu, người Kàlàmà nói với họ Thích Mahànàma:
– Này Mahànàma, hãy nói là một.
Lần thứ hai, Thế Tôn nói với họ Thích Mahànàma:
– Này Mahànàma, hãy nói là khác.
Lần thứ ba Brahandu, người Kàlàmà nói với họ Thích Mahànàma:
– Này Mahànàma, hãy nói là một.
Lần thứ ba, Thế Tôn nói với họ Thích Mahànàma:
– Này Mahànàma, hãy nói là khác.
6. Rồi Bharandu, người Kàlàmà suy nghĩ như sau: “Trước mặt họ Thích Mahànàma có thế lực lớn này, ta bị Sa-môn Gotama nói trái ngược cho đến lần thứ ba. Vậy ta hãy rời khỏi Kapilavatthu”.
Rồi Bharandu người Kàlàmà đi ra khỏi Kapilavatthu, một sự ra đi khỏi Kapilavatthu, không bao giờ có trở lại nữa.
125.- Hatthaka
1. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetanava, khu vườn của Anàthapindika.
Rồi Thiên tử Hatthaka, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetanava đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ đứng thẳng trước Thế Tôn”, nhưng vị ấy chìm xuống, lún xuống, không có thể đứng thẳng; ví như thục tô hay dầu đổ trên cát, chìm xuống, lún xuống, không thể giữ lại. Cũng vậy, Thiên tử Hatthaka nghĩ rằng: “Ta sẽ đứng thẳng trước mặt Thế Tôn”, nhưng vị ấy chìm xuống, lún xuống, không thể đứng thẳng.
2. Rồi Thế Tôn nói với Thiên tử Hatthaka:
– Này Hatthaka, hãy hóa thành một tự thể thô xấu.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Thiên tử Hatthaka vâng đáp Thế Tôn sau khi hóa thành một tự thể thô xấu, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với Thiên tử Hatthaka đang đứng một bên:
– Này Hatthaka, các pháp được diễn tiến trước kia, khi Ông còn làm người, các pháp ấy được diễn tiến hiện nay đối với Ông không?
– Bạch Thế Tôn, các pháp được diễn tiến trước kia, khi con còn làm người, các pháp ấy có được diễn tiến hiện nay với con. Và bạch Thế Tôn, có các pháp không được diễn tiến trước kia, khi con còn làm người, các pháp ấy có được diễn tiến hiện nay đối với con. Ví như, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn sống, được các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, các vua chúa, các đại thần của vua, các ngoại đạo, các đệ tử ngoại đạo đoanh vây. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con sống được các Thiên tử đoanh vây. Từ xa, bạch Thế Tôn, các Thiên tử đi đến, nghĩ rằng: “Chúng ta hãy đến nghe pháp từ Thiên tử Hatthaka”.
Có ba pháp, bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Thế nào là ba?
Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ được thấy Thế Tôn, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ được nghe Diệu pháp, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ được phục vụ hầu hạ chúng Tăng, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc.
Có ba pháp này, bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ. Con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc.
Con thấy không vừa đủ
Khi được gặp Thế Tôn
Ðược phục vụ chúng Tăng
Ðược lắng nghe Diệu pháp
Học tập tăng thượng giới
Thích thú nghe Diệu pháp
Do đối với ba pháp
Cảm thấy không vừa đủ
Thiên tử Hatthaka
Ðược sanh vô phiền thiên