Mục lục
- Kinh số 91 – KINH BRAHMĀYU (Brahmāyu Sutta)
- Kinh số 92 – KINH SELA (Sela Sutta)
- Kinh số 93 – KINH ASSALĀYANA (Assalāyana Sutta)
- Kinh số 94 – KINH GHOṬAMUKHA (Ghoṭamukha Sutta)
- Kinh số 95 – KINH CANKĪ (Cankī Sutta)
- Kinh số 96 – KINH ESUKĀRĪ (Esukārī Sutta)
- Kinh số 97 – KINH DHĀNAÑJĀṆI (Dhānañjāṇi Sutta)
- Kinh số 98 – KINH VĀSEṬṬHA (Vāseṭṭha Sutta)
- Kinh số 99 – KINH SUBHA (Subha Sutta)
- Kinh số 100 – KINH SANGĀRAVA (Sangārava Sutta)
- Kinh số 101 – KINH DEVADAHA (Devadaha Sutta)
- Kinh số 102 – KINH NĂM BA (Pañcattaya Sutta)
- Kinh số 103 – KINH NHƯ THẾ NÀO (Kinti Sutta)
- Kinh số 104 – KINH LÀNG SĀMA (Sāmagāma Sutta)
- Kinh số 105 – KINH THIỆN TINH (Sunakkhatta Sutta)
- Kinh số 106 – KINH BẤT ĐỘNG LỢI ÍCH (Ānañjasappāya Sutta)
- Kinh số 107 – KINH GAṆAKA MOGGALLĀNA (Gaṇaka Moggallāna Sutta)
- Kinh số 108 – KINH GOPAKA MOGGALLĀNA (Gopaka Moggallāna Sutta)
- Kinh số 109 – ĐẠI KINH MÃN NGUYỆT (Mahāpuṇṇama Sutta)
- Kinh số 110 – TIỂU KINH MÃN NGUYỆT (Cūḷapuṇṇama Sutta)
- Kinh số 111 – KINH BẤT ĐOẠN (Anupada Sutta)
- Kinh số 112 – KINH SU THANH TỊNH (Chabbisodhana Sutta)
- Kinh số 113 – KINH CHÂN NHÂN (Sappurisa Sutta)
- Kinh số 114 – KINH NÊN HNH TRÌ KHÔNG NÊN HÀNH TRÌ (Sevitabbāsevitabba Sutta)
- Kinh số 115 – KINH ĐA GIỚI (Bahudhātuka Sutta)
- Kinh số 116 – KINH THÔN TIÊN (Isigili Sutta)
- Kinh số 117 – ĐẠI KINH BỐN MƯƠI (Mahācattārīsaka Sutta)
- Kinh số 118 – KINH NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (Ānāpānasati Sutta)
- Kinh số 119 – KINH THÂN HÀNH NIỆM (Kāyagatāsati Sutta)
- Kinh số 120 – KINH HÀNH SANH (Sankhāruppati Sutta)
Kinh số 91 – KINH BRAHMĀYU (Brahmāyu Sutta)
A. Duyên khởi:
Bà-la-môn Brahmyu sai Uttara, một thanh niên đệ tử, đi đến để tìm xem Sa-môn Gotama có tương xứng với danh xưng được đồn về Ngài và bày cho đệ tử những phương pháp chú thuật để xác chứng cho đúng với sự thật này.
B. Chánh kinh:
I. Thanh niên Uttara đi đến yết kiến Đức Phật tìm xem Sa-môn Gotama có đủ 32 tướng tốt và đi theo Sa-môn Gotama trong 7 tháng để tìm hiểu về mọi oai nghi của Sa-môn Gotama.
II. Thanh niên Uttara về tường thuật cho Bà-la-môn Brahmyu kể đủ 32 tướng tốt của Sa-môn Gotama và cử chỉ oai nghi của Ngài khi đi, khi vào nhà, khi ngồi ăn, khi nói lời tùy hỷ công đức, khi đi về tu viện, khi thuyết pháp. Nghe xong Bà-la-môn Brahmyu nói lên lời cảm hứng đảnh lễ Thế Tôn và quyết định đi yết kiến Sa-môn Gotama.
III. Bà-la-môn Brahmyu đi đến yết kiến Sa-môn Gotama:
1. Bà-la-môn Brahmyu thấy được 32 tướng tốt của Sa-môn Gotama.
2. Bà-la-môn hỏi về ý nghĩa của chữ Mâu-ni và Phật-đà, được Thế Tôn giải thích khiến Bà-la-môn Brahmyu khởi lòng tin kính và đảnh lễ Sa-môn Gotama.
3. Thế Tôn thuận thứ thuyết pháp về 4 sự thật, Bà-la-môn Brahmyu chứng được pháp và đắc pháp.
IV. Bà-la-môn Brahmyu tán thán Thế Tôn, xin quy y, mời Thế Tôn và đại chúng thọ trai, sau Bà-la-môn Brahmyu mệnh chung và được Thế Tôn xác nhận là đã chứng quả Bất lai.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 92 – KINH SELA (Sela Sutta)
A. Duyên khởi:
Bện tóc Keṇiya nghe tin đồn về Sa-môn Gotama, đến yết kiến được nghe pháp, thỉnh Thế Tôn và chúng Tăng thọ trai, được Đức Phật chấp nhận, về nhà sửa soạn tổ chức quy mô lớn. Bà-la-môn Sela đến nhà Keṇiya thấy sửa soạn linh đình, hỏi thăm, biết là thỉnh Phật đến thọ trai, bèn cùng với 300 thanh niên đi đến gặp Sa-môn Gotama.
B. Chánh kinh:
I. Bà-la-môn Sela yết kiến Sa-môn Gotama, thấy 32 tướng tốt của Sa-môn Gotama, dùng bài kệ tán thán Sa-môn Gotama và hỏi về chánh pháp.
II. Bài kệ của Bà-la-môn Sela:
1. Sela tán thán các đức tướng tốt đẹp của Sa-môn Gotama.
2. Sela tôn xưng Sa-môn Gotama là vua các vị vua. Đức Phật chỉ xác nhận Ngài là vị pháp vương.
3. Sela hỏi ai là đệ tử nối nghiệp truyền pháp. Sa-môn Gotama trả lời chính là Tôn giả Sriputta.
4. Thế Tôn xác nhận Thế Tôn là Phật, là bậc Chánh Giác, đã nhiếp phục ma quân và không sợ một ai.
5. Sela nói lên chí nguyện của mình muốn xuất gia, kêu gọi hội chúng của mình, ai có muốn xuất gia thời ở lại. Cả 300 Bà-la-môn đều xin xuất gia theo gương Sela và được thọ đại giới.
III. Bện tóc Keṇiya thỉnh Đức Phật và chúng Tăng thọ trai, được Đức Phật nói lên lời tuỳ hỷ công đức.
C. Kết luận:
Sela và 300 vị Bà-la-môn tu tập, chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán. Sela và hội chúng đến yết kiến Thế Tôn, đọc lên bài kệ tán thán Thế Tôn.
Kinh số 93 – KINH ASSALĀYANA (Assalāyana Sutta)
A. Duyên khởi:
Thanh niên Assalyana được 500 vị Bà-la-môn đề cử đi đến Sa-môn Gotama để cật vấn Sa-môn Gotama về chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Thanh niên Assalyana đến và nói lên quan điểm giai cấp Bà-la-môn của mình. Sa-môn Gotama đã trả lời và cật vấn quan điểm ấy.
B. Chánh kinh:
I. Đức Phật nêu rõ 7 sự kiện, sự việc để loại bỏ chủ trương của các Bà-la-môn, xem giai cấp của mình là tối thượng:
1. Các nữ Bà-la-môn có kinh nguyệt, có mang thai, có sanh con nên không thể xem là thanh tịnh được.
2. Lại quốc độ Yona và Kamboja, chỉ có 2 giai cấp chủ nhân và đầy tớ thay phiên nhau vậy đâu có giai cấp Bà-la-môn để xem là tối thượng.
3. Cả 4 giai cấp nếu làm 10 ác nghiệp, đều phải sanh vào địa ngục không trừ 1 giai cấp nào.
4. Nếu 4 giai cấp từ bỏ 10 tà hạnh thời được sanh thiên giới, đồng đẳng như nhau.
5. Cả 4 giai cấp đều có thể tu tập từ tâm không hận, không sân, đồng đẳng như nhau.
6. 4 giai cấp đều có thể cầm cào lưng và bột tắm đi đến sông tắm sạch bụi, đồng đẳng như nhau.
7. 4 giai cấp đều có thể dùng cây cọ sanh lửa, đồng đẳng như nhau và ngọn lửa được sử dụng như nhau.
II. Rồi Thế Tôn hỏi một số câu hỏi khiến Bà-la-môn Assalyana nói đến sanh chủng, rồi từ bỏ sanh chủng đi đến thánh điển, rồi từ bỏ thánh điển đi đến sự thanh tịnh của 4 giai cấp:
1. Ba câu hỏi liên hệ đến sanh chủng.
2. Hai câu hỏi về thánh điển.
3. Một câu hỏi về sự thanh tịnh 4 giai cấp.
III. Rồi Thế Tôn kể sự tích của ẩn sĩ Asita Devala bác bỏ ác tà kiến của 7 vị ẩn sĩ và vấn đề sanh chủng của Bà-la-môn.
C. Kết luận:
Thanh niên Assalyana tán thán Thế Tôn và xin làm đệ tử.
Kinh số 94 – KINH GHOṬAMUKHA (Ghoṭamukha Sutta)
A. Duyên khởi:
Bà-la-môn Ghoṭamukha đi đến gặp Tôn giả Udena nói rằng mình không tin có 1 sự xuất gia đúng pháp. Tôn giả Udena mời vào tinh xá, mời ngồi rồi bắt đầu mời đàm đạo.
B. Chánh kinh:
Cuộc đàm đạo giữa Tôn giả Udena với Bà-la-môn Ghoṭamukha về vấn đề không có 1 sự xuất gia đúng pháp.
I. Tôn giả Udena nêu ra 1 số nguyên tắc căn bản để đàm đạo và Ghoṭamukha chấp nhận.
II. Tôn giả Udena trình bày có 4 hạng người ở trong đời. Hạng chuyên tâm hành khổ mình, hạng chuyên tâm hành khổ người, hạng chuyên tâm vừa hành khổ mình vừa hành khổ người và hạng không chuyên tâm hành khổ mình và hành khổ người. Tôn giả Udena hỏi Bà-la-môn thích hạng người nào.
III. Bà-la-môn trả lời chỉ thích hạng người sau cùng tức là không chuyên tâm hành khổ mình và người, và nói rõ lý do vì sao vậy.
IV. Tôn giả Udena hỏi hạng thứ tư không chuyên tâm hại mình hại người, hạng này ở trong hội chúng nào, có tham đắm tài sản? Bà-la-môn xác nhận là hạng thứ tư phần lớn ở trong hội chúng không tham đắm tài sản.
V. Tôn giả Udena trả lời ngay rằng như vậy Bà-la-môn đã xác nhận có 1 sự xuất gia đúng pháp chứ không phải như khi ban đầu, Bà-la-môn phủ nhận sự kiện này, Bà-la-môn yêu cầu Tôn giả Udena giải thích rõ ràng ý hội chúng trên.
VI. Tôn giả Udena giải thích 4 hạng người trên.
C. Kết luận:
Bà-la-môn Ghoṭamukha tán thán Tôn giả Udena, xin quy y với Tôn giả. Tôn giả Udena từ chối và khuyên nên quy y với Thế Tôn đã nhập Niết-bàn. Bà-la-môn xin cúng dường bố thí thường xuyên cho Tôn giả nhưng bị Tôn giả từ chối, rồi xin xây dựng một tịnh xá để cúng cho Tôn giả, cũng bị Tôn giả từ chối. Rồi Tôn giả khuyên nên xây dựng 1 tinh xá ở Ptaliputta và cúng dường cho chư Tăng.
Kinh số 95 – KINH CANKĪ (Cankī Sutta)
A. Duyên khởi:
Bà-la-môn Cankỵ muốn đi đến yết kiến Sa-môn Gotama, nhưng bị các Bà-la-môn khác ngăn cản. Bà-la-môn Cankỵ nêu rõ có 20 lý do khiến Bà-la-môn Cankỵ nên đi đến yết kiến Sa-môn Gotama và cuối cùng Bà-la-môn Cankỵ đi đến Sa-môn Gotama và cuộc đàm đạo bắt đầu.
B. Chánh kinh:
I. Vấn đề thứ nhất:
Kpathika hỏi ý kiến của Sa-môn Gotama về các chú thuật của các Bà-la-môn mà các Bà-la-môn cho là sự thật, ngoài ra đều là hư vọng. Sa-môn Gotama trả lời vì không có một Bà-la-môn nào, không có 1 vị tôn sư nào của các Bà-la-môn, không có 1 vị ẩn sĩ nào xác chứng như vậy, thời chẳng khác một chuỗi người mù ôm nhau, người trước, người giữa, người sau cùng đều không thấy.
II. Vấn đề chỗ y cứ của lòng tin:
Khi thanh niên Bà-la-môn từ nơi lòng tin bước qua tùy văn. Sa-môn Gotama trả lời là có 5 pháp: Tín, tùy hỷ, tùy văn, cân nhắc suy tư, chấp nhận quan điểm. Nhưng có khi điều mình tin, hay tùy hỷ, v.v. lại trống không, hư vọng, còn điều mình không tin lại chân thật, có thực chất. Do vậy, không thể dựa vào 5 pháp này để làm tiêu chuẩn cho sự thật.
III. Vấn đề hộ trì chân lý: Thanh niên Bà-la-môn hỏi về hộ trì chân lý và Sa-môn Gotama đã trả lời.
IV. Vấn đề giác ngộ chân lý: Thanh niên hỏi về giác ngộ chân lý và Sa-môn Gotama đã trả lời.
V. Vấn đề chứng đạt chân lý: Thanh niên Bà-la-môn hỏi về chứng đạt chân lý và Sa-môn Gotama đã trả lời.
VI. Trong vấn đề chứng đạt chân lý, pháp nào được hành trì nhiều.
C. Kết luận:
Đến đây, thanh niên Bà-la-môn kết luận đúc kết các vấn đề được hỏi và được trả lời và tán thán Sa-môn Gotama đã khéo trả lời các câu hỏi khiến thanh niên khởi lên lòng tín kính Sa-môn, rồi thanh niên xin quy y Phật, Pháp, Tăng.
Kinh số 96 – KINH ESUKĀRĪ (Esukārī Sutta)
A. Duyên khởi:
Bà-la-môn Esukrỵ đến Thế Tôn và hỏi một số vấn đề.
B. Chánh kinh:
I. Esukrỵ nêu lên vấn đề 4 loại phụng sự và hỏi ý kiến của Sa-môn Gotama. Thế Tôn trả lời quan điểm ấy không được mọi người chấp nhận; theo Sa-môn Gotama, nếu người phục vụ trở thành tốt hơn thời nên phục vụ, còn trở thành xấu hơn thời không nên phục vụ. Việc trở thành tốt hay xấu không tùy thuộc vào gia đình cao quý hay không cao quý, nhan sắc thù thắng hay không thù thắng, tài sản thù thắng hay không thù thắng.
II. Rồi Esukrỵ nói lên chủ trương của Bà-la-môn về tài sản và hỏi ý kiến của Sa-môn Gotama. Đức Phật trả lời chủ trương tài sản của Bà-la-môn không được mọi người chấp nhận.
Sa-môn Gotama chủ trương tài sản cho con người là Thánh pháp vô thượng. Con người sanh ra từ giai cấp nào thì trở thành giai cấp ấy. Nhưng giai cấp nào xuất gia giữ giới, đoạn tận tham, sân, si, giai cấp ấy có thể thành tựu chánh đạo, thiện pháp. Giai cấp nào cũng có thể tu tập từ tâm, không hận không sân, có thể tắm rửa sạch sẽ.
III. Thế Tôn dùng ví dụ nhen lửa, dẫu người nhen lửa giai cấp gì, dầu loại gỗ sử dụng làm đồ nhen lửa thuộc loại gỗ gì, lửa được nhen lên, có thể sử dụng vào những công việc do lửa đem lại; cũng vậy, dù thuộc giai cấp nào nếu xuất gia tu đạo đúng pháp thời có thể thành tựu chánh đạo, thiện pháp.
C. Kết luận:
Bà-la-môn Esukrỵ tán thán Thế Tôn và xin trọn đời quy y ba ngôi báu.
Kinh số 97 – KINH DHĀNAÑJĀṆI (Dhānañjāṇi Sutta)
A. Duyên khởi:
Tôn giả Sriputta hỏi thăm các Tỷ-kheo về tin tức Đức Phật, tin tức chúng Tăng và tin tức Bà-la-môn Dhānañjāṇi. Khi được biết Dhnađjni sống phóng dật, Tôn giả Sriputta quyết định đi đến thăm Dhānañjāṇi và cuộc đàm thoại giữa Tôn giả Sriputta và Bà-la-môn Dhānañjāṇi bắt đầu.
B. Chánh kinh:
I. Tôn giả Sriputta hỏi Bà-la-môn có sống phóng dật không? Bà-la-môn trả lời làm sao không phóng dật được khi phải có 10 trách nhiệm.
II. Tôn giả Sriputta hỏi 1 người làm phi pháp bị sanh vào địa ngục vì làm 10 trách nhiệm. Có thể viện cớ làm 10 trách nhiệm ấy khi bị quăng vào địa ngục không? Nhất định là không.
III. Tôn giả Sriputta hỏi 1 người vì 10 trách nhiệm làm điều phi pháp và 1 người vì 10 trách nhiệm làm điều đúng pháp, ai tốt đẹp hơn. Lẽ dĩ nhiên người sau tốt đẹp hơn. Hành trì đúng pháp tốt đẹp hơn hành trì phi pháp.
IV. Sau một thời gian, Bà-la-môn Dhānañjāṇi bị bệnh nặng, mời Tôn giả Sriputta đến thăm. Tôn giả Sriputta đến hỏi thăm bệnh trạng và hỏi Dhānañjāṇi ưa cảnh giới nào nhất? Bà-la-môn trả lời ưa cảnh giới Phạm thiên nhất.
V. Tôn giả Sriputta nghĩ các Bà-la-môn rất ái luyến Phạm thiên giới nên thuyết giảng con đường đưa đến Phạm thiên giới, tức là từ, bi, hỷ, xả. Cuối cùng Bà-la-môn Dhnađjni được sanh Phạm thiên giới.
C. Kết luận:
Thế Tôn biết được Bà-la-môn Dhnađjni được sanh Phạm thiên giới liền hỏi vì sao Tôn giả Sriputta lại thuyết Phạm thiên giới trong khi còn có các cảnh giới thanh tịnh hơn. Tôn giả Sriputta trả lời vì vị Bà-la-môn này rất ái luyến Phạm thiên giới.
Kinh số 98 – KINH VĀSEṬṬHA (Vāseṭṭha Sutta)
A. Duyên khởi:
Giữa Bà-la-môn Vāseṭṭha và Bà-la-môn Bhradvaj có sự tranh cãi về “do cái gì tác thành “ Bà-la-môn Bhradvja nói do thọ sanh còn Vseṭṭha nói do hành động. Vì không giải quyết được sự tranh chấp này, cả 2 vị đi tìm Sa-môn Gotama để hỏi ý kiến.
B. Chánh kinh:
I. Vseṭṭha và Bhradvja tự xưng danh tánh và nói lên vấn đề tranh chấp, yêu cầu Sa-môn Gotama giải quyết.
II. Thế Tôn trả lời các loài hữu tình do sanh đẻ nên có nhiều loại khác nhau. Thế Tôn kể ra sáu loại sai khác nhau.
III. Rồi Thế Tôn kể loài người dị loại rất ít và tướng sai khác cũng rất ít, danh xưng có sự sai khác mà thôi.
IV. Chính do hành động sai khác nên có các hạng người sai khác. Đức Phật kể đến 8 loại người sai khác do nghề nghiệp sai khác.
V. Đức Phật kể ra 28 định nghĩa mới xứng danh Bà-la-môn chớ không phải do thọ sanh.
VI. Đức Phật nêu rõ, kẻ ngu mới tuyên bố Bà-la-môn do thọ sanh, chính do hành động mới gọi Bà-la-môn và phi Bà-la-môn, chính do hành động mới gọi hạng người này hạng người khác.
VII. Đức Phật kết luận: Do nghiệp đời luân chuyển, do nghiệp người luân hồi, do chế ngự tác thành Bà-la-môn.
C. Kết luận: Hai thanh niên tán thán Sa-môn Gotama và xin quy y làm đệ tử.
Kinh số 99 – KINH SUBHA (Subha Sutta)
A. Duyên khởi:
Thanh niên Subha đi đến gặp Thế Tôn và mở đầu cuộc đàm đạo về một số vấn đề, nói lên quan điểm của các Bà-la-môn về các vấn đề ấy và hỏi ý kiến của Sa-môn Gotama.
B. Chánh kinh:
Cuộc đàm đạo giữa Subha và Thế Tôn.
I. Vấn đề thứ nhất: Subha hỏi ý kiến của Sa-môn Gotama về quan điểm này của các Bà-la-môn: “Người tại gia thành tựu chánh đạo, thiện pháp. Người xuất gia không thành tựu chánh đạo, thiện pháp”. Thế Tôn trả lời Ngài chủ trương phân tích, không chủ trương nói một chiều. Kẻ tại gia hay xuất gia hành chánh đạo, thành tựu được chánh đạo, thiện pháp.
II. Vấn đề thứ hai: Dịch vụ tại gia lớn nên có quả báo lớn. Dịch vụ xuất gia nhỏ nên có quả báo nhỏ. Sa-môn Gotama trả lời Ngài không chủ trương một chiều:
1. Dịch vụ lớn làm hỏng, kết quả nhỏ.
2. Dịch vụ lớn làm thành tựu, kết quả lớn.
3. Dịch vụ nhỏ làm hỏng, kết quả nhỏ.
4. Dịch vụ nhỏ làm thành tựu, kết quả lớn.
III. Vấn đề thứ ba: Các Bà-la-môn chủ trương có 5 pháp tác phước đắc thiện: chân thực, khổ hạnh, phạm hạnh, tụng đọc, thí xả. Sa-môn Gotama trả lời không một Bà-la-môn nào chứng trú và tuyên thuyết quả dị thục của 5 pháp này, như vậy chẳng khác một đoàn người mù không thấy gì.
IV. Subha mắng Sa-môn Gotama và đề cao Bà-la-môn Pokkharasti. Vấn nạn của Sa-môn Gotama:
1. Bà-la-môn Pokkharasti, với tâm tư mình, không biết tâm tư của các Bà-la-môn và Sa-môn. Tự mình không chứng được pháp thượng nhân lại cho không có ai chứng được pháp thượng nhân. Cũng giống như 1 người mù không thấy màu sắc, không thấy trăng sao lại cho rằng không có màu sắc, không có trăng sao.
2. Lời nói của Bà-la-môn Pokkharasti không được thế tục chấp nhận, không được suy tư, không được phân tích cân nhắc, không liên hệ đến mục đích.
3. Bà-la-môn Pokkharasti bị 5 triền cái bao phủ, bị 5 dục trưởng dưỡng chi phối, không làm sao chứng được pháp thượng nhân.
4. Có 2 loại lửa, một loại được đốt lên nhờ cỏ và củi, một loại lửa do thần thông đưa đến. Cũng vậy có 2 loại hỷ, một loại do lòng dục đưa đến, một loại do tu thiền đưa lại.
5. Trong 5 pháp tác phước đắc thiện, thí xả, tổ chức lễ tế đàn nhiều khi làm cho vị Bà-la-môn tham dự không hoan hỷ vì bị đối xử không tử tế.
V. Trong 5 phước tác phước đắc thiện này, người xuất gia hành trì nhiều hơn người tại gia.
VI. 5 pháp tác phước đắc thiện này là tư cụ của tâm, tức là để tâm tu tập tâm không hận không sân.
VII. Được hỏi có biết con đường đưa đến Phạm thiên hay không được, Thế Tôn trả lời có biết và giới thiệu pháp môn 4 phạm trú hay 4 vô lượng tâm.
C. Kết luận:
Thanh niên Subha tán thán Phật và xin quy y 3 ngôi báu. Bà-la-môn Jṇussoṇi nghe thanh niên Subha tán thán Đức Phật, có lời khen vua Pasenadi có phước lớn vì có Thế Tôn trú ở trong nước của mình.
Kinh số 100 – KINH SANGĀRAVA (Sangārava Sutta)
A. Duyên khởi:
Nhờ nữ Bà-la-môn Dhnađjni giới thiệu, thanh niên Sangārava đi đến gặp Đức Phật và bắt đầu đàm đạo về một số vấn đề.
B. Chánh kinh:
I. Thanh niên Sangrava hỏi có vị Sa-môn, Bà-la-môn tự xem là đã chứng đạt ngay trong hiện tại thông trí cứu cánh Phạm hạnh. Đức Phật trả lời là có 3 hạng Sa-môn, Bà-la-môn tự cho đã chứng được cứu cánh Phạm hạnh: một hạng do truyền thống, một hạng do lòng tin, một hạng đối với các pháp chưa từng được nghe đạt được cứu cánh Phạm hạnh nhờ thương trí. Đức Phật tự xem là thuộc hạng người thứ ba.
II. Đức Phật tự kể đời mình chứng được cứu cánh Phạm hạnh như thế nào.
III. Thanh niên Sangārava hỏi có chư thiên không. Sa-môn Gotama trả lời là chắc chắn có chư thiên.
C. Kết luận:
Thanh niên Sangārava nói lên lời tán thán Sa-môn Gotama và xin quy y 3 ngôi báu.
Kinh số 101 – KINH DEVADAHA (Devadaha Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Thích-ca và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn trình bày quan điểm các Ni-kiền-tử về các cảm thọ và phê bình quan điểm ấy.
II. Thế Tôn trình bày quan điểm của Ntaputta về Nhất thiết trí và làm tiêu diệt các nghiệp quá khứ bằng khổ hạnh để đoạn tận khổ đau. Thế Tôn phê bình quan điểm ấy.
III. Thế Tôn phê bình sự tinh cần của các Ni-kiền-tử không có kết quả.
IV. Thế Tôn phê bình 10 thuyết tùy thuyết của các Ni-kiền-tử đưa đến chỉ trích.
V. Thế Tôn đề cao 10 sự tinh cần đưa đến kết quả của Như Lai.
VI. Thế Tôn đề cập đến 10 thuyết tùy thuyết của Như Lai đưa đến tán thán.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 102 – KINH NĂM BA (Pañcattaya Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Luận thuyết của các Sa-môn, Bà-la-môn về tương lai:
1. Tổng quát phân loại các luận thuyết theo tiêu chuẩn Năm ba.
2. Phân loại các luận thuyết và lời phê bình của Đức Phật:
a. Tự ngã có tưởng.
b. Tự ngã không có tưởng.
c. Tự ngã là phi tưởng phi phi tưởng.
d. Chủ trương đoạn diệt.
e. Hiện tại Niết-bàn.
II. Luận thuyết của các Sa-môn, Bà-la-môn về quá khứ và lời phê bình của Đức Phật (với 16 luận thuyết).
III. Luận thuyết các Sa-môn, Bà-la-môn từ bỏ các quan điểm về quá khứ và về tương lai:
1. Đạt được viễn ly hỷ.
2. Đạt được phi vật chất lạc.
3. Đạt được vô khổ vô lạc thọ.
4. Vượt qua các lạc trên.
IV. Như Lai từ bỏ mọi tà kiến về tương lai, mọi tà kiến về quá khứ, vượt lên mọi thiền chứng, chứng được tối thắng, được chánh đẳng giác.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 103 – KINH NHƯ THẾ NÀO (Kinti Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn xác nhận, chỉ vì lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp và khuyên các Tỷ-kheo nên học tập 37 pháp trợ đạo trong tinh thần hòa đồng hoan hỷ.
II. Đức Phật chỉ bày cách giải quyết nếu có một sự sai khác về Thắng pháp giữa các vị Tỷ-kheo để đem lại hòa hợp hoan hỷ.
III. Đức Phật chỉ bày cách giải quyết nếu có vị Tỷ-kheo phạm tội để đem lại hòa đồng hoan hỷ.
IV. Đức Phật chỉ bày cách giải quyết nếu có khẩu tránh gây ra giữa các Tỷ-kheo.
V. Thế Tôn dạy chính nhờ thuyết pháp mới giúp các Tỷ-kheo vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện pháp, nhưng phải trình bày như thế nào để khỏi rơi vào khen mình chê người.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 104 – KINH LÀNG SĀMA (Sāmagāma Sutta)
A. Duyên khởi:
Tôn giả nanda và Sa-di Cunda trình lên Thế Tôn sự kiện, sau khi Ntaputta tạ thế các Ni-kiền-tử bắt đầu tranh cãi nhau. Hai vị khởi lên mong ước sau khi Thế Tôn nhập diệt, sẽ không có sự tranh cãi giữa các đệ tử của Thế Tôn.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn dạy những tranh luận và tăng thượng mạn, tăng thượng giới bổn là nhỏ nhặt không quan hệ. Nhưng tranh luận về con đường mới đưa đến bất an cho đa số.
II. Thế Tôn giải thích 6 căn bản tranh chấp.
III. Thế Tôn giải thích 4 tránh sự.
IV. Thế Tôn giải thích 7 diệt tránh pháp để giải quyết các tranh chấp.
V. Thế Tôn giải thích 6 pháp cần phải ghi nhớ.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 105 – KINH THIỆN TINH (Sunakkhatta Sutta)
A. Duyên khởi:
Trả lời câu hỏi của Sunakkhatta, Thế Tôn xác nhận có 2 hạng người tuyên bố chánh tri giác: một hạng người thật sự đã chứng, một hạng người vì tăng thượng mạn đã tuyên bố chánh tri giác. Thế Tôn nói Thế Tôn sẽ thuyết pháp cho hạng người vì tăng thượng mạn và cho những người ngu si bày đặt các câu hỏi. Theo lời yêu cầu của Sunakkhatta, Thế Tôn thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Hạng người thiên nặng về vật chất thế gian và chỉ ưa nghe những gì liên hệ đến vật chất thế gian.
II. Hạng người thiên nặng về bất động và chỉ ưa thích câu chuyện thiên về bất động.
III. Hạng người thiên nặng về vô sở hữu và chỉ ưa thích câu chuyện thiên về vô sở hữu.
IV. Hạng người thiên về phi tưởng, phi phi tưởng và chỉ ưa thích câu chuyện về phi tưởng phi phi tưởng xứ.
V. Hạng người thiên nặng về Chánh Niết-bàn:
1. Một hạng người còn truy cầu các đối tượng không thích hợp và tham dục khởi lên và cuối cùng hoàn tục. Ví dụ: người bị mũi tên thuốc độc, được chữa lành, nhưng còn dư lại thuốc độc, do săn sóc không chu đáo, bị nhiễm độc trở lại.
2. Một hạng người không truy cầu các đối tượng không thích hợp nên tham dục không khởi lên, không đi đến chết hay đau khổ gần như chết, như vết thương được chữa lành hết thuốc độc, được săn sóc tốt đẹp, nên không làm vết thương trở lại.
VI. Đức Phật giải thích ví dụ ấy và nói một Tỷ-kheo khéo tự mình giữ gìn 6 xúc xứ, hết sanh y là căn bản của đau khổ, đã đoạn diệt sanh y, thời không còn chú thân trên sanh y.
C. Kết luận:
Sunakkhatta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 106 – KINH BẤT ĐỘNG LỢI ÍCH (Ānañjasappāya Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Đặc tánh của các dục và sự nguy hiểm của các dục.
II. Đạo lộ về lợi ích bất động:
1. Đối với các dục.
2. Đối với sắc pháp.
III. Đạo lộ lợi ích về vô sở hữu xứ:
1. Các tưởng được đoạn diệt không có dư tàn.
2. Tự ngã và ngã sở đều trống không.
3. Ta không có bất cứ chỗ nào, cho ai và trong hình thức nào và sở thuộc của ta cũng vậy.
IV. Đạo lộ về lợi ích phi tưởng, phi phi tưởng xứ.
V. Vị Thánh đệ tử vượt qua bộc lưu:
1. Vị Tỷ-kheo còn hoan hỷ, chấp trước trong xả, không chứng cứu cánh Niết-bàn.
2. Vị Tỷ-kheo không hoan hỷ chấp trước trong xả, chứng được cứu cánh Niết-bàn.
VI. Thế nào là Thánh giải thoát.
VII. Thế Tôn tổng kết những điều đã thuyết giảng và nói đến trách nhiệm của bậc Đạo sư đã làm cho các đệ tử.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 107 – KINH GAṆAKA MOGGALLĀNA (Gaṇaka Moggallāna Sutta)
A. Duyên khởi:
Gaṇaka Moggallna đến hỏi Đức Phật, trong Pháp và Luật của Ngài có thể thấy được một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự không? Đức Phật trả lời có với bài kinh này.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn trình bày trong Pháp và Luật này, có một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự.
I. Giới học gồm có sống chế ngự theo giới bổn, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác.
II. Định học gồm có đoạn trừ năm triền cái, chứng được bốn Thiền. Thế Tôn thuyết giảng cho các bậc hữu học và các bậc vô học.
III. Trả lời các câu hỏi của Gaṇaka Moggallna, Thế Tôn nói, với lời giảng dạy của Ngài, một số đệ tử chứng được cứu cánh Niết-bàn, một số không được. Và Đức Phật giải thích lý do Ngài chỉ là người chỉ con đường đưa đến Niết-bàn.
Ai đi theo đúng con đường Đức Phật chỉ dạy, thời chứng được Niết-bàn. Ai đi sai đường thời không thể chứng được Niết-bàn.
IV, Gaṇaka Moggallna tán thán lời giảng dạy của Sa-môn Gotama. Sa-môn Gotama không sống hòa hợp với những kẻ xuất gia, biếng nhác thất niệm, liệt tuệ. Ngài chỉ sống hòa hợp với những vị xuất gia vì lòng tin, tinh tấn, chánh niệm, thắng tuệ. Gaṇaka Moggallna tán thán lời khuyên dạy của Sa-môn Gotama là tối thượng trong tất cả lời giảng huấn hiện tại.
C. Kết luận:
Gaṇaka Moggallna xin quy y Ba ngôi báu.
Kinh số 108 – KINH GOPAKA MOGGALLĀNA (Gopaka Moggallāna Sutta)
A. Duyên khởi:
Cuộc đàm luận giữa Tôn giả nanda và Bà-la-môn Gopaka về vấn đề không có một Tỷ-kheo nào thành tựu trọn vẹn tất cả Pháp do Sa-môn Gotama giảng dạy và Thế Tôn là vị đã làm khơi dậy con đường trước đây chưa hiện khởi.
B. Chánh kinh:
Cuộc đàm luận gữa Tôn giả nanda và Bà-la-môn Sassakra.
Tôn giả nanda kể lại câu chuyện được bàn đến gữa Tôn giả nanda và Bà-la-môn Gopaka.
Bà-la-môn Sassakra hỏi năm vấn đề và được Tôn giả nanda giải đáp.
Bà-la-môn tán thán chúng Tăng, tán thán Tôn giả nanda, tán thán Trúc lâm tịnh xá, và nói rằng Sa-môn Gotama tán thán tất cả thiền định. Tôn giả nanda cải chính lại và nói Thế Tôn không tán thán các thiền định liên hệ đến năm triền cái và tán thán bốn thiền.
C. Kết luận:
Sau khi Bà-la-môn Vassakra ra đi, Bà-la-môn Gopaka nói nhờ câu hỏi của chính mình mà Tôn giả nanda làm sáng tỏ vấn đề: không một Tỷ-kheo nào thành tựu trọn vẹn mười Pháp như Thế Tôn.
Kinh số 109 – ĐẠI KINH MÃN NGUYỆT (Mahāpuṇṇama Sutta)
A. Duyên khởi:
Trong ngày rằm, Bố-tát, Thế Tôn đang ngồi với đại chúng đoanh vây. Một Tỷ-kheo đứng lên xin hỏi một số vấn đề và Đức Phật cho phép.
B. Chánh kinh:
Vị Tỷ-kheo ấy hỏi tất cả là mười câu hỏi liên hệ đến vấn đề Năm uẩn và Đức Phật lần lượt trả lời tất cả mười câu hỏi ấy.
Một Tỷ-kheo khác hỏi, những hành động gì do vô ngã làm thời được ngã nào cảm thọ. Kết quả Đức Phật dạy không nên vượt qua lời dạy của Ngài. Chỉ nên quán Năm thủ uẩn là vô ngã, nhờ vậy được nhàm chán ly tham và giải thoát.
C. Kết luận:
Sau khi Đức Phật thuyết giảng, có sáu mươi vị chứng được quả A-la-hán.
Kinh số 110 – TIỂU KINH MÃN NGUYỆT (Cūḷapuṇṇama Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn xác nhận, một người bất chánh không thể biết được một người bất chánh và một người chân chánh.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn định nghĩa tám pháp của người bất chánh và nêu rõ dị thục của người bất chánh.
Thế Tôn nói đến tám pháp của người chân chánh và quả dị thục của người chân chánh.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 111 – KINH BẤT ĐOẠN (Anupada Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo rồi thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn tán thán trí tuệ Tôn giả Sriputta.
Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sriputta về sơ thiền.
Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp của Tôn giả Sriputta về thiền thứ hai.
Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sriputta về thiền thứ ba.
Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sriputta về thiền thứ tư.
Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sriputta về Không vô biên xứ.
Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sriputta về Thức vô biên xứ.
Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sriputta về Vô sở hữu xứ.
Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sriputta về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Thế Tôn tán thán bất đoạn pháp quán của Tôn giả Sriputta về Diệt thọ tưởng định.
Thế Tôn tán thán Tôn giả Sriputta là cứu cánh trong Thánh giới, Thánh định, Thánh tuệ, là con chánh tông của Thế Tôn, thừa tự Chánh pháp, không thừa tự vật chất và chơn chánh chuyển Pháp luân vô thượng đã được Như Lai chuyển vận.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn.
Kinh số 112 – KINH SU THANH TỊNH (Chabbisodhana Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
Đức Phật dạy, khi một Tỷ-kheo nói lên mình đã được chánh trí, thời cần phải xác nhận vị Tỷ-kheo ấy có đạt được sự thanh tịnh hay không.
I. Thanh tịnh thứ nhất: Điều được thấy nghe, được cảm giác, được nhận thức, không ái luyến, không chống đối, độc lập, không trói buộc, được giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không hạn chế.
II. Thanh tịnh thứ hai: Đối với năm uẩn được giải thoát khỏi chấp thủ phương tiện, tâm cố chấp, thiên chấp tùy miên được đoạn tận, ly tham.
III. Thanh tịnh thứ ba: Đối với sáu giới đã đi đến không phải là tự ngã, tự ngã không phải là sáu giới, đã giải thoát khỏi chấp thủ phương tiện, tâm cố chấp, thiên chấp tùy miên được đoạn tận, ly tham.
IV và V. Thanh tịnh thứ tư và thứ năm:
Đối với 6 nội ngoại xứ, phàm có dục, tham gì, hỷ gì, chấp thủ phương tiện, những cố chấp, thiên chấp tùy miên đã được đoạn tận, ly tham.
VI. Thanh tịnh thứ sáu:
1. Đã nghe pháp, xuất gia, giữ giới.
2. Đã tu tập thiền định, đoạn năm triền cái, chứng 4 thiền.
3. Đã như thật biết khổ, khổ tập, khổ diệt, con đường đưa đến khổ diệt, đã như thật biết các lậu hoặc, các lậu hoặc tập khởi, các lậu hoặc diệt, con đường đưa đến các lậu hoặc diệt.
4. Giải thoát khỏi các lậu hoặc, chứng quả, đối với thân có nhận thức này và đối với tất cả tướng ở bên ngoài, mạn tùy miên đã được đọan trừ hoàn toàn.
C. Kết luận:
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 113 – KINH CHÂN NHÂN (Sappurisa Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và tuyên bố sẽ giảng về chân nhân pháp và phi chân nhân pháp.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn thuyết giảng phi chân nhân và chân nhân đối với 28 pháp. Phân loại theo vấn đề:
I. Đối với vấn đề gia đình: Từ số 1 đến số 4: gia đình cao sang, đại gia đình, gia đình đại phú, gia đình quý phái.
II. Đối với khả năng cá nhân: Từ số 5 đến số 9, gồm 5 pháp: có danh xưng, được cúng dường, nghe nhiều, trì luật, thuyết pháp.
III. Đối với hạnh đầu đà 29 pháp từ số 10 đến số 18, sống rừng núi, mặc phấn tảo y, hạnh khất thực, sống dưới gốc cây, sống tại nghĩa địa, sống ngoài trời, hạnh thường ngồi, không nằm, ngồi tại chỗ mời, chỉ ăn một lần.
IV. Đối với thiền sắc giới, thiền vô sắc giới: từ số 19 đến số 26, gồm 8 pháp: chứng sơ thiền, thiền thứ 2, thiền thứ 3, thiền thứ 4, 4 thiền ở vô sắc giới.
V. Đối với diệt thọ tưởng định và đoạn trừ các lậu hoặc: 2 pháp 27 và 28.
C. Kết luận:
Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 114 – KINH NÊN HNH TRÌ KHÔNG NÊN HÀNH TRÌ (Sevitabbāsevitabba Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và tuyên bố sẽ giảng về đề tài “Nên hành trì và không nên hành trì.”
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn giảng 7 pháp nên hành trì và không nên hành trì: thân hành, khẩu hành, ý hành, tâm sanh, tưởng đắc, kiến đắc, ngã tánh đắc.
II. Thế Tôn giảng 6 pháp nên hành trì và không nên hành trì: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp:
1. Thế Tôn tổng thuyết.
2. Tôn giả Sriputta giải thích một cách rộng rãi.
3. Thế Tôn xác nhận lời giải thích của Tôn giả Sriputta là đúng đắn.
III. Thế Tôn giảng 8 pháp nên hành trì và không nên hành trì: y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, làng, thị trấn, đô thị, quốc độ, người.
IV. Thế Tôn dạy nếu tất cả 4 giai cấp đều hiểu lời Phật dạy một cách rộng rãi như vậy, thời tất cả được hạnh phúc lâu dài.
C. Kết luận:
Tôn giả Sriputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 115 – KINH ĐA GIỚI (Bahudhātuka Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo về thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn dạy sợ hãi, thất vọng, hoạn nạn chỉ đến với người ngu, không đến với người hiền trí. Do vậy, các Tỷ-kheo cần phải học tập để trở thành người hiền trí.
II. Thế Tôn giải thích người hiền trí là người thiện xảo về giới, về xứ, về duyên khởi, về xứ và phi xứ.
1. Thiện xảo về giới:
a. 18 giới.
b. 6 giới.
c. 6 giới.
d. 6 giới.
e. 3 giới.
f. 2 giới.
2. Thiện xảo về xứ: 6 nội ngoại xứ.
3. Thiện xảo về duyên khởi.
4. Thiện xảo về xứ và phi xứ, có tất cả là 28 xứ và phi xứ.
III. Tôn giả nanda tán thán pháp môn Thế Tôn vừa thuyết giảng và hỏi pháp môn ấy tên gì, Thế Tôn nói lên những tên để gọi cho pháp môn ấy là Đa giới, Bốn chuyển, Pháp kính, Trống bất tử.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 116 – KINH THÔN TIÊN (Isigili Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn đứng trên núi Isigili và nói với các Tỷ-kheo về những ngọn núi xung quanh Rjagaha (Vương xá).
B. Chánh kinh:
I. 5 ngọn núi gần Rjagaha đã từng có những tên gọi khác nhau.
II. Thế Tôn kể câu chuyện quá khứ về ngọn núi Isigili:
1. Nguồn gốc của tên gọi núi Isigili.
2. 13 bậc Độc Giác Phật đã từng trú ở núi Isigili.
III. Thế Tôn khuyên đảnh lễ những bậc Độc Giác Phật như vậy.
C. Kết luận:
Không có câu: “Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy”.
Kinh số 117 – ĐẠI KINH BỐN MƯƠI (Mahācattārīsaka Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn dạy sẽ giảng về Thánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.
B. Chánh kinh:
I. Định nghĩa Thánh định với các cận duyên với các tư trợ.
II. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là tà kiến và chánh kiến. Liên hệ giữa chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.
III. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là tà tư duy, chánh tư duy. Liên hệ giữa chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm với chánh tư duy.
IV. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là tà ngữ, chánh ngữ. Liên hệ giữa chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm với chánh ngữ.
V. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là tà nghiệp, chánh nghiệp. Liên hệ giữa chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm với chánh nghiệp.
VI. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là tà mạng, chánh mạng. Liên hệ giữa chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm với chánh mạng.
VII. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến.Thế nào là 8 chi phần của bậc hữu học và 10 chi phần của bậc A-la-hán.
VIII. Chánh kiến đi hàng đầu. Định nghĩa chánh kiến. Thế nào là đại pháp môn 40 pháp. Đại pháp môn 40 pháp này vượt khỏi các chỉ trích.
C.Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 118 – KINH NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (Ānāpānasati Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn ở tại Svatthỵ cho đến ngày lễ Komudi, thấy các Tỷ-kheo khích lệ nhau tu học, Tỷ-kheo dạy cho tân học Tỷ-kheo, rất lấy làm hoan hỷ nên nói kinh này để tán thán chúng Tỷ-kheo.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn tán thán chúng Tỷ-kheo và giải thích pháp môn niệm hơi thở vô hơi thở ra.
I. Thế Tôn tán thán các Tỷ-kheo là không có lời dư thừa, an trú trong lõi cây thanh tịnh, là phước điền vô thưỡng ở đời. Trong hội chúng này có những vị đã chứng được 4 quả, đã tu tập 14 pháp môn trong ấy có pháp môn niệm hơi thở vô hơi thở ra.
II. Thế Tôn định nghĩa pháp môn niệm hơi thở vô hơi thở ra và giải thích sự liên hệ giữa pháp môn niệm hơi thở vô hơi thở ra với 4 niệm xứ, bảy giác chi, minh và giải thoát:
1. Định nghĩa pháp môn niệm hơi thở vô hơi thở ra.
2. Niệm hơi thở vô hơi thở ra được tu tập làm cho 4 niệm xứ được sung mãn.
3. Bốn niệm xứ được tu tập làm cho bảy giác chi được viên mãn.
4. Bảy giác chi được tu tập làm cho minh giải thoát được viên mãn.
C. Kết luận:
Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 119 – KINH THÂN HÀNH NIỆM (Kāyagatāsati Sutta)
A. Duyên khởi:
Các Tỷ-kheo tụ họp tại hội trường tán thán pháp môn Thân hành niệm. Thế Tôn bèn giảng kinh này để giải thích pháp môn thân hành niệm.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn giải thích 13 pháp môn tu tập thân hành niệm:
1. Niệm hơi thở vô hơi thở ra trên thân.
2. Niệm uy nghi đứng ngồi của thân.
3. Niệm các cử chỉ của thân.
4. Quán nội thân đầy những vật bất tịnh.
5. Quán vị trí các giới trên thân.
6. Quán thi thể bị quăng 3 ngày trong nghĩa địa, trương phồng, xanh đen và thối nát.
7. Quán thi thể bị các loài chim thú vật côn trùng ăn.
8. Quán thi thể chỉ còn bộ xương liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại… chỉ còn xương không dính lại với nhau rải rác chỗ này chỗ kia.
9. Quán thi thể chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc… chỉ còn đống xương… chỉ còn bột xương.
10. Tỷ-kheo chứng sơ thiền, thân thấm nhuần hỷ lạc do ly dục sanh.
11. Tỷ-kheo chứng thiền thứ hai, thân thấm nhuần hỷ lạc do định sanh.
12. Tỷ-kheo chứng thiền thứ ba, thân cảm thọ xả niệm lạc trú.
13. Tỷ-kheo chứng thiền thứ tư, thân thấm nhuần tâm thuần tịnh trong sáng.
II. Lợi ích của tu tập thân hành niệm và tai hại của không tu tập thân hành niệm:
1. Vị nào tu tập thân hành niệm thời thiện pháp đi vào nội tâm thuộc về minh phần.
2. Vị nào không tu tập thân hành niệm ma vương có cơ hội với vị ấy. Ba ví dụ nói rõ vấn đề này.
3. Vị nào có tu tập thân hành niệm thời ma vương không có cơ hội với vị ấy. Ba ví dụ nói rõ vấn đề này.
4. Vị nào tu tập thân hành niệm làm cho sung mãn thắng trí, đạt được tinh xảo dầu thuộc giới xứ nào. Ba ví dụ giải thích vấn đề này.
III. Thân hành niệm tu tập viên mãn đưa đến 10 lợi ích.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 120 – KINH HÀNH SANH (Sankhāruppati Sutta)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói rõ sẽ giảng về sự tái sanh do hành đem lại.
B. Chánh kinh:
I. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong đại gia tộc Sát-đế-lỵ.
II. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong đại gia tộc Bà-la-môn, cư sĩ.
III. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên 4 đại thiên vương.
IV. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên Tam thập tam thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-suất thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên.
V. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong ngàn Phạm thiên giới.
VI. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong 2, 3, 4, 5 ngàn Phạm thiên giới.
VII. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong mười ngàn Phạm thiên giới.
VIII. Đạo lộ đưa đến tái sinh trong trăm ngàn Phạm thiên giới.
IX. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên chư quang thiên giới.
X. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên chư định thiên giới.
XI. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên chư thiên tứ thân sắc giới.
XII. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên hư không vô biên xứ.
XIII. Đạo lộ đưa đến tái sinh lên thức vô biên xứ.
XIV. Đạo lộ đưa đến tái sinh chứng được tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.