[DN 10] Kinh Tu-bà – Kinh Phật Pali cho người tại gia
inh Subha (Tu-bà) (P. Subha Sutta, H. 須婆經) không có kinh tương đương trong bộ Trường A-hàm, được Tôn giả Ānanda giảng sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tu tập đạo đức, thiền định và trí tuệ.
[DN 09] Kinh Bố-sá-bà-lâu – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Poṭṭhapāda (Bố-tra-bà-lâu) (P. Poṭṭhapāda Sutta, H. 布吒婆楼經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[7] Kinh này dạy cách chấm dứt các tạp tưởng bằng phương pháp sống đạo đức, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ để vượt qua ba hình thái: Chấp ngã qua hình tướng, chấp ngã qua các đặc điểm thân, chấp ngã quá khứ và tương lai. Không nên mất thời giờ cho các câu chuyện siêu hình, hãy siêng tu bốn chân lý Thánh để giác ngộ và giải thoát.
[DN 06] Kinh Mahàli – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Mahāli (P. Mahāli Sutta, H. 摩訶梨經) không có bản tương đương trong bộ Trường A-hàm. Thay vì các Bà-la-môn bị vướng kẹt vào thiên sắc, thiên âm và tranh luận vô ích về thân thể, về quan điểm “tâm thức là một hay khác”; đức Phật dạy con đường kết thúc khổ đau bằng cách chuyên tu đạo đức qua ba cấp (tiểu giới, trung giới, đại giới), đạt bốn cấp thiền định, phát triển trí tuệ, hướng đến sự kết thúc các khổ đau.
[DN 05] Kinh Cứu-la-đàn-đầu – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Cứu-la-đàn-đầu (P. Kūṭadanta Sutta, H. 究羅檀頭經) tương đương kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.[5] Trái với các lễ tế đàn của Bà-la-môn: Đẫm máu, chặt cây, phạt nô tỳ… đức Phật dạy tế đàn cao quý bằng cách cúng dường người đạo đức, xây dựng tự viện, quy ngưỡng Tam bảo, giữ năm đạo đức, chứng đắc bốn thiền và giúp người thấy và sống với chân lý. Để chấm dứt các tệ nạn, làm cho xã hội an bình, đức Phật cho rằng hình phạt không phải là giải pháp, mà chính là việc hỗ trợ nhân dân đúng thời, đúng cách.
[DN 04] Kinh Chủng Đức – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Chủng Ðức (P. Soṇaḍaṇḍa Sutta, H. 種德經) tương đương kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.[4] Nhân dịp các Bà-la-môn cao ngạo rằng mình là người có huyết thống thuần khiết bảy đời, thông hiểu ba bộ Vệ-đà, giỏi thần chú, tướng mạo đoan trang, đầy đủ đức hạnh, sáng suốt trí tuệ, đức Phật cho rằng trí tuệ và đạo đức làm cho con người trở nên tối thắng, chứ không phải giai cấp và huyết thống. Nơi nào có trí tuệ, nơi ấy có đạo đức. Theo đức Phật, người xứng danh Bà-la-môn phải là người thành tựu trí tuệ, đạo đức.
[DN 03] Kinh A Ma Trú – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Ambaṭṭha (A-ma-trú) (P. Ambaṭṭha Sutta, H. 阿摩晝經) tương đương kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.[3] Trước thái độ cao ngạo về huyết thống của Ambaṭṭha, đức Phật truy nguồn gốc mẹ của Ambaṭṭha là nữ tỳ của dòng họ Sākya. Phủ định giai cấp, đức Phật khẳng định rằng người nào có giới hạnh và trí tuệ đầy đủ sẽ trở thành tối thắng giữa loài người. Nhân đó, đức Phật giảng về Tứ diệu đế, bố thí, sống đạo đức, quả phước ở các cõi trời.
[DN 02] Kinh Sa Môn Quả – Kinh Phật Pali cho người tại gia
Kinh Sa-môn quả (P. Sāmaññaphala Sutta, H. 沙門果經) tương đương kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.[2] Nhân dịp Vua Ajātasattu nhờ đức Phật cứu độ về tội giết cha, đức Phật giải thích tác hại tà thuyết của sáu ngoại Đạo sư: (i) Thuyết Không có nghiệp báo của Pūraṇa Kassapa; (ii) Thuyết Luân hồi tịnh hóa của Makkhali Gosāla; (iii) Thuyết Đoạn diệt của Ajita Kesakambala; (iv) Thuyết Bảy thân bất hoại của Pakudha Kaccāyana; (v) Thuyết Lõa thể với bốn cấm giới của Nigaṇṭha Nāṭaputta; (vi) Thuyết Ngụy biện của Sañjaya Belaṭṭhaputta. Đồng thời, đức Phật giải thích về các công đức của bậc chân tu: Được kính nể, tăng trưởng đạo đức, làm chủ giác quan, chánh niệm tỉnh giác, thiểu dục tri túc, dứt năm trói buộc tâm, chứng đắc bốn thiền, thành tựu trí tuệ, đạt được các thần thông và giải thoát tri kiến.
Danh sách những bài kinh trong TIỂU BỘ KINH dành cho Phật tử tại gia
Tiểu Bộ Kinh có 30 bài kinh Phật nói trực tiếp cho người tại gia, 06 bài nói gián tiếp. Danh sách tên các bài kinh dưới đây được liệt kê theo bản dịch tiếng Việt của Trưởng lão hòa thượng Thích Minh Châu và GS Trần Phương Lan.
Danh sách những bài kinh trong TĂNG CHI BỘ KINH dành cho Phật tử tại gia
Tăng Chi Bộ Kinh có tất cả 2.381 bài kinh, trong đó có 125 bài kinh Phật nói trực tiếp cho người tại gia, 36 bài nói gián tiếp. Danh sách tên các bài kinh dưới đây được liệt kê theo bản dịch tiếng Việt của Trưởng lão hòa thượng Thích Minh Châu.
Danh sách những bài kinh trong TƯƠNG ƯNG BỘ KINH dành cho Phật tử tại gia
Tương Ưng Bộ Kinh có tất cả 2.904 bài kinh, trong đó có 121 bài kinh Phật nói trực tiếp cho người tại gia, 07 bài nói gián tiếp. Danh sách tên các bài kinh dưới đây được liệt kê theo bản dịch tiếng Việt của Trưởng lão hòa thượng Thích Minh Châu.