Primary Menu

Dàn ý kinh Trung Bộ – phần 5/5

Mục lục

Kinh số 121 – KINH TIỂU KHÔNG (Cūḷasuññata Sutta)

A. Duyên khởi:
Tôn giả nanda bạch Đức Phật có phải khi trú ở Nagaraka, Thế Tôn có dạy “Ta nhờ an trú không nên an trú rất nhiều”. Thế Tôn xác nhận với bài kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn trả lời là có nói vậy, và giải thích nghĩa chữ “không” thứ nhất là tại Lộc Mẫu giảng đường không có voi, ngựa, vàng bạc, đàn ông, đàn bà tụ hội nhưng có sự nhất trí do duyên chúng Tỷ-kheo.
II. Thế Tôn giải thích chữ “không” thứ hai, không có thôn tưởng nhân tưởng, không có các hệ lụy do duyên thôn tưởng, nhân tưởng nhưng có sự nhất trí do duyên lâm tưởng.
III. Thế Tôn giải thích chữ “không” thứ ba. Không có tác ý nhân tưởng, lâm tưởng, không có các hệ lụy do duyên nhân tưởng, lâm tưởng nhưng có sự nhất trí do duyên địa tưởng.
IV. Thế Tôn giải thích nghĩa chữ “không” thứ tư, không có tác ý lâm tưởng, địa tưởng, không có các ưu phiền do duyên lâm tưởng, địa tưởng nhưng có tác ý sự nhất trí do duyên không vô biên xứ.
V. Thế Tôn giải thích nghĩa chữ “không” thứ năm, không có tác ý địa tưởng, không vô biên xứ, chỉ có sự tác ý do duyên thức vô biên xứ tưởng.
VI. Thế Tôn giải thích nghĩa chữ “không” thứ sáu, không có tác ý không vô biên xứ tưởng, thức vô biên xứ tưởng, chỉ có sự tác ý sự nhất trí do duyên vô sở hữu xứ tưởng.
VII. Thế Tôn giải thích nghĩa chữ “không” thứ bảy, không có tác ý không vô biên xứ tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, chỉ có tác ý sự nhất trí do duyên phi tưởng phi phi tưởng xứ.
VIII. Thế Tôn giải thích nghĩa chữ “không” thứ tám, không có tác ý vô sở hữu xứ tưởng, phi tưởng phi phi tưởng xứ, có tác ý sự nhất trí do duyên vô tướng tâm định.
IX. Nhờ quán vô tướng tâm định là hữu vi vô thường, chịu sự đoạn diệt, nên tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc, chứng được quả A-la-hán. Nghĩa chữ “không” thứ chín là không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu nhưng có cái không phải không tức là 6 nhập duyên, mạng duyên với thân này. Cái này thực có đối với vị ấy, tức là sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh không tánh.
X. Thế Tôn dạy các Sa-môn, Bà-la-môn trong quá khứ, tương lai, hiện tại, tất cả đều an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh không tánh này và khuyên các vị Tỷ-kheo cần phải học tập như vậy.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 122 – KINH ĐẠI KHÔNG (Mahāsuññata Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn thấy tại trú xứ của Thích tử Kḷakhemaka có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt nghĩa là có rất nhiều Tỷ-kheo tụ hội nên mới nói kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Tỷ-kheo nào hoan hỷ, thích thú trong hội chúng của mình, hội chúng của người; không thể chói sáng trong chánh pháp, không thể chứng đắc viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, không thể chứng đắc và an trú tâm giải thoát có hạn kỳ và thoải mái hay không có hạn kỳ và bất động. Thế Tôn thấy bất kỳ sắc pháp nào trong ấy có hoan hỷ, có hoan lạc đều chịu sự biến dịch và khởi lên sầu khổ.
II. Thế Tôn không có tác ý tất cả tưởng, an trú nội không, do vậy khi tiếp xúc với mọi tầng lớp dân chúng, Thế Tôn chỉ nói lên những lời thuần túy liên hệ đến khích lệ. Thế Tôn khuyên các Tỷ-kheo nên chứng đạt và an trú nội không, và muốn vậy cần phải an định nội tâm.
III. Tỷ-kheo an định nội tâm tức là chứng đắc 4 thiền.
IV. Tỷ-kheo đang an trú với an trú này, nếu có đi, đứng, nằm, ngồi, nói, suy tầm, vị ấy ý thức rõ ràng là trong khi làm các cử chỉ như vậy các ác bất thiện không có chảy vào, các thiện pháp được thành tựu.
V. Đối với 5 dục công đức, nếu khởi lên tâm hành gì, có dục ái hay không dục ái, vị Tỷ-kheo đều ý thức rõ ràng.
VI. Đối với 5 uẩn khi tùy quán sự sanh diệt, nếu có ngã mạn khởi lên được đoạn tận, Tỷ-kheo ý thức rõ ràng như vậy.
VII. Vì lý do gì một thanh văn đệ tử tự nghĩ là xứng đáng để đi theo một bậc Đạo sư dẫu cho bị hất hủi.
VIII. Sự phiền lụy cho bậc đạo sư, cho đệ tử, cho các vị đồng tu phạm hạnh.
IX. Thế Tôn dạy hãy đối xử với Ngài, với tâm thân hữu không với tâm thù nghịch.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 123 – KINH HY HỮU VỊ TẰNG HỮU PHÁP (Acchariyabhūtadhamma Sutta)

A. Duyên khởi:
Các Tỷ-kheo và Tôn giả nanda tán thán đại uy lực của Như Lai. Đức Phật đến và được thuật rõ câu chuyện đang bàn luận, liền nói Tôn giả nanda nói lên những đặc tánh hy hữu của Như Lai.
B. Chánh kinh:
Tôn giả nanda nói lên 19 pháp hy hữu của Như Lai. Đức Phật bổ sung thêm một pháp thành ra 20 pháp.
I. Bốn pháp hy hữu khi Thế Tôn sanh ở cõi Đâu xuất, trú tại đấy và từ bỏ cõi ấy nhập mẫu thai.
II. Sáu pháp hy hữu khi Thế Tôn nhập mẫu thai (5-11).
III. Chín pháp hy hữu khi Thế Tôn từ mẫu thai sanh ra (11-19).
IV. Một pháp hy hữu sau khi đức Bồ tát đã sanh, Bồ tát biết các cảm thọ và các tưởng, các tầm sanh, an trú và biến hoại.
C. Kết luận:
Thế Tôn chấp nhận lời thuyết giảng của Tôn giả nanda và các Tỷ-kheo tín thọ lời Tôn giả nanda nói.

Kinh số 124 – KINH BẠC-CÂU-LA (Bakkula Sutta)

A. Duyên khởi:
Lõa thể Kassapa đi đến gặp Tôn giả Bakkula và cuộc nói chuyện này khởi lên.
B. Chánh kinh:
Mười bốn pháp vị tằng hữu của Tôn giả Bakkula:
1. Trong 80 năm Tôn giả không khởi lên dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng, dục tầm, sân tầm, hại tầm (1-4).
2. Trong 80 năm từ khi xuất gia, Tôn giả không có nhận y và làm một sự việc gì liên hệ đến y (5-9).
3. Trong 80 năm từ khi xuất gia, Tôn giả không có nhận lời ngồi ăn, ở trong nhà (10-11), ghi nhận các tướng đặc biệt của nữ nhân, thuyết pháp cho nữ nhân, đi đến thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni, chánh học nữ, sa-di nữ (11-12).
4. Trong 80 năm từ khi xuất gia Tôn giả không có xuất gia thọ đại giới làm y chỉ cho ai, không có sa-di hầu hạ, không có bệnh và không mang theo y dược, không nằm dựa tấm ván, không nằm dài xuống ngủ, không an cư mùa mưa gần làng.
5. Tôn giả trong 7 ngày, 6 ngày đầu còn uế nhiễm, ngày thứ 7 chứng quả A-la-hán.
C. Kết luận:
Lõa thể Kassapa xin xuất gia, được thọ đại giới và không bao lâu chứng quả.
Tôn giả Bakkula nhập diệt, ngồi giữa chúng nhập Niết-bàn.
(Bakkula được Đức Phật xem là 1 vị đệ tử có sức khỏe đệ nhất. Theo bản Sớ giải Trường bộ (DA. ii,413), Ngài sống đến 160 tuổi. Ngài được xem là vị tu khổ hạnh nhưng không có giảng về khổ hạnh.
Sanh trong gia đình vị cố vấn ở Kosambỵ, khi tắm bị rơi xuống sông Galluna, bị con cá nuốt nhưng không chết. Con cá bị một người đánh cá bắt được, bán cho người vợ ông cố vấn ở Ba-la-nại, khi mổ bụng cá ra Ngài vẫn còn sống. Sau vua cho phép cả hai gia đình xem Bakkula là con của mình. Do vậy có tên là Bakkula. Có thuyết cho Bakkula xuất gia lúc 80 tuổi và sau 8 ngày thì chứng quả).

Kinh số 125 – KINH ĐIỀU NGỰ ĐỊA (Dantabhūmi Sutta)

A. Duyên khởi:
Sa-di Aciravata thuyết pháp cho vương tử Jayasena về đề tài vị Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần chứng được nhứt tâm nhưng vương tử Jayasena không chấp nhận và bỏ đi. Sa-di Aciravata thuật lại sự việc này cho Thế Tôn và Thế Tôn thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn dạy vương tử Jayasena sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, không thể thấy, biết, đạt và chứng quả vị ly dục. Thế Tôn dùng 2 ví dụ để chứng minh điều này.
II. Bốn giai đoạn: một người nài điều phục con voi:
1. Kéo con voi từ trong rừng rậm ra ngoài trời, nó vẫn còn tham luyến rừng có voi.
2. Điều phục nếp sống tâm tư rừng núi của nó bằng cách làm cho nó quen thuộc thôn làng và nếp sống loài người.
3. Dạy cho con voi các động tác cần thiết như nhặt lên, đặt xuống, đi tới, đi lui, đứng, ngồi rồi bất động.
4. Con voi trở thành con vương tượng kham nhẫn lạnh, nóng, chiến trận, không còn uế nhiễm.
III. Thế Tôn điều phục đệ tử qua 4 giai đoạn:
1. Nghe pháp xuất gia.
2. Giữ giới, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác.
3. Tu thiền, lựa một chỗ thanh vắng, đoạn 5 triền cái, quán 4 niệm xứ để điều phục tâm tánh của cư sĩ, tu tập và chứng 4 thiền.
4. Tu tuệ, kham nhẫn lạnh nóng, đói khát, các khổ thọ khốc liệt, đoạn được tham sân si, trở thành vô thượng phước điền ở đời.
IV. Thế nào là con voi chết đi không được điều phục. Thế nào là vị Tỷ-kheo chết đi không được điều phục. Thế nào là con voi chết đi được điều phục. Thế nào là vị Tỷ-kheo chết đi được điều phục.
C. Kết luận:
Sa-di Aciravata hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 126 – KINH PHÙ-DI (Bhūmija Sutta)

A. Duyên khởi:
Vương tử Jayasena trình bày với Tôn giả Bhmija rằng theo lý thuyết của một số Sa-môn, Bà-la-môn có nguyện vọng hay không có nguyện vọng, hành phạm hạnh đều không có kết quả. Tôn giả Bhmija trả lời, theo Thế Tôn dạy, có nguyện vọng hay không có nguyện vọng, hành phạm hạnh không có chánh đáng không đạt được quả vị. Dù có hay không có nguyện vọng, hành phạm hạnh có chánh đáng đạt được quả vị. Tôn giả Bhmija tường trình sự việc lên Thế Tôn, hỏi Thế Tôn câu trả lời của mình có đúng pháp hay không, và Thế Tôn trả lời với bài kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn xác nhận câu trả lời của Tôn giả Bhmija là đúng pháp.
II. Thế Tôn xác nhận, Sa-môn, Bà-la-môn nào có tà kiến cho đến có tà định, dù có nguyện vọng hay không, đều không đạt được quả vị, vì đây không phải là phương pháp để đạt được quả vị.
III. Ví dụ dẫn chứng thứ nhất: Người đi tìm dầu bỏ cát vào thùng và tưới nước, dù có ước nguyện hay không có ước nguyện, người ấy không lấy được dầu.
IV. Ví dụ dẫn chứng thứ hai: Một người cần sữa nắm sừng con bò để vắt sữa, dù có ước nguyện hay không, nó không lấy được sữa.
V. Ví dụ dẫn chứng thứ ba: Một người cần sanh tô, đổ nước vào ghè, lấy que khuấy đánh, dù có ước nguyện hay không ước nguyện, nó không lấy được sanh tô.
VI. Ví dụ dẫn chứng thứ tư: Một người đem phần trên đồ quay lửa cọ xát với khúc que ướt và có nhựa, dù có ước nguyện hay không ước nguyện, nó không lấy được lửa.
VII. Thế Tôn xác nhận, Sa-môn, Bà-la-môn nào có chánh kiến, chánh định, dù có ước nguyện hay không có ước nguyện, đều đạt được quả vị, vì đây là phương pháp đạt được quả vị.
VIII. Thế Tôn dùng 4 ví dụ để xác chứng.
C. Kết luận:
Tôn giả Bhmija hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 127 – KINH A-NA-LUẬT (Anuruddha Sutta)

A. Duyên khởi:
Đại ý kinh này thuật lại cuộc nói chuyện giữa Tôn giả Anuruddha với thợ mộc Pađcakanga và với Tôn giả Abhiya Kaccna về vấn đề chư thiên và hào quang của chư thiên.
B. Chánh Kinh:
a. Cuộc đàm đạo giữa Tôn giả Anuruddha với thợ mộc Pañcakanga:
1. Vấn đề thứ nhất: Sự sai khác giữa vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát.
2. Vấn đề thứ hai: Có bốn loại hữu sanh và sự sai khác giữa chư thiên về màu sắc và hào quang:
b. Cuộc đàm thoại của Tôn giả Anuruddha với Tôn giả Abhiya Kaccāna.
1. Vấn đề thứ nhất: Chư thiên có hào quang hạn lượng và chư thiên có hào quang vô lượng.
2. Vấn đề thứ hai: Chư thiên có hào quang tạp nhiễm và chư thiên có hào quang thanh tịnh.
3. Vấn đề thứ ba: Sự liên hệ giữa chư thiên và Tôn giả Anuruddha.
C. Kết luận:
Tôn giả Abhiya Kaccāna tán thán thợ mộc Pañcakanga được lợi ích nhờ nghe kinh này.

Kinh số 128 – KINH TÙY PHIỀN NÃO (Upakkilesa Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn khuyên các Tỷ-kheo ở Kosambī chớ có đấu tranh cãi nhau nhưng không được, nên bỏ đi và nói lên những bài kệ về hận thù, không hận thù, đoàn kết, không đoàn kết, bè bạn kẻ ngu và sống cô độc. Rồi Thế Tôn đến thăm Tôn giả Bhagu và đến thăm 3 Tôn giả Anuruddha, Kimbila, Nandiya.
B. Chánh kinh:
I. Cuộc nói chuyện giữa Thế Tôn với 3 vị Tôn giả về 3 vấn đề:
1. Sống hòa hợp nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
2. Sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần.
3. Chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng.
II. Thế Tôn giải thích các hiện tượng vì sao khi tu định được hào quang và các sắc pháp nhưng lại biến mất, hoặc hào quang và các sắc pháp có sự sai khác:
1. Thế Tôn giải thích do 11 tùy phiền não khởi lên nên hào quang và sắc pháp biến mất.
2. Thế Tôn giải thích vì có tác ý hay không tác ý, nên có khi thấy hào quang nhưng không thấy sắc pháp, khi thấy sắc pháp nhưng không thấy hào quang.
3. Thế Tôn giải thích vì định có hạn lượng nên hào quang và sắc pháp có hạn lượng.
III. Thế Tôn tu tập 3 loại định và cuối cùng chứng quả.
C. Kết luận:
Tôn giả Anuruddha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 129 – KINH HIỀN NGU (Bālapaṇḍita Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Những đặc tướng, những nỗi khổ, những cảnh giới đọa xứ của người ngu:
1.Ba đặc điểm, đặc tướng của người ngu.
2.Ba loại khổ ưu của người ngu hay cảm thọ.
3.Kẻ ngu sau mạng chung phải sanh vào ác thú, đọa xứ, địa ngục.
4. Nỗi khổ trong địa ngục, bàng sanh, đọa xứ:
a. Ví dụ với nỗi đau khổ trong địa ngục:
i. Ví dụ những nỗi khổ đau.
ii. Năm loại bàng sanh và sự đau khổ trong loại bàng sanh.
b. Đã sanh vào đọa xứ rất khó làm người trở lại vì ở đấy không có pháp hành. Nếu được làm người phải sanh trong gia đình hạ cấp, nghèo đói, xấu xí, và hành ác hạnh.
5. Kẻ ngu hành ác hạnh như đánh canh bạc, khi thân hoại mạng chung phải sanh vào đọa xứ, địa ngục.
II. Những đặc tướng, những hỷ lạc, những cảnh giới thiện thú của người trí:
1. Ba đặc điểm, đặc tướng của người trí.
2. Ba loại lạc hỷ của người trí.
3. Bậc trí, sau khi mạng chung được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.
4. Thiên giới hoàn toàn khả ái, tốt đẹp, thích thú:
a. Ví dụ sự tốt đẹp của thiên giới:
i. Vua Chuyển luân với bảy món báu, 4 như ý đức.
ii. Bảy món báu.
iii. Bốn như ý đức.
b. Lạc hỷ của vua Chuyển luân, với 7 món báu và 4 như ý đức.
c. Được sanh làm người, sinh trong các gia đình phú quý.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 130 – KINH THIÊN SỨ (Devadūta Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn với Thiên nhãn thấy được các chúng sanh do làm các thiện hành được sanh vào thiện thú, thiên giới, do làm các ác hạnh phải sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh.
II. Người đọa vào đọa xứ bị vua Yama hỏi về 5 thiên sứ:
1. Thiên sứ thứ nhất bị sanh chi phối, không làm điều thiện, làm điều ác nên chịu khổ báo.
2. Thiên sứ thứ hai, bị già chi phối, không làm điều thiện, làm các điều ác nên chịu khổ báo.
3. Thiên sứ thứ ba, bị bệnh chi phối, không làm điều thiện, làm các điều ác nên chịu khổ báo. không làm điều thiện, làm các điều ác nên chịu khổ báo.
4. Thiên sứ thứ tư, làm các tội phạm bị phạt gia hình không làm điều thiện, làm các điều ác nên chịu khổ báo.
5. Thiên sứ thứ năm, bị chết chi phối, không làm điều thiện, làm các điều ác nên chịu khổ báo.
III. Nỗi thống khổ của người làm ác bị đọa vào địa ngục:

Bị sáu hình phạt gia hình thống khổ.
Bị quăng vào đại địa ngục, cảnh giới đại địa ngục và nỗi thống khổ trong ấy.
Các loại địa ngục khác và nỗi thống khổ trong các địa ngục ấy:
a. Đại phấn nị địa ngục.
b. Đại địa ngục nhiệt khôi.
c. Đại châm thọ lâm.
d. Đại kiếm diệp lâm.
đ. Đại khôi hà.
Nỗi khổ ở địa ngục khi đòi ăn, đòi uống.
IV. Lời mong của vua Yama muốn được làm người và được nghe Như Lai thuyết pháp. Thế Tôn nói những điều Ngài nói, không do ai nói cho Ngài, chỉ do Ngài hiểu biết.
C. Kết luận:
Thế Tôn nói lên bài kệ kết thúc bài thuyết giảng.

Kinh số 131 – KINH NHỨT DẠ HIỀN GIẢ (Bhaddekaratta Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói sẽ giảng tổng thuyết và biệt thuyết về nhứt dạ hiền giả.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn giảng tổng thuyết nhứt dạ hiền giả.
II. Biệt thuyết về nhứt dạ hiền giả:

Thế nào là truy tìm quá khứ và không truy tìm quá khứ.
Thế nào là ước vọng tương lai và không ước vọng tương lai.
Thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại và không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

C. Kết luận:
Thế Tôn xác nhận do duyên ở đây nói lên bài kệ này.

Kinh số 132 – KINH A.NAN NHỨT DẠ HIỀN GIẢ (Ānandabhaddekaratta Sutta)

A. Duyên khởi:
Tôn giả nanda tại hội trường thuyết pháp, khích lệ, sách tấn các Tỷ-kheo với bài kinh nhất dạ hiền giả. Thế Tôn đến hỏi Tôn giả nanda đã thuyết giảng như thế nào.
B. Chánh kinh:
I. Tôn giả nanda trả lời là đã thuyết về tổng thuyết và biệt thuyết đề tài này.
II. Thế Tôn giảng cho nanda bài kinh này:

Tổng thuyết.
Biệt thuyết:

a. Thế nào là truy tìm quá khứ.
b. Thế nào là không truy tìm quá khứ.
c. Thế nào là ước vọng tương lai.
d. Thế nào là không ước vọng tương lai.
đ. Thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
e. Thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
C. Kết luận:
Tôn già nanda hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Kinh số 133 – KINH ĐẠI CA-CHIÊN-DIÊN NHỨT DẠ HIỀN GIẢ

(Mahākaccānabhaddekaratta Sutta)

A. Duyên khởi:
Một thiên nhân khuyên Tỷ-kheo Samiddhi nên thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt dạ hiền giả. Tôn giả đi đến hỏi Thế Tôn, và Thế Tôn nói lên bài kệ ấy rồi đi vào tinh xá.
B. Chánh kinh:
I. Các Tỷ-kheo đến mời Tôn giả Kaccna giải thích tổng thuyết và biệt thuyết bài kệ ấy. Ban đầu Tôn giả khiêm tốn chối từ, sau Tôn giả chấp nhận và thuyết giảng.
II. Tôn giả Kaccna thuyết giảng:

Phần tổng thuyết.
Phần biệt thuyết:

a. Thế nào là quá khứ có truy tầm và quá khứ không truy tầm.
b. Thế nào là ước vọng tương lai và không ước vọng tương lai.
c.. Thế nào là bị lôi cuốn trong hiện tại và không bị lôi cuốn trong hiện tại.
III. Các Tỷ-kheo tường thuật lại lời thuyết giảng của Tôn giả Kaccna lên Thế Tôn. Thế Tôn tán thán Tôn giả Kaccna và xác nhận lời thuyết giảng đúng với chánh pháp.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 134 – KINH LOMASAKANGIYA NHỨT DẠ HIỀN GIẢ (Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta)

A. Duyên khởi:
Thiên tử Candana đến gặp Tôn giả Lomasakangiya và câu chuyện sau đây được khởi lên giữa 2 vị này.
B. Chánh kinh:
I. Thiên tử Candana hỏi Tôn giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết, có thọ trì bài kệ Nhứt dạ hiền giả không. Tôn giả trả lời là không.
II. Tôn giả Lomasakangiya hỏi Thiên tử có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết, có thọ trì bài kệ Nhứt dạ hiền giả không. Thiên tử trả lời là không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết, nhưng một thời có nghe Thế Tôn đọc lên bài kệ về Nhứt dạ hiền giả cho chư thiên Tam Thập tam Thiên. Rồi Thiên tử đọc lên bài kệ và khuyên Tôn giả nên học tổng thuyết và biệt thuyết, nên học cho thuần thục, nên thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết, vì bài kệ ấy liên hệ đến mục đích và là căn bản của Phạm hạnh.
III. Tôn giả Lomasakangiya đến yết kiến Thế Tôn và thuật lại cuộc gặp gỡ với Thiên tử Candana. Nhân dịp này Thế Tôn thuyết cho Tôn giả về tổng thuyết và biệt thuyết bài kệ Nhất dạ hiền giả.
C. Kết luận:
Tôn giả Lomasakangiya hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 135 – KINH TIỂU NGHIỆP PHÂN BIỆT (Cūḷakammavibhanga Sutta)

A. Duyên khởi:
Thanh niên Todeyyaputta hỏi Thế Tôn sao lại có người đoản thọ, có người trường thọ, có người nhiều bệnh, có người ít bệnh, có người xấu sắc, có người đẹp sắc, có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn, có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn, có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao sang, có người có trí tuệ kém, có người có trí tuệ. Thế Tôn trả lời là do hạnh nghiệp. Người là chủ của nghiệp. Người là thừa tự của nghiệp. Theo yêu cầu, Thế Tôn giảng rộng ra vấn đề này.
B. Chánh kinh:
I. Con đường đưa đến đoản thọ và trường thọ: Sát sanh và từ bỏ sát sanh.
II. Con đường đưa đến nhiều bệnh và ít bệnh: Não hại chúng sanh và từ bỏ não hại chúng sanh.
III. Con đường đưa đến xấu sắc và đẹp sắc: Phẫn nộ và từ bỏ phẫn nộ.
IV. Con đường đưa đến quyền thế nhỏ và quyền thế lớn: Tật đố và từ bỏ tật đố.
V. Con đường đưa đến tài sản nhỏ và tài sản lớn: Không bố thí và có bố thí.
VI. Con đường đưa đến gia đình hạ liệt, gia đình cao sang: Kiêu mạn và từ bỏ kiêu mạn.
VII. Con đường đưa đến trí tuệ yếu kém, trí tuệ đầy đủ: Không tìm hiểu và có tìm hiểu.
C. Kết luận:
Thanh niên Todeyyaputta tán thán Thế Tôn và xin quy y Phật, Pháp, Tăng.

Kinh số 136 – KINH ĐẠI NGHIỆP PHÂN BIỆT (Mahākammavibhanga Sutta)

A. Duyên khởi:
Du sĩ Potaliputta hỏi Tôn giả Samiddhi 2 câu hỏi và câu trả lời của Tôn giả không làm cho du sĩ thỏa mãn. Câu chuyện được Tôn giả trình lên Thế Tôn, Thế Tôn la Tôn giả Samiddhi không biết cách trả lời và dạy nên trả lời như thế nào là đúng. Rồi Thế Tôn phân tích phân biệt đại nghiệp của Như Lai.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn phân tích có 4 hạng người ở đời:

Tạo 10 ác nghiệp đọa địa ngục, đọa xứ.
Tạo 10 ác nghiệp sanh thiện thú.
Tạo 10 thiện nghiệp sanh thiện thú.
Tạo 10 thiện nghiệp, đọa cõi dữ, ác thú.

II. Vì thấy có thực 4 hạng người trên nên có 4 tri kiến, quan điểm khởi lên:

Có ác nghiệp, có quả báo ác nghiệp. Ai tạo 10 ác nghiệp phải đọa vào đọa xứ. Thấy vậy, biết vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng.
Không có ác nghiệp, không có quả báo ác nghiệp. Ai tạo 10 ác nghiệp được sanh lên thiện thú. Thấy vậy, biết vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng.
Có thiện nghiệp, có quả báo thiện nghiệp. Ai tạo 10 thiện nghiệp sẽ được sanh lên thiện thú. Thấy vậy, biết vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng.
Không có thiện nghiệp, không có quả báo thiện nghiệp. Ai tạo 10 thiện nghiệp phải đọa vào đọa xứ. Thấy vậy, biết vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng.

III. Thế Tôn phê bình 4 quan điểm trên:

Quan điểm thứ nhất: Thế Tôn chấp nhận 2 điểm, không chấp nhận 3 điểm.
Quan điểm thứ hai: Thế Tôn chấp nhận 1 điểm, không chấp nhận 4 điểm.
Quan điểm thứ ba: Thế Tôn chấp nhận 2 điểm, không chấp nhận 3 điểm.
Quan điểm thứ tư: Thế Tôn chấp nhập 1 điểm, không chấp nhận 4 điểm.

IV. Thế Tôn giải thích vì sao có 4 loại người trên, có 4 trường hợp trên:

Trường hợp thứ nhất: Làm 10 ác hạnh chịu quả báo đọa xứ.
Trường hợp thứ hai: Làm 10 ác hạnh được quả báo thiện thú.
Trường hợp thứ ba: Làm 10 thiện nghiệp được quả báo thiện thú.
Trường hợp thứ tư: Làm 10 thiện nghiệp chịu quả báo đọa xứ.

V. Thế Tôn tổng thuyết có 4 loại nghiệp.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 137 – KINH PHÂN BIỆT SÁU XỨ (Saḷāyatanavibhanga Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói sẽ giảng về phân biệt sáu xứ.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn tổng thuyết về phân biệt sáu xứ.
II. Thế Tôn biệt thuyết về sáu xứ.
Sáu nội xứ cần phải biết.
Sáu ngoại xứ cần phải biết.
Sáu thức xứ cần phải biết.
Sáu xúc thân cần phải biết.
18 ý hành cần phải biết.
36 loại hữu tình cần phải biết.
Do y cứ cái này, đoạn tận cái này.
Có 3 niệm xứ một bậc Thánh phải thực hành…
9. Trong các vị huấn luyện sư, vị ấy được gọi là Vô thượng Điều ngự sư.
C. Kết luận:
Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 138 – KINH TỔNG THUYẾT BIỆT THUYẾT (Uddesavibhanga Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói sẽ giảng về tổng thuyết và biệt thuyết.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn giảng về tổng thuyết, không giải thích rộng rãi rồi đi vào tinh xá.
II. Các Tỷ-kheo thỉnh Tôn giả Kaccna giải thích rộng rãi lời tổng thuyết của Thế Tôn. Ban đầu Tôn giả khiêm tốn từ chối, sau Tôn giả chấp thuận trước lời yêu cầu của các Tỷ-kheo.
III. Tôn giả Kaccna giải thích tổng thuyết:
Sao gọi là thức đối với ngoại trần bị tán loạn, bị tản rộng và không bị tán loạn, không bị tản rộng.
Sao gọi là tâm trú trước nội trần và tâm không trú trước nội trần.
3. Thế nào là chấp thủ, bị khủng bố. Thế nào là không chấp thủ, không bị khủng bố.
IV. Các Tỷ-kheo thuật lại với Thế Tôn lời thuyết giảng của Tôn giả Kaccna. Thế Tôn tán thán Tôn giả là bậc đại trí tuệ, giải thích đúng như Thế Tôn giải thích và khuyên các Tỷ-kheo nên thọ trì như vậy.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 139 – KINH VÔ TRÁNH PHÂN BIỆT (Araṇavibhanga Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và dạy về Vô tránh phân biệt.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn trình bày tổng thuyết về Vô tránh phân biệt gồm có 7 điểm.
II. Thế Tôn giải thích biệt thuyết về Vô tránh phân biệt:
1. Thế nào là hành trì dục lạc và khổ hạnh.
2. Thế nào là từ bỏ hai cực đoan, có con đường trung đạo.
3. Thế nào là nên biết tán thán, nên biết chỉ trích. Sau khi biết tán thán, biết chỉ trích, không tán thán, không chỉ trích, chỉ có thuyết pháp.
4. Nên biết phán xét về lạc. Sau khi phán xét về lạc, nên chú tâm vào nội lạc.
5. Không nên nói lời bí mật. Mặt đối mặt không nên nói lời mất lòng.
6. Nên nói từ từ, chớ có vội vàng.
7. Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.
III. Thế Tôn phân tích thế nào là pháp đưa đến tranh luận, thế nào là pháp không đưa đến tranh luận.
IV. Thế Tôn khuyên nên biết rõ hữu tránh pháp và vô tránh pháp. Sau khi biết vậy, nên hành trì vô tránh pháp.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 140 – KINH GIỚI PHÂN BIỆT (Dhātuvibhanga Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn ở tại nhà thợ gốm Bhaggava, gặp Pukkusti đã ở tại đấy. Vị này nhân danh Thế Tôn mà xuất gia, nhưng chưa biết Thế Tôn là ai. Thế Tôn thấy Pukkusti có tâm thành nên quyết định thuyết pháp cho Pukkusti.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn tổng thuyết sáu giới phân biệt.
II. Thế Tôn biệt thuyết sáu giới phân biệt:
1. Thế nào là sáu giới.
2. Thế nào là 6 xúc xứ.
3. Thế nào là 18 ý hành.
4. Thế nào là 4 thắng xứ.
5. Thế nào là chớ có buông lung trí tuệ, hãy hộ trì chân đế, hãy tăng trưởng trí tuệ, hãy tu học tịch tịnh:
a. Thế nào là không buông lung trí tuệ.
b. Thế nào là hộ trì chân đế.
c. Thế nào là tăng trưởng trí tuệ.
d. Thế nào là tu học tịch tịnh.
6. Thế nào là được gọi một ẩn sĩ tịch tịnh.
III. Pukkusti nghe thuyết pháp xong, biết ngay vị ấy là Bậc Đạo Sư, bèn xin sám hối vì đã gọi Thế Tôn là Hiền giả, rồi xin Thế Tôn được xuất gia với Thế Tôn.
IV. Trong khi đi tìm y bát, Pukkusti bị con bò húc chết. Thế Tôn ấn chứng Pukkusti đã chứng được quả Bất lai.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 141 – KINH PHÂN BIỆT SỰ THẬT (Saccavibhanga Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn tuyên bố vô thượng pháp luân đã được Thế Tôn chuyển vận tức là Thế Tôn tuyên bố về bốn sự thật. Thế Tôn có lời tán thán Tôn giả Sriputta và Tôn giả Moggallna. Rồi Thế Tôn đi vào tinh xá. Tôn giả Sriputta phân biệt tổng thuyết về bốn sự thật.
B. Chánh kinh:
I. Sự thật thứ nhất: Sự thật về khổ.
II. Sự thật thứ hai: Khổ tập Thánh đế.
III. Sự thật thứ ba: Khổ diệt Thánh đế.
IV. Sự thật thứ tư: Con đường đưa đến khổ diệt.
V. Biệt thuyết về 4 sự thật.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sriputta thuyết.

Kinh số 142 – KINH PHN BIỆT CÚNG DƯỜNG (Dakkhināvibhanga Sutta)

A. Duyên khởi:
Mahpajpati đến cúng dường Thế Tôn một cặp y. Thế Tôn không nhận, bảo nên đem cúng dường chúng Tăng. Tôn giả nanda yêu cầu Thế Tôn nên nhận cặp y vì Mahpajpati đã giúp ích nhiều cho Thế Tôn. Và Thế Tôn cũng đã giúp ích nhiều cho Mahpajpati. Thế Tôn bèn thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn xác nhận công đức thật vô lượng, nếu một ai giúp đỡ người khác quy y ba ngôi báu, giữ gìn giới luật, có lòng tịnh tín bất động đối với ba ngôi báu, không còn nghi ngờ đối với bốn sự thật.
II. Thế Tôn phân tích có 14 loại cúng dường phân loại theo hạng người và số lượng công đức do các loại cúng dường này đem đến.
III. Thế Tôn phân tích 7 loại cúng dường cho Tăng chúng và xác nhận cúng dường cho chúng Tăng có kết quả công đức to lớn hơn cúng dường cho cá nhân.
IV. Thế Tôn phân tích có 4 sự thanh tịnh trong các loại cúng dường.
C. Kết luận:
Thế Tôn với một số bài kệ nói lên sự thanh tịnh trong các loại cúng dường.

Kinh số 143 – KINH GIÁO GIỚI CẤP CÔ ĐỘC (Anāthapiṇḍikovāda Sutta)

A. Duyên khởi:
Ông Cấp Cô Độc bị bệnh nặng, mời Tôn giả Sriputta đến và cuộc đàm thoại giữa Tôn giả Sriputta và ông Cấp Cô Độc bắt đầu.
B. Chánh kinh:
I. Tôn giả Sriputta hỏi thăm bệnh trạng và ông Cấp Cô Độc cho biết bệnh trạng gia tăng khó lòng kham nhẫn.
II. Tôn giả Sriputta khuyên ông nên học tập như sau:
1. Không chấp thủ 6 căn, và không có thức y cứ 6 căn, 6 trần.
2. Không chấp thủ 6 thức và không có thức y cứ vào 6 thức.
3. Không chấp thủ vào 6 xúc và không có thức y cứ vào 6 xúc.
4. Không chấp thủ thọ do 6 xúc sanh khởi và không có thức y cứ vào thọ do 6 xúc sanh khởi.
5. Không chấp thủ 6 giới (địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới) và không có thức y cứ vào 6 giới.
6. Không chấp thủ 5 uẩn và không có thức y cứ vào 5 uẩn.
7. Không chấp 4 thiền vô sắc và không có thức y cứ vào 4 thiền vô sắc.
8. Không chấp thủ thế giới ở đây, thế giới khác và không có thức y cứ thế giới ở đây và y cứ thế giới khác.
9. Không chấp thủ những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ… và không có thức y cứ các pháp nói trên.
III. Sau khi nghe pháp, Cấp Cô Độc mệnh chung sanh làm thiên nhân đến yết kiến Đức Phật và đọc lên bài kệ tán thán ba ngôi báu. Đức Phật xác chứng thiên nhân ấy là ông Cấp Cô Độc.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 144 – KINH GIO GIỚI CHANNA (Channovāda Sutta)

A. Duyên khởi:
Tôn giả Sriputta và Tôn giả Cunda đi đến thăm Tôn giả Channa đang bị bệnh và cuộc đàm thoại giữa Tôn giả Sriputta và Tôn giả Channa bắt đầu.
B. Chánh kinh:
I. Cuộc hội thoại giữa Tôn giả Sriputta, Tôn giả Channa và Tôn giả Cunda:
1. Tôn giả Channa cho biết bệnh trạng nguy kịch của mình và nói lên ý muốn đem lại con dao. Tôn giả Sriputta khuyên chớ nên làm vậy. Tôn giả Channa vẫn nói lên quyết chí của mình muốn đem lại con dao.
2. Tôn giả Sriputta hỏi Tôn giả Channa về chứng đắc lý vô ngã và Tôn giả Cunda giáo giới Tôn giả Channa.
II. Sau khi Tôn giả Sriputta và Tôn giả Cunda giáo giới xong ra về, Tôn giả Channa đem lại con dao.
III. Tôn giả Sriputta đến hỏi Thế Tôn sanh xứ của Tôn giả Channa. Thế Tôn xác nhận Tôn giả Channa đem lại con dao không có phạm tội vì không có chấp thủ thân khác.
C. Kết luận:
Tôn giả Sriputta hoan hỷ thọ trì lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 145 – KINH GIÁO GIỚI PHÚ-LÂU-NA (Puṇṇovda Sutta)

A. Duyên khởi:
Tôn giả Puṇṇa thỉnh Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt để Tôn giả có thể tinh cần hành trì. Thế Tôn nhận lời.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn giảng vị Tỷ-kheo tham đắm năm dục trưởng dưỡng thời khổ sanh, không tham đắm 5 dục trưởng dưỡng đưa đến khổ diệt.
II. Khi được biết Tôn giả Puṇṇa sẽ sống ở Sunparanta, Thế Tôn hỏi Tôn giả sẽ phản ứng như thế nào đối với cách đối đãi bạo ngược của dân vùng ấy. Khi Tôn giả nói lên hạnh kham nhẫn của mình, Thế Tôn xác chứng Tôn giả Puṇṇa có thể sống tại địa phương ấy.
III. Tôn giả Puṇṇa hóa độ được 1000 nam cư sĩ, nữ cư sĩ, chứng được 3 minh và mệnh chung.
IV. Thế Tôn xác chứng Tôn giả Puṇṇa đã nhập Niết-bàn.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 146 – KINH GIÁO GIỚI NANDAKA (Nandakovāda Sutta)

A. Duyên khởi:
Tôn giả Nandaka ngần ngại đi đến giáo giới các Tỷ-kheo-ni, sau vâng theo lời dạy Thế Tôn, Tôn giả đi đến giáo giới các Tỷ-kheo-ni.
B. Chánh kinh:
I. Sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, sáu thức thân là vô thường, khổ, vô ngã.
II. Tôn giả dùng 3 ví dụ để chứng minh 6 nội xứ, 6 ngoại xứ là vô thường, và dùng dao trí tuệ để cắt đoạn các phiền não.
III. Tôn giả dạy tu tập 7 giác chi để đoạn tận các lậu hoặc.
IV. Vì các Tỷ-kheo-ni chưa được thỏa mãn nên Tôn giả Nandaka vâng theo lời khuyên Thế Tôn đến giáo giới cho các Tỷ-kheo-ni một lần nữa và lần này các Tỷ-kheo-ni được thỏa mãn và Thế Tôn ấn chứng vị Tỷ-kheo-ni cuối cùng chứng được quả Dự lưu.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 147 – TIỂU KINH GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA (Cūḷarāhulovāda Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn biết đã thuần thục là những pháp đưa đến giải thoát cho Tôn giả Rhula. Thế Tôn quyết định huấn luyện Tôn giả Rhula đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc. Thế Tôn bảo Tôn giả Rhula cùng đi với Thế Tôn để nghỉ trưa ở Andhavana và Thế Tôn khởi sự luận đạo với Tôn giả Rhula về lý vô ngã.
B. Chánh kinh:
I. Lý vô ngã đối với con mắt, các sắc, nhãn thức, nhãn xúc, nhãn thọ, tưởng, hành, thức.
II. Lý vô ngã đối với tai, nhĩ thức, nhĩ xúc, nhĩ thọ, tưởng, hành, thức và đối với các căn khác cho đến ý căn.
III. Sự giải thoát của bậc đa văn Thánh đệ tử khỏi các pháp được khởi lên nhờ không chấp thủ các pháp.
C. Kết luận:
Tôn giả Rhula chứng được quả A-la-hán và các chư thiên chứng được quả Dự lưu.

Kinh số 148 – KINH SÁU SÁU (Chachakka Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói Thế Tôn sẽ giảng về pháp sáu sáu. Rồi Thế Tôn tổng thuyết về pháp sáu sáu.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn nói về phân biệt pháp sáu sáu.
II. Sáu nội xứ và các pháp liên hệ đến sáu nội xứ là vô ngã.
III. Con đường đưa đến sự tập khởi của thân kiến.
IV. Con đường đưa đến sự đoạn diệt thân kiến.
V. Do 6 căn tiếp xúc với 6 trần, đưa đến các cảm thọ, lạc thọ làm tăng trưởng tham tùy miên, khổ thọ khiến tăng trưởng sân tùy miên, bất khổ bất lạc thọ khiến tăng trưởng vô minh tùy miên. Do vậy, không đoạn được đau khổ.
VI. Do không ái trước lạc thọ, không sầu muộn với khổ thọ, như thật biết bất khổ bất lạc thọ nên các tùy miên không tùy tăng, và có sự kiện chấm dứt khổ đau.
VII. Thái độ của vị Thánh đệ tử đưa đến giải thoát.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi thuyết giảng kinh này có 60 Tỷ-kheo được chứng quả A-la-hán.

Kinh số 149 – ĐẠI KINH SÁU XỨ (Mahāsaḷāyatanika Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói sẽ giảng Đại Kinh Sáu Xứ.
B. Chánh kinh:
I. Do không thấy, không biết như chân 6 xứ, nên đi đến tham đắm, ái trước, 5 uẩn đi đến tích trữ trong tương lai, thân tâm ưu não, nhiệt não, khổ não tăng trưởng.
II. Do thấy, do biết như chân 6 xứ, nên không đi đến tham đắm ái trước, 5 uẩn không đi đến tích trữ trong tương lai, không có thân tâm ưu não, nhiệt não, khổ não.
III. Vị ấy thành tựu chánh tri kiến… chánh định, thân, khẩu nghiệp, sanh mạng thanh tịnh, 37 phẩm trợ đạo được tu tập viên mãn, chỉ quán song tu, minh giải thoát được chứng ngộ.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 150 – KINH NÓI CHO DÂN CHÚNG NAGARAVINDA (Nagaravindeyya Sutta)

A. Duyên khởi:
Các Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda đến yết kiến Thế Tôn và Thế Tôn thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn không đáng cung kính và nguyên nhân vì sao. Ai đối với sáu trần, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tịnh, các nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng, không hơn các người gia chủ.
II. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đáng cung kính và nguyên nhân vì sao đáng cung kính. Ai đối với 6 trần ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tịnh, các nghiệp thăng bằng hơn các gia chủ.
III. Do căn cứ truyền thống gì các vị ấy là ly tham, ly sân, ly si. Do các vị ấy sống trong rừng núi thâm sâu không bị 6 trần chi phối.
C. Kết luận:
Các gia chủ tán thán Thế Tôn, xin quy y làm đệ tử cư sĩ.

Kinh số 151 – KINH KHẤT THỰC THANH TỊNH (Piṇḍapātapārisuddhi Sutta)

A. Duyên khởi:
Khi được nghe Tôn giả Sriputta thường an trú không tánh, Thế Tôn tán thán Tôn giả Sriputta và thuyết kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Trên con đường đi khất thực, tại chỗ khất thực và khi trở về có khởi lên dục, tham, sân hận, si không. Nếu có thời tinh tấn đoạn trừ, nếu không thời hoan hỷ ngày đêm tu học trong thiện pháp.
II. Ta đã đoạn tận 5 dục trưởng dưỡng chưa. Nếu chưa thời tinh tấn đoạn trừ. Nếu đoạn rồi thời hoan hỷ ngày đêm tu học trong thiện pháp.
III. Ta đã đoạn tận 5 triền cái chưa. Nếu chưa thời tinh tấn đoạn trừ. Nếu đoạn trừ rồi thời hoan hỷ ngày đêm tu học trong thiện pháp.
IV. Ta đã liễu tri 5 thủ uẩn chưa. Nếu chưa thời tinh tấn liễu tri 5 thủ uẩn. Nếu liễu tri rồi thời hoan hỷ ngày đêm tu học trong thiện pháp.
V. Ta đã tu tập 37 pháp trợ đạo chưa. Nếu chưa thời tinh tấn tu tập. Nếu rồi thì an trú hoan hỷ ngày đêm tu học trong thiện pháp.
VI. Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát chưa. Nếu chưa thời tinh tấn tu tập minh và giải thoát. Nếu chứng ngộ rồi thì an trú trong hoan hỷ ngày đêm tu học trong thiện pháp.
C. Kết luận:
Tôn giả Sriputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 152 – KINH CĂN TU TẬP (Indriyabhāvanā Sutta)

A. Duyên khởi:
Không thỏa mãn với pháp môn căn tu tập của Bà-la-môn Prsariya, Thế Tôn tuyên bố pháp môn vô thượng căn tu tập trong giới luật của bậc Thánh, khác xa với pháp môn của Bà-la-môn. Theo lời yêu cầu của Tôn giả nanda, Thế Tôn thuyết giảng vô thượng căn tu tập trong giáo pháp của Ngài.
B. Chánh kinh:
I. Vô thượng căn tu tập trong giới luật của bậc Thánh.
II. Thế nào là đạo lộ của vị hữu học.
III. Thế nào là bậc Thánh các căn được tu tập.
IV. Sau khi giảng các đề tài trên, Thế Tôn khuyên Tôn giả nanda và các Tỷ-kheo tu tập thiền định, chớ có phóng dật.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Add Comment