Primary Menu

Dàn ý kinh Trung Bộ – phần 3/5

Mục lục

Kinh số 61 – KINH GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA Ở RỪNG AM-BÀ-LÂM (Ambalaṭṭhikrhulovda Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn đi đến Tôn giả Rhula và thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn dùng thí dụ nước trong chậu thau và con voi lâm trận để dạy cho Rhula chớ có biết mà nói láo.
1. Ví dụ nước trong chậu thau.
2. Ví dụ con voi lâm trận.
II. Thế Tôn dạy Tôn giả Rhula phải phản tỉnh nhiều lần trước khi làm ba nghiệp: thân, khẩu, ý.
III. Trong quá khứ, vị lai, và hiện tại, các Sa-môn, Bà-la-môn đã, đang và sẽ tịnh hóa ba nghiệp đều nhờ phản tỉnh ba nghiệp nhiều lần. Thế Tôn khuyên Tôn giả Rhula cần phải phản tỉnh như vậy.
C. Kết luận:
Tôn giả Rhula hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 62 – ĐẠI KINH GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA (Mahrhulovda Sutta)

A. Duyên khởi:
Trong khi đi khất thực, Thế Tôn dạy Tôn giả Rhula quán 5 uẩn là vô ngã. Tôn giả được dạy vậy liền về ngồi dưới một gốc cây để hành thiền. Tôn giả Sriputta thấy vậy đi đến Tôn giả Rhula khuyên nên tu tập hơi thở vô, hơi thở ra. Tôn giả Rhula vào buổi chiều đến hỏi Thế Tôn về niệm hơi thở vô hơi thở ra. Thế Tôn thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn dạy quán 5 giới: đất, nước, lửa, gió và hư không, là vô ngã.
II. Thế Tôn khuyên tu tập như đất, như nước, như lửa, như gió, như hư không, để đối trị với sắc khả ái và không khả ái.
III. Thế Tôn khuyên tu từ bi hỷ xả để đối trị sân hại tâm, bất lạc và hận thù; tu tập bất tịnh để đối trị tham ái; tu vô thường để đối trị ngã mạn.
IV. Thế Tôn dạy tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra và giải thích pháp môn này.
C. Kết luận:
Tôn giả Rhula hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 63 – TIỂU KINH MĀLUNKYA (Cḷamlunkya Sutta)

A. Duyên khởi:
Tôn giả Mlunkyaputta đến yêu cầu Thế Tôn trả lời cho 10 vấn đề nếu Thế Tôn biết, hãy trả lời là biết; nếu Thế Tôn không biết hãy trả lời là không biết.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn nói Ngài không hứa với Mlunkyaputta là sống Phạm hạnh để Thế Tôn trả lời 10 câu hỏi này. Và Mlunkyaputta cũng không đặt điều kiện sẽ sống Phạm hạnh để Thế Tôn trả lời 10 vấn đề này.
II. Thế Tôn nói ai ra điều kiện phải cho biết 10 vấn đề này rồi mới tu Phạm hạnh thời người ấy sẽ chết trước khi được trả lời. Thế Tôn dùng ví dụ người bị bắn tên có tẩm thuốc độc để chứng minh.
III. Thế Tôn dạy đời sống Phạm hạnh không tuỳ thuộc 10 vấn đề này.
IV. Thế Tôn khuyên hãy thọ trì là không trả lời những gì Thế Tôn không trả lời; hãy thọ trì là trả lời những gì Thế Tôn trả lời. Thế Tôn nêu rõ lý do vì sao không trả lời và vì sao có trả lời.
C. Kết luận:
Tôn giả Mlunkyaputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 64 – ĐẠI KINH MĀLUNKYAPUTTA (Mahmlunkyaputta Sutta)

A. Duyên khởi:
Mlunkyaputta thọ trì 5 hạ phần kiết sử, bị ngoại đạo cật vấn với vấn đề đứa con nít và yêu cầu Thế Tôn trả lời câu cật vấn cùng giảng về 5 hạ phần kiết sử.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn dạy kẻ phàm phu bị 5 hạ phần kiết sử chi phối, còn bậc hiền Thánh đã đoạn trừ được 5 hạ phần kiết sử này.
II. Thế Tôn dạy cần phải thực hành con đường đưa đến đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử, cần phải phấn khởi, tịnh tín, an trú và hướng đến khi được giải thoát để đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử. Đức Phật dùng hai ví dụ để chứng minh.
III. Con đường đưa đến đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử, đoạn sanh y, đoạn pháp bất thiện, đoạn thân ác hạnh, hành 4 thiền, 4 không, quán 5 uẩn là vô thường, khổ, như bịnh, là vô ngã, được tâm giải thoát, chứng được Niết-bàn hay quả Bất lai.
IV. Tôn giả nanda hỏi sự phân biệt giữa chứng đắc tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Thế Tôn trả lời là do tâm sanh.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 65 – KINH BHADDLI (Bhaddli Sutta)

A. Duyên khởi:
Tôn giả Bhaddli vì không thực hành trọn vẹn học giới của Đức Phật, 3 tháng không dám gặp Thế Tôn, sau mới dám gặp và xin sám hối. Thế Tôn quở trách Bhaddli và giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn quở trách Bhaddli và trả lời các câu hỏi của vị này.
I. Danh tiếng của Bhaddli bị tổn hại vì thái độ của mình. Trong khi các bậc hiền thánh chấp hành trọn vẹn học pháp, còn Bhaddali chưa phải là hiền thánh lại không chịu chấp hành.
II. Thế Tôn giải thích vị Tỷ-kheo không chấp hành trọn vẹn học giới sẽ không chứng được thượng nhân pháp. Ai chấp hành trọn vẹn sẽ chứng được thượng nhân pháp, chứng 4 thiền, 3 minh, giải thoát.
III. Thế Tôn trả lời hai câu hỏi của Bhaddli:
1. Do nhân gì, duyên gì, chúng Tăng luôn luôn kết tội vị Tỷ-kheo hay không luôn luôn kết tội vị Tỷ-kheo.
2. Do nhân duyên gì xưa học giới ít, các vị nhập chánh trí nhiều hơn, nay học giới nhiều, các vị nhập chánh trí ít hơn.
IV. Thế Tôn dùng ví dụ con ngựa thuần chủng được khéo huấn luyện như thế nào để chỉ cho vị Tỷ-kheo được huấn luyện trong 10 pháp trở thành ruộng phước ở đời.
C. Kết luận:
Tôn giả Bhaddli hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 66 – KINH VÍ DỤ CON CHIM CÁY (Latukikopama Sutta)

A. Duyên khởi:
Udyi trong khi độc cư thiền tịnh khởi lên sự tán thán Thế Tôn là bậc đã đoạn trừ khổ pháp đem lại lạc pháp, đã đoạn trừ bất thiện pháp, đã đem lại thiện pháp, nghĩ vậy Udyi về thưa với Đức Phật và do vậy Đức Phật thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Tôn giả Udyi tán thán Thế Tôn và dẫn chứng lời tán thán.
II. Một sự việc gì, do Thế Tôn dạy, nhưng không thể từ bỏ được, thời sự việc ấy là một trói buộc mạnh mẽ. Ví như con chim cáy bị buộc bằng dây leo, bị buộc bằng dây leo ấy đối với con chim cáy là một trói buộc mạnh mẽ vững chắc.
III. Một sự việc gì do Thế Tôn dạy từ bỏ mà từ bỏ được, thời sự việc ấy không phải là một trói buộc mạnh mẽ. Ví như con voi dẫu bị da nịt vững chắc trói buộc, có thể chuyển mình bứt đứt được da nịt ấy, da nịt ấy không có vững chắc đối với con voi.
IV. Thế Tôn dùng hai ví dụ để dẫn chứng cho lời tuyên bố trên của Ngài.
1. Một người nghèo, muốn xuất gia không thể từ bỏ cái chòi hư nát, cái giường hư nát của mình…thời các sự vật ấy là một trói buộc vững chắc mạnh mẽ đối với người ấy.
2. Một người gia chủ giàu có, muốn xuất gia có thể từ bỏ tài sản lớn, ruộng nương, đất đai, thê thiếp của mình, thời các sự vật ấy không là một trói buộc vững chắc mạnh mẽ đối với người gia chủ ấy.
V. Thế Tôn nói có bốn hạng người hướng đến đoạn diệt sanh y, ba hạng người đầu còn bị trói buộc, chỉ hạng người thứ tư không bị trói buộc.
VI. Thế Tôn dạy nên từ bỏ dục lạc hướng đến thiền lạc, và trong cảnh giới thiền cần phải từ bỏ các thiền còn dao động.
C. Kết luận:
Tôn giả Udyi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 67 – KINH CATUMĀ (Ctum Sutta)

A. Duyên khởi:
500 Tỷ-kheo tân học đi đến yết kiến Thế Tôn mà làm ồn nên bị Thế Tôn đuổi đi.
B. Chánh kinh:
I. Các Thích tử ở Ctuma và Phạm thiên Sahampati can thiệp xin Thế Tôn cho phép các Tỷ-kheo được ở lại.
II. Thế Tôn cho phép họ được ở lại, và hỏi Sriputta và Moggallna đã nghĩ gì khi các Tỷ-kheo bị đuổi.
III. Thế Tôn giảng về bốn sự sợ hãi cho những ai xuất gia trong pháp và luật này.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 68 – KINH NALAKAPĀNA (Nalakapna Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn đang ngồi với chúng Tỷ-kheo và 7 vị đại đệ tử. Thế Tôn hỏi các vị Tỷ-kheo về 7 vị Đại đệ tử ấy có hoan hỷ trong Phạm hạnh không. Các Tỷ-kheo không có trả lời. Thế Tôn quyết định hỏi thẳng 7 vị đại đệ tử.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn hỏi 3 câu hỏi liên hệ tới các đại đệ tử:
1. Có sống hoan hỷ trong Phạm hạnh.
2. Xuất gia trong khi tuổi trẻ với phát tâm chân chánh.
3. Xuất gia như vậy cần phải làm gì.
II. Thế Tôn hỏi câu hỏi tiếp về Như Lai là Như Lai còn có hay đã đoạn trừ hoàn toàn các pháp hữu lậu.
III. Thế Tôn nêu ra rằng Như Lai giải thích sự tái sanh của các đệ tử từ trần có phải vì danh lợi không.
Như Lai không vì lường gạt, không vì nịnh hót, không vì lợi dưỡng mà nói lên vấn đề tái sanh. Ngài chỉ vì muốn chúng sanh chú tâm trên như thật, và như vậy đem lại hạnh phúc lâu dài.
C. Kết luận:
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Tôn giả Anuruddha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 69 – KINH GULISSĀṆI (Gulissṇi Sutta)

A. Duyên khởi:
Tỷ-kheo Gulissani là vị sống ở rừng núi đi đến ở giữa tăng chúng, có những hành động thô tháo, nên Tôn giả Sriputta, nhân vị Tỷ-kheo Gulissani thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
Tôn giả Sriputta dạy một vị Tỷ-kheo sống ở rừng núi, nếu đến trú quán giữa chúng Tăng phải đủ 17 hạnh, nếu không thì bị chỉ trích là sống ở rừng núi không có lợi ích gì:
1. Phải biết tôn trọng cung kính các vị đồng Phạm hạnh.
2. Phải khéo léo về chỗ ngồi, không chiếm chỗ ngồi các vị Thượng tọa, không đổi chỗ ngồi các vị niên thiếu Tỷ-kheo.
3. Không nên vào làng quá sớm, không có trở về ban ngày.
4. Không nên đi đến các gia đình trước bữa ăn hay sau bữa ăn.
5. Không nên trạo cử dao động.
6. Không nên nói nhiều lời và nói tạp nhạp.
7. Phải là người dễ nói và thiện hữu.
8. Phải hộ trì các căn.
9. Phải tiết độ trong ăn uống.
10. Phải chú tâm cảnh giác.
11. Phải tinh cần tinh tấn.
12. Phải an trú niệm.
13. Phải tu tập thiền định.
14. Phải thành tựu trí tuệ.
15. Phải thực tập các thắng pháp, thắng luật.
16. Phải thực tập các pháp tịch tịnh giải thoát vượt sắc giới và vô sắc giới.
17. Phải thực tập các pháp thượng nhân.
C. Kết luận:
Được Tôn giả Mah Moggallna hỏi có phải chỉ có các vị Tỷ-kheo ở rừng núi mới chấp trì và thực hành 17 pháp này hay cả bởi các Tỷ-kheo sống ở giữa thôn làng, Tôn giả Sriputta trả lời là các vị Tỷ-kheo sống ở giữa thôn làng cần phải thực hành chúng nhiều hơn nữa.

Kinh số 70 – KINH KĪṬĀGIRI (Kỵṭgiri Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn khuyên các Tỷ-kheo chớ có ăn ban đêm, nhưng Tỷ-kheo Assaji và Punabbasuka không vâng theo nên Thế Tôn thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn biết khi cảm thọ một cảm giác nào, thiện pháp bị tổn giảm, bất thiện pháp tăng trưởng. Thế Tôn khuyên nên từ bỏ cảm thọ ấy.
Thế Tôn biết khi cảm thọ một cảm giác nào, thiện pháp tăng trưởng, bất thiện pháp tổn giảm. Thế Tôn khuyên nên cảm giác cảm thọ ấy.
II. Thế Tôn dạy, đối với các bậc vô học, không có sự việc gì cần phải làm nhờ không phóng dật; đối với các vị hữu học, có sự việc cần phải làm nhờ không phóng dật. Thế Tôn dạy có 7 hạng người ở đời, 2 hạng đầu không có sự việc cần phải làm nhờ không phóng dật, 5 hạng sau có sự việc cần phải làm nhờ không phóng dật.
III. Trí tuệ cần phải thành tựu từ từ qua 12 giai đoạn: Tin – đi đến gần phục vụ – lóng tai – nghe pháp – thọ trì pháp – suy tư ý nghĩa – chấp thuận – ước muốn – nỗ lực – cân nhắc – tinh cần – tự thân chứng được sự thật tối thượng-vị ấy thấy.
IV. Sự thuyết trình gồm có bốn phần.
C. Kết luận:
Các vị Tỷ-kheo tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 71 – KINH BA MINH VACCHAGOTTA (Tevijja-Vacchagotta Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn đi đến gặp du sĩ ngoại đạo Vacchagotta và cuộc đàm luận giữa hai vị này bắt đầu.
B. Chánh kinh:
I. Vacchagotta hỏi Đức Phật có phải là bậc nhất thiết trí không, thì Đức Phật trả lời là không phải.
II. Đức Phật là vị đã chứng được ba minh.
III. Vacchagotta hỏi bốn câu hỏi về cư sĩ tại gia và về tà mạng ngoại đạo. Đức Phật trả lời cả bốn câu hỏi.
C. Kết luận:
Vacchagotta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 72 – KINH AGGIVACCHAGOTTA (Aggivacchagotta Sutta)

A. Duyên khởi:
Vacchagotta đến thăm Thế Tôn. Cuộc đàm thoại giữa Thế Tôn và Vacchagotta bắt đầu.
B. Chánh kinh:
I. Vacchagotta hỏi Sa-môn Gotama có tri kiến đối với 10 vấn đề. Đức Phật trả lời là không, vì chúng đều là tà kiến, và nhấn mạnh sự nguy hại trong đó nên Ngài không chấp nhận. Rồi Sa-môn Gotama trình bày cái thấy của Như Lai tức sự đoạn trừ các ảo tưởng, ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tuỳ miên.
II. Câu hỏi thứ hai, một Tỷ-kheo được giải thoát như vậy có sanh khởi không. Sa-môn Gotama trả lời là không thể áp dụng. Và khi Vacchagotta tỏ vẻ khó hiểu, Ngài dùng ví dụ ngọn lửa cháy và tắt để giải thích.
III. Năm uẩn đã được Như Lai đoạn diệt từ gốc rễ, được giải thoát hoàn toàn, nên nói khởi lên hay không khởi lên, không có áp dụng.
C. Kết luận:
Vacchagotta tán thán lời nói của Sa-môn Gotama là thuần tịnh như lõi cây.

Kinh số 73 – ĐẠI KINH VACCHAGOTTA (Mahvacchagotta Sutta)

A.Duyên khởi:
Theo lời yêu cầu của Vacchagotta, Thế Tôn thuyết giảng một cách tóm tắt về các thiện và bất thiện pháp.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn giảng ba pháp thiện và bất thiện, 10 pháp thiện và bất thiện; nói một Tỷ-kheo đoạn tận ái trở thành vị A-la-hán.
II. Với câu hỏi của Vacchagotta, Thế Tôn giải thích đã có hàng trăm Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni chứng quả A-la-hán, có hàng trăm nam cư sĩ, nữ cư sĩ chứng quả Bất lai và Dự lưu. Vacchagotta tán thán đạo sư và bốn hội chúng đều đầy đủ mọi phương diện, cùng đều hướng đến Niết-bàn.
III. Vacchagotta tán thán Thế Tôn xin xuất gia, được chấp nhận và sau khi chứng được trí hữu học, minh hữu học; đến xin Đức Phật dạy cho các pháp thù thắng khác cao hơn.
IV. Đức Phật dạy cho pháp chỉ và quán, nhờ vậy chứng được lục thông. Vacchagotta sau một thời gian tu học trở thành một vị A-la-hán. Sau khi chứng quả, Vacchagotta được Đức Phật ấn chứng là vị đã chứng được ba minh.
C. Kết luận:
Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 74 – KINH TRƯỜNG TRẢO (Dỵghanakha Sutta)

A. Duyên khởi:
Dỵghanakha (Trường Trảo) nêu lên tri kiến của mình rằng: “Tất cả đều không làm cho tôi thích thú”. Sa-môn Gotama nói lên quan điểm của mình về cái tri kiến liên hệ đến quan điểm của Dỵghanakha.
B. Chánh kinh:
I. Có ba tri kiến về thích thú, ảnh hưởng của ba tri này đối với tham dục.
II. Người có trí đối với ba tri kiến này, cố chấp tri kiến thời có đối nghịch, có tranh luận. Do đó, người có trí phải đoạn trừ các tri kiến này.
III. Khi quán thân là vô thường, vô ngã thời đoạn được thân dục, thân ái, thân phục tòng.
IV. Khi quán ba thọ là vô thường do duyên sanh, hữu vi, đưa đến yểm ly, ly tham, giải thoát. Với tâm giải thoát, vị Tỷ-kheo không nói thuận theo một ai, chỉ nói theo từ ngữ đã được dùng ở đời, không có chấp thủ.
V. Quả chứng do lời Thế Tôn thuyết giảng đưa lại:
1. Tôn giả Xá-lợi-phất chứng quả A-la-hán.
2. Dỵghanakha chứng được pháp nhãn.
C. Kết luận:
Dỵghanakha nói lên lời tán thán Phật và xin quy y ba ngôi báu.

Kinh số 75 – KINH MĀGANDIYA (Mgandiya Sutta)

A. Duyên khởi:
Du sĩ Mgandiya thấy tại nhà của Bà-la-môn Bhradvja có thảm cỏ dành riêng cho Sa-môn Gotama liền bất bình và chỉ trích Sa-môn Gotama là người đã phá hoại sự sống. Bà-la-môn Bhradvja khuyên du sĩ Mgandiya không nên chỉ trích như vậy, vì Sa-môn Gotama được rất nhiều các vị bác học Sát-đế-lợi, Bà-la-môn kính trọng. Du sĩ Mgandiya vẫn khăng khăng chỉ trích Sa-môn Gotama. Thế Tôn biết vậy liền đi đến nhà của Bà-la-môn Bhradvja, và cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama và du sĩ Mgandiya bắt đầu.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn hỏi Mgandiya có phải vì Sa-môn Gotama khuyên phải phòng hộ 6 căn mà bị Mgandiya chỉ trích là phá hoại sự sống, Mgandiya xác nhận là đúng như vậy.
II. Thế Tôn hỏi một người trước kia đam mê sáu trần khả ái, sau đoạn được ái sống với nội tâm an tịnh, thời Mgandiya có ý kiến gì, Mgandiya trả lời là không có ý kiến gì.
III. Thế Tôn kể lại kinh nghiệm của Ngài, trước thọ hưởng dục lạc thuộc loài người hết sức đầy đủ, sau từ bỏ nhân lạc ấy, hưởng được thiên lạc do tu thiền, và không còn ham thích dục lạc thấp kém xưa kia nữa.
IV. Thế Tôn dùng bốn ví dụ để chứng tỏ thiền lạc thù diệu hơn dục lạc ở loài người; một khi đã hưởng được thiền lạc, thời không còn ưa hưởng thọ nhân lạc nữa; và thật sự nhân lạc không đem lại hạnh phúc.
1. Ví dụ thứ nhất: một gia chủ trước thọ hưởng 5 dục đầy đủ, sau làm các thiện sự được sanh thiên, hưởng thiên lạc thù diệu hơn, không ham muốn trở lui theo nhân lạc nữa.
2. Ví dụ thứ hai: một người bị bịnh cùi, hơ đốt thân mình trên lửa cho đỡ ngứa, khi được chữa lành bịnh, không còn trở lui hơ đốt thân mình như trước nữa,.Cũng vậy, một vị đã xuất ly khỏi tham ái các thọ, không còn trở lui thọ hưởng các dục lạc nữa vì đã hưởng được thiền lạc.
3. Ví dụ thứ ba: một người bị bịnh cùi hơ đốt thân trên lửa hừng. Sau được chữa lành bịnh, nếu có ai dùng sức mạnh kéo nó đến hố than hừng, nó sẽ chống cự lại, vì sự xúc chạm với lửa là khổ đau, trước cũng vậy, nay cũng vậy. Nhưng trước vì bị bịnh, nên hơ lửa có cảm tưởng là lạc thọ. Cũng vậy trong quá khứ, sự xúc chạm các dục là đau khổ, nhưng vì còn tham ái, nên có cảm tưởng là lạc thọ.
4. Ví dụ thứ tư: một người bị bịnh cùi đang cào rách các vết thương, hơ đốt thân trên lửa đỏ, càng thêm bất tịnh, càng thêm hôi thúi, chỉ có cảm giác gãi ngứa dễ chịu thôi. Cũng vậy, còn bị tham ái chi phối, càng thỏa mãn các dục, càng bị 5 dục thiêu đốt, chỉ có cảm giác dễ chịu do 5 dục trưởng dưỡng mà thôi.
V. Thế Tôn nói rằng không thể có một vị vua, hay vị đại thần thọ hưởng các dục, lại có thể đoạn trừ tham ái, nội tâm tịch tịnh. Chỉ có các vị Sa-môn, Bà-la-môn thấy như chơn sự nguy hiểm của các dục mới ly tham, đoạn ái nội tâm an tịnh.
VI. Khi Thế Tôn đọc câu kệ về vô bịnh và Niết-bàn, Mgandiya nói là các tôn sư ẩn sĩ cũng nói như vậy. Thế Tôn trả lời là các ẩn sĩ như người không có mắt, không thấy, không biết vô bịnh Niết-bàn là gì và người du sĩ tin các du sĩ mà nói vậy thôi. Theo lời yêu cầu của Mgandiya, Thế Tôn giảng câu kệ ấy:
1. Mgandiya không thể hiểu được vô bịnh, không thể hiểu được Niết-bàn chỉ vì tin ngoại đạo nên tưởng là hiểu; nhưng ngoại đạo mù lòa không thể thấy được hai vấn đề trên. Ví dụ người mù lòa, bị người có mắt lừa tấm vải đẹp.
2. Phải có Thánh nhân thấy thân này là bịnh khổ, là cục bướu mới thấy được vô bịnh là tối thắng, Niết-bàn lạc tối thắng.
3. Mgandiya yêu cầu Sa-môn Gotama thuyết pháp. Thế Tôn nói như người mù chữa bịnh mù nhưng không thành công, chỉ làm nhọc lòng vị y sĩ. Cũng vậy, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho Mgandiya, Mgandiya cũng không thấy được, và cũng chỉ làm nhọc mệt Thế Tôn.
4. Thế Tôn nói chỉ khi nào người bị mù được chữa lành bịnh, mới thấy được tấm vải trắng và biết được trước kia mình bị lừa như thế nào. Cũng vậy, chỉ khi nào Thế Tôn thuyết pháp và Mgandiya đoạn trừ được tham dục, chỉ khi ấy Mgandiya mới hiểu mình bị lừa như thế nào.
5. Cuối cùng Thế Tôn dạy cho Mgandiya cách thức để diệt toàn bộ khổ uẩn: thân cận bậc chơn nhân, nghe diệu pháp, không chấp thủ, được giải thoát.
VII. Mgandiya tán thán Thế Tôn xin xuất gia, sau khi xuất gia chứng quả A-la-hán.
C. Kết luận:
Và Tôn giả Mgandiya trở thành vị A-la-hán nữa.

Kinh số 76 – KINH SANDAKA (Sandaka Sutta)

A. Duyên khởi:
Tôn giả nanda được du sĩ Sandaka hỏi Sa-môn Gotama thuyết giảng những gì. Tôn giả nanda trả lời là Sa-môn Gotama giảng 4 pháp phi phạm hạnh trú và 4 pháp bất an phạm hạnh. Rồi Tôn giả trình bày sự xuất hiện của Như Lai, phương pháp Ngài dạy và vị Thiện nam tử xuất gia hành trì giới định tuệ và chứng quả.
B. Chánh kinh:
I. Bốn pháp phi phạm hạnh trú:
1. Thuyết đoạn diệt, sự phê bình của người có trí đối với lý thuyết này.
2. Thuyết vô nghiệp, làm ác, làm thiện không có lợi ích, không có công đức và lời phê bình của người có trí đối với lý thuyết này.
3. Thuyết không nhân, không duyên, thuyết định mệnh và lời phê bình của người có trí.
4. Thuyết luân hồi tịnh hoá và lời phê bình của người trí.
II. 4 bất an phạm hạnh:
1. Bậc đạo sư tự cho mình là nhất thiết trí và tự cho mình biết được tất cả những gì phải xảy ra. Lời phê bình của bậc có trí.
2. Bất an phạm hạnh thứ hai, vị đạo sư y cứ theo truyền thuyết, thuyết pháp theo truyền thuyết. Lời phê bình của người có trí.
3. Bất an phạm hạnh thứ ba, vị đạo sư là nhà lý luận, thuyết pháp theo nguyên tắc tự mình sáng tác. Lời phê bình của người có trí.
4. Bất an phạm hạnh thứ tư, đạo sư là người đần độn ngu si. Lời phê bình của người có trí.
III. Theo lời Sandaka yêu cầu, Tôn giả nanda nói đến sự ra đời của Sa-môn Gotama và lời giảng dạy của Ngài.
a. Như Lai xuất hiện ở đời thuyết pháp, thiện nam tử nghe pháp, khởi lòng tin, xuất gia.
b. Vị ấy hành trì giới định tuệ, chứng được ba minh, chứng quả A-la-hán. Như vậy người có trí có thể sống phạm hạnh với một đạo sư như vậy.
c. Vị Tỷ-kheo đã thành bậc A-la-hán:
1. Không có vi phạm 5 pháp.
2. Đi đứng nằm ngồi, đều ý thức mình đã đoạn tận các lậu hoặc.
3. Trong pháp luật ấy, không có khen mình chê người, và có trăm ngàn vị đã chứng quả, không phải ít như ngoại đạo.
C. Kết luận:
Sandaka đưa đồ chúng sống phạm hạnh dưới Sa-môn Gotama.

Kinh số 77 – KINH MAHĀSAKULUDYI (Mahsakuludyi Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn viếng thăm du sĩ Sakuludyi và cuộc đàm thoại sau đây được khởi lên.
B. Chánh kinh:
I. Mah Sakuludyi so sánh nhân thấy đệ tử của 6 ngoại đạo sư đối xử với đạo sư của mình không có kính trọng như các đệ tử của Sa-môn Gotama đối với bậc đạo sư của mình.
II. Được Sa-môn Gotama hỏi Sakuludyi trả lời là Sa-môn Gotama có 5 pháp, nên các đệ tử của Sa-môn Gotama mới cung kính tôn trọng Sa-môn Gotama.
III. Sa-môn Gotama nói không phải vì Sa-môn Gotama có 5 pháp ấy nên được các đệ tử kính trọng, vì Sa-môn Gotama có những đệ tử thực hành theo 5 pháp ấy một cách trọn vẹn đầy đủ hơn Sa-môn Gotama.
IV. Sa-môn Gotama nói rằng do Sa-môn Gotama có 5 pháp khác mà đệ tử của mình cung kính tôn trọng mình:
1. Thành tựu giới uẩn tối thượng.
2. Có tri kiến vi diệu.
3. Thành tựu tăng trưởng trí tuệ.
4. Sa-môn Gotama làm cho các đệ tử thỏa mãn với các câu trả lời liên hệ đến khổ.
5. Sa-môn Gotama thuyết giảng những con đường, những pháp môn tu hành cho các đệ tử, có tất cả là:
1. 37 phẩm trợ đạo.
2. 8 giải thoát.
3. 8 thắng xứ.
4. 10 biến xứ.
5. 4 thiền.
6. Quán thân này là sắc pháp.
7. Quán xứ hoá hiện của thân do ý làm ra
8. 6 thần thông.
C. Kết luận:
Sakuludyi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 78 – KINH SAMAṆAMAṆḌIK (Samaṇamaṇḍikā Sutta)

A. Duyên khởi:
Pađcakaga, một đệ tử Phật, đi đến thăm du sĩ Uggahamana được du sĩ nói lên lý thuyết của mình là một người thành tựu bốn pháp được xem là thiện cụ túc, thiẹn tối thắng, là bậc Sa-môn vô năng thắng, tức là không làm ác nghiệp về thân, lời, ý và chánh mạng. Pađcakanga về thưa lại với Thế Tôn, Thế Tôn thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn bác bỏ thuyết ấy, vì như vậy một đứa con nít thành tựu bốn pháp này cũng là bậc thiẹn cụ túc, thiện tối thắng sao?
II. Thế Tôn xác định thành tựu bốn pháp ấy không thể là vị thiện cụ túc, thiện tối thắng.
III. Thế Tôn chủ trương thành tựu 10 pháp mới gọi là Thiện Cụ túc, Thiện Tối thắng, là bậc Sa-môn vô năng thắng:
1. Mười giải thoát: 1) Chánh tri kiến… 10) Chánh giải thoát.
2. Chánh tri kiến:
a. Biết về bất thiện giới.
b. Biết về thiện giới.
c. Biết về bất thiện tư duy.
d. Biết về thiện tư duy.
C. Kết luận:
Pađcakanga hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 79 – TIỂU KINH THIỆN SANH ƯU-ĐÀ-DI (Cḷasakuludāyi Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn đến thăm Sakuludyi và đại chúng du sĩ. Du sĩ yêu cầu Thế Tôn thuyết pháp khi nêu lên một số vấn đề thảo luận để nghe Thế Tôn thuyết.
B. Chánh kinh:
Bốn vấn đề được Sakuludyi nêu lên và được Thế Tôn phê bình.
I. Vấn đề nhất thiết trí:
1/ Quan điểm của Ntaputta.
2/ Lời vấn nạn của Thế Tôn.
3/ Thế tôn bàn về hiện tại.
II. Vấn đề thứ hai: Sắc này là tối thượng:
1/ Quan điểm của ngoại đạo.
2/ Vấn nạn của Thế Tôn: Có thể chỉ rõ sắc ấy không.
III. Vấn đề thứ ba: Với sắc ấy chói sáng tự ngã là vô bệnh sau khi chết:
1/ Quan điểm của ngoại đạo.
2/ Vấn nạn của Thế Tôn: Quang sắc nào vi diệu hơn cả.
IV. Vấn đề thứ tư: Có một thế giới nhất hướng lạc và con đường đưa đến thế giới ấy:
1/ Quan điểm của ngoại đạo.
2/ Vấn nạn của Thế Tôn.
3/ Quan điểm của Đức Phật về vấn đề này.
V. Vấn đề thứ năm: Không phải vì nhân duyên chứng đắc thế giới nhất hướng lạc ấy mà các Tỷ-kheo sống Phạm hạnh với Thế Tôn:
1/ Vì các pháp cao thượng hơn.
2/ Các pháp ấy là túc mạng minh, thiên nhãn minh và lậu tận minh.
C. Kết luận:
Sakuludyi nói lên những lời tán thán Phật và xin quy y xuất gia, nhưng bị các đệ tử của mình chỉ trích nên chí nguyện không thành tựu.

Kinh số 80 – KINH VEKHANASSA (Vekhanassa Sutta)

A. Duyên khởi:
Du sĩ Vekhanassa có cuộc đàm luận với Thế Tôn về một số vấn đề.
B. Chánh kinh:
I. Vấn đề thứ nhất: Sắc này là tối thượng:
1. Quan điểm của Vekhanassa.
2. Vấn nạn của thế tôn.
II. Vấn đề thứ hai: Sắc sáng chói khi chết là tối thượng:
1. Quan điểm của Vekhanassa.
2. Vấn nạn của Thế Tôn.
III. Vấn đề thứ ba: Dục, dục lạc, tối thượng lạc:
1. Quan điểm của Thế Tôn về vấn đề này.
2. Phản ứng phẫn nộ của Vekhanassa khi Thế Tôn nói Vekhanassa không thể hiểu được những vấn đề này.
IV. Vấn đề thứ tư: Lập trường của Thế Tôn về vấn đề giải thoát:
1. Những ai chưa chứng túc mạng minh và thiên nhãn minh, chưa hiểu được giải thoát
2. Cần ở hiện tại, thực hiện lời Phật thuyết sẽ được giải thoát và sẽ biết được vấn đề này.
C. Kết luận:
Khi được nghe nói vậy, du sĩ Vekhanassa bạch Thế Tôn: “Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!… xin Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng”.

Kinh số 81 – KINH GHAṬĪKĀRA (Ghaṭīkāra Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn đang du hành ở Kosala, bước xuống đi đến một địa điểm rồi mỉm cười. Trả lời câu hỏi của Tôn giả nanda, Thế Tôn nói địa điểm này trước đây là thị trấn Vebhalinga, là tu viện của Thế tôn Kassapa, vị này tại đây thuyết pháp cho hội chúng.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn kể câu chuyện thời Thế Tôn Kassapa về Ghṭỵkra, đệ tử đàn tín của Thế Tôn Kassapa, và Jotipla, người bạn của Ghṭỵkra.
I. Thế Tôn Kassapa có người đàn tín tên Ghṭỵkra, và vị này có người bạn thân tên Jotipla. Ghṭỵkra, sau nhiều lần khích lệ mới đưa được Jotipla đến yết kiến Thế Tôn Kassapa. Sau khi nghe pháp, Jotipla xin xuất gia.
II. Thế Tôn Kassapa đi đến Ba-la-nại, gặp vua Kikỵ nước Kasi, được mời thọ trai và an cư, Thế Tôn từ chối không an cư ở Ba-la-nại, được vua bảo trợ, vì đã nhận lời an cư ở Vebhalinga. Tại đây có người đàn tín tên là Ghṭỵkra.
III. Thế Tôn tán thán 13 đức tánh và hạnh nguyện của Ghṭỵkra.
IV. Vua Kikỵ tán dương thợ gốm Ghṭỵkra và đem tặng phẩm tặng cho Ghṭỵkra.
C. Kết luận:
Đức Phật xác nhận thanh niên Jotipla là tiền thân của Ngài. Tôn giả nanda hoan hỷ thọ trì kinh này.

Kinh số 82 – KINH RAṬṬHAPĀLA (Raṭṭhapāla Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn đi đến Thullakoṭṭhita và quần chúng đến nghe pháp, trong ấy có thiện nam tử Raṭṭhapla. Raṭṭhapla nghe xong, xin Thế Tôn xuất gia, nhưng Thế Tôn từ chối vì chưa được phép của cha mẹ.
B. Chánh kinh:
I. Raṭṭhapla xin cha mẹ xuất gia, và bị cha mẹ từ chối. Raṭṭhapla quết định tuyệt thực, cuối cùng cha mẹ phải cho phép nhưng dặn Raṭṭhapla phải về thăm nhà sau khi được xuất gia tu hành.
II. Raṭṭhapla sau khi được phép mẹ cha, liền xin Thế Tôn cho xuất gia. Xuất gia không được bao lâu, Raṭṭhapla tinh tấn tu hành, chứng được A-la-hán. Sau khi chứng quả, Raṭṭhapla xin phép Thế Tôn về thăm nhà như đã hứa trước với cha mẹ, Thế Tôn cho phép.
III. Raṭṭhapla, ban đầu cha mẹ không nhận ra nên bị sỉ nhục, sau đó được tiếp đón tử tế; và bị cha mẹ tìm mọi cách để Raṭṭhapla hoàn tục. Nhưng mọi cố gắng của cha mẹ đều thất bại. Cuối cùng Raṭṭhapla thuyết pháp cho gia đình và ra đi.
IV. Raṭṭhapla đi vào rừng Lộc uyển, được vua Koreyya yết kiến và hỏi vì sao Raṭṭhapla lại xuất gia, khi không bị bốn suy vong: già, bịnh, tài sản, thân tộc.
V. Raṭṭhapla trả lời là do nghe, biết và thấy bốn thuyết giáo mà Raṭṭhapla đã xuất gia: Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt; thế giới là vô hộ, vô chủ; thế giới là vô sở hữu; thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái.
C. Kết luận:
1. Người đời vì tham ái, chạy theo dục vọng, chinh phục đất đai, ái chưa ly đã phải mệnh chung.
2. Khi đã chết, phải bị thiêu đốt, tiền của để lại không được mang đi, chỉ đi theo nghiệp của mình.
3. Kẻ ngu, bậc trí đối với cuộc đời.
4. Những nguyên nhân chính khiến Raṭṭhapla xuất gia.

Kinh số 83 – KINH MAKHĀDEVA (Makhādeva Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn trú ở Mithil tại rừng Makhdevamba đến tại một địa điểm, Ngài mỉm cười. Tôn giả nanda hỏi lý do, Thế Tôn kể sự tích của Vua Mikhdeva và truyền thống của vị vua này.
B. Chánh kinh:
I. Truyền thống của vương tộc Makhdeva
1. Truyền thống của Makhdeva:
a. Trị vì cho đến khi sợi tóc bạc hiện ra.
b. Trao vương vị cho vị con trưởng, dặn dò giữ gìn truyền thống và xuất gia.
c. Tu tập bốn vô lượng tâm được sanh lên Phạm thiên giới.
2. Truyền thống của người con trưởng vua Makhdeva:
a. Sợi tóc bạc hiện ra.
b. Trao vương vị cho con trưởng, dặn dò giữ gìn truyền thống và xuất gia.
c. Tu tập 4 vô lượng tâm được sanh lên Phạm thiên giới.
3. Vua Nemi, vua cuối cùng:
a. Vua Nemi đi thăm tam thập tam thiên.
b. Vua Nemi trở về cho đến khi tóc bạc hiện ra.
c. Vua Nemi trao vương vị cho con và xuất gia, tu bốn vô lượng tâm và được sanh Phạm thiên giới.
d. Con vua Nemi là Kaḷrajanaka không theo truyền thống ấy, truyền thống bị gián đoạn.
4. Thế Tôn xác nhận Makhdeva là tiền thân của Đức Phật, Thế Tôn.
II. Truyền thống hiện tại của Thế Tôn, tám chánh đạo.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 84 – KINH MADHURĀ (Madhurā Suta)

A. Duyên khởi:
Vua Madhur đến yết kiến Tôn giả Kaccana và hỏi ý kiến Tôn giả về quan điểm của các Bà-la-môn rằng chỉ có Bà-la-môn là giai cấp tối thượng.
B. Chánh kinh:
Tôn giả Mah Kaccana trả lời và phê bình quan điểm của các Bà-la-môn.
I. Đây chỉ là một âm thanh, một quan điểm không có thực chất.
II. Mah Kaccana dùng 5 dẫn chứng để chứng tỏ 4 giai cấp là đồng đẳng:
1. Dẫn chứng thứ nhất: Giai cấp nào giàu có có thể dùng người giai cấp khác để hầu hạ mình.
2. Dẫn chứng thứ hai: Giai cấp nào nếu làm 10 điều ác nghiệp, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục.
3. Dẫn chứng thứ ba: Giai cấp nào nếu không làm 10 ác nghiệp đều có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này.
4. Dẫn chứng thứ tư: Giai cấp nào ăn cướp, ăn trộm, tư thông vợ người đều bị vua trừng phạt, với các hình phạt giống nhau.
5. Dẫn chứng thứ năm: Giai cấp nào xuất gia sẽ được nhà vua cung kính tôn trọng.
C. Kết luận:
Vua Madhur tán thán Tôn giả Mah Kaccana và xin quy y với Tôn giả. Tôn giả khuyên nên quy y với Đức Phật.

Kinh số 85 – KINH BỒ ĐỀ VƯƠNG TỬ (Bodhirājakumāra Sutta)

A. Duyên khởi:
Vương tử Bồ Đề mời Thế Tôn đến thọ trai ở nhà, sau bữa thọ trai, Vương tử Bồ Đề mở đầu cuộc đàm đạo với Thế Tôn về một số vấn đề.
B. Chánh kinh:
I. Vấn đề thứ nhất: Vương tử nói lạc được chứng đắc không phải do lạc, mà do khổ. Thế Tôn kể lại kinh nghiệm của mình, trước tu khổ hạnh vì nghĩ khổ hạnh sẽ đem lại lạc giải thoát, sau từ bỏ khổ hạnh, tu giới định tuệ, được giác ngộ và giảng đạo giác ngộ cho 5 vị Tỷ-kheo.
II. Vấn đề thứ hai: Độ bao lâu, một Tỷ-kheo chấp nhận Như Lai là Đạo sư chứng được mục đích tối thượng:
1. Một người học kỹ thuật cưỡi voi và điều khiển voi, nếu có 5 đức tánh thời học không được: không có lòng tin, nhiều bịnh, gian trá, biếng nhác, liệt tuệ.
2. Một người có 5 đức tánh, thời có thể học kỹ thuật cưỡi voi và dùng câu móc: có lòng tin, ít bịnh, không xảo trá, tinh tấn, và có trí tuệ.
3. Nếu một Tỷ-kheo có 5 tinh tấn chi phần, thời có thể giác ngộ, buổi chiều nghe pháp, buổi sáng ngộ đạo, là thời gian mau nhất:
a. Tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai.
b. Ít bịnh ít não với bộ tiêu hóa điều hòa.
c. Không gian trá, không xảo trá, tự mình đối xử như chân với bậc Đạo sư.
d. Tinh cần từ bỏ bất thiện pháp, thành tựu thiện pháp.
đ. Thành tựu trí tuệ.
C. Kết luận:
Vương tử tán thán Đức Phật và Chánh pháp đựơc khéo thuyết giảng, nhưng không nói xin quy y ba ngôi báu. Thanh niên Sađjikputta nhắc lại điểm này. Vương tử cải chánh nói rằng mình đã quy y ba lần: khi bà mẹ còn mang thai, khi người hầu bồng Vương tử, và nay lại quy y một lần thứ ba nữa.

Kinh số 86 – KINH ANGULIMLA (Angulimla Sutta)

A. Duyên khởi:
Tên cướp Angulimla sát hại, cướp bóc, giết hại nhiều người, Thế Tôn đi đến gặp Angulimla để thuyết phục.
B. Chánh kinh:
I. Angulimla gặp Thế Tôn, được nhiếp phục và xuất gia.
II. Cuộc gặp gỡ giữa Thế Tôn, Tôn giả Angulimla và vua Pasenadi.
III. Angulimla đi khất thực, cứu độ cho một người đàn bà sanh đẻ và chứng quả A-la-hán.
IV. Tôn giả Angulimla đi khất thực, bị dân chúng ném đá lỗ đầu, chảy máu, bể bình bát, rách y. Đức Phật khuyên nên kham nhẫn, vì đó là kết quả của các nghiệp ác, trước đã làm.
V. Lời cảm thán của Angulimla:
1. Ba bậc sáng chói đời này: Trước phóng dật, nay không phóng dật, trước ác nay làm thiện. Vị Tỷ-kheo trung thành Phật giáo.
2. Mong kẻ địch ta được nghe chánh pháp, sẽ không hại ai và chứng được tịch tịnh.
3. Bậc trí tự mình điều phục, Ta được điều phục, không gậy, không kiếm bởi Thế Tôn.
4. Trước ta sát hại, nay ta vô hại, trước tay vấy máu, nay ta quy y Phật, làm nghiệp như vậy, phải sanh ác thú, nhờ nghiệp đặc biệt, không có nó, Ta hưởng.
5. Kẻ ngu, vô trí, đam mê phóng dật, bậc trí không phóng dật, không mê dục lạc. Ta không đi lạc hướng, được xuất gia và được chứng Thánh quả.

Kinh số 87 – KINH ÁI SANH (Piyajātika Sutta)

A. Duyên khởi:
Con một gia đình mệnh chung, gia chủ quá đau đớn, than khóc, đi đến Thế Tôn, nghe Thế Tôn dạy sầu khổ do ái sanh ra. Gia chủ không tin, nói lại với một số người đánh bạc và được những người san sẻ quan điểm của mình.
B. Chánh kinh:
I. Sự kiện này được truyền vào hậu cung và trở thành đề tài một câu chuyện giữa vua Pasenadi và Hoàng hậu Mllik, Hoàng hậu tin theo lời giải thích của Thế Tôn, còn vua Pasenadi thời không.
II. Hoàng hậu cử Bà-la-môn Nḷijangha đi đến Thế Tôn để hỏi vấn đề này và được dùng 15 ví dụ để chứng minh ái sanh sầu, bi, khổ, ưu, não.
III. Hoàng hậu Mllik trình bày cho vua Pasenadi rõ 15 trường hợp được Thế Tôn giải thích, cộng thêm với năm ví dụ riêng của mình.
C. Kết luận:
Vua Pasenadi tán thán trí tuệ của Đức Phật và đảnh lễ Ba ngôi báu.

Kinh số 88 – KINH BĀHITIKA (Bāhitika Sutta)

A. Duyên khởi:
Vua Pasenadi nước Kosala, đi đến gặp Tôn giả nanda và câu chuyện sau đây được xảy ra giữa hai vị này.
B. Chánh kinh:
I. Vua Pasenadi hỏi 6 vấn đề liên hệ đến ba nghiệp bị các bậc trí quở trách và Tôn giả nanda trả lời có 6 vấn đề với những định nghĩa liên hệ.
II. Vua Pasenadi hỏi 6 vấn đề liên hệ đến ba nghiệp không bị bậc có trí quở trách và Tôn giả nanda trả lời cả 6 vấn đề với những định nghĩa liên hệ.
III. Vua Pasenadi hoan hỷ với câu trả lời của Tôn giả nanda cúng dường cuộn vải ngoại hóa để Tôn giả nanda làm ba y.
IV. Tôn giả nanda về thuật lại câu chuyện lên Thế Tôn, Thế Tôn khen vua Pasenadi được hạnh phúc và được cúng dường.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 89 – KINH PHÁP TRANG NGHÊIM (Dhammacetiya Sutta)

A. Duyên khởi:
Vua Pasenadi đến yết kiến Thế Tôn, và có những cử chỉ hạ mình tột bực đối với Thế Tôn. Thế Tôn hỏi vì sao vua lại có những cử chỉ hạ mình, Vua Pasenadi trả lời là vì vua có pháp truyền thống đối với Thế Tôn: Thế Tôn là bậc chánh đẳng giác, pháp được Thế Tôn khéo giảng, chúng Tăng đệ tử khéo tu tập, hành trì.
B. Chánh kinh:
Vua Pasenadi giải thích 8 sự kiện đưa đến pháp truyền thống nói trên.
I. Sự kiện thứ nhất: Các Sa-môn, Bà-la-môn hành trì Phạm hạnh có giới hạn một vài năm, còn các Tỷ-kheo đệ tử Thế Tôn hành trì Phạm hạnh cho đến trọn đời.
II. Sự kiện thứ hai: Ở đời chỗ nào cũng có cãi lộn đấu tranh với nhau, còn ở đây các Tỷ-kheo sống với nhau hòa hợp như nước với sữa.
III. Sự kiện thứ ba: Các Sa-môn, Bà-la-môn khác gầy mòn, khốn khổ. Còn các Tỷ-kheo hân hoan phấn khởi, hỷ lạc, bình tĩnh với tâm tư như thú rừng.
IV. Sự kiện thứ tư: Tại pháp đường khi vua ngồi xử kiện, vẫn bị ngắt lời. Còn khi Thế Tôn thuyết pháp cho hàng trăm người, thính chúng hoàn toàn im lặng, không ai dám ngắt lời hoặc gây tiếng động.
V. Sự kiện thứ năm: Các Sát-đế-lợi, bác học dự định muốn đến nạn vấn Thế Tôn, nhưng khi đã nghe Thế Tôn thuyết pháp, thời trở thành đệ tử của Thế Tôn.
VI. Sự kiện thứ sáu: Các Bà-la-môn, gia chủ, Sa-môn, bác học dự định đến vấn nạn Thế Tôn nhưng khi được nghe Thế Tôn thuyết pháp liền xin xuất gia tu đạo, chứng được Thánh quả.
VII. Sự kiện tứ bảy: Isidatta và Purṇa là quan giữ ngựa của vua lại tỏ sự cung kính, tôn trọng đối với Thế Tôn hơn cả đối với vua, vị đã cho mình công ăn việc làm.
VIII. Sự kiện thứ tám: Thế Tôn thuộc dòng Sát-đế-lợi, người nước Kosala, 80 tuổi, vua cũng như vậy.
IX. Sau khi vua Pasenadi ra về, Thế Tôn khuyên các Tỷ-kheo nên học các pháp trang nghiêm này vì chúng liên hệ đến mục tiêu là căn bản Phạm hạnh.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 90 – KINH KAṆṆAKATTHALA (Kaṇṇakatthala Sutta)

A. Duyên khởi:
Vua Pasenadi đến yết kiến Đức Phật và đem theo lời kính hỏi thăm Thế Tôn của hai chị em Som và Sakul. Rồi vua Pasenadi hỏi Thế Tôn một số vấn đề.
B. Chánh kinh:
I. Vua Pasenadi hỏi có phải Sa-môn Gotama nói không có một Sa-môn, Bà-la-môn nào toàn tri, toàn kiến, có thể tự cho là chứng được tri kiến viên mãn. Thế Tôn trả lời đây là một sự xuyên tạc lời Thế Tôn. Thế Tôn chỉ nói: không một Sa-môn Bà-la-môn nào trong một lúc biết hoàn toàn và thấy hoàn toàn.
II. Vấn đề thứ hai: Vua Pasenadi hỏi 4 giai cấp sẽ có những sai biệt gì trong tương lai. Thế Tôn trả lời: có tinh cần chi. Nếu ai thực hành 5 tinh cần chi này, thời chúng sẽ được hạnh phúc lâu dài trong tương lai.
III. Vấn đề thứ ba: Vua Pasenadi hỏi, có sự sai biệt gì giữa 5 tinh cần chi này. Thế Tôn nói có sự sai khác trong tinh cần chi. Tùy theo mức độ đạt được theo tinh cần chi mà có sự sai biệt ở sự điều phục và không điều phục.
IV. Vấn đề thứ tư: Vua Pasenadi hỏi, nếu 4 giai cấp chân chánh, tinh cần thời có sự sai khác nào về giải thoát không? Thế Tôn trả lời không có sự sai khác về giải thoát đối với giải thoát.
V. Vấn đề thứ năm: Vua Pasenadi hỏi có chư Thiên không, chư Thiên có sanh ra ở đây không. Thế Tôn trả lời chư Thiên nào có não hại sanh ra tại đây, chư Thiên nào không não hại, không sanh ra tại đây.
VI. Vấn đề thứ sáu: Cuộc vấn đáp giữa tướng quân Viḍḍabha và Tôn giả nanda. Tướng quân Viḍḍabha hỏi: Chư Thiên có não hại có thể đánh đuổi chư Thiên không não hại không? Tôn giả nanda trả lời không có thể được vì chư Thiên có não hại tâm không thể thấy được chư Thiên không có não hại tâm, làm sao có thể đánh đuổi chư Thiên không có não hại tâm.
VII. Vấn đề thứ bảy: Vua Pasenadi hỏi có Phạm thiên không? Thế Tôn trả lời Phạm thiên có não hại tâm, có sanh tại đây. Phạm thiên không có não hại tâm, không sanh ra tại đây.
VIII. Vua Pasenadi cảm ơn Thế Tôn đã trả lời 4 vấn đề vua hỏi và làm vua hết sức thoải mái, với các câu trả lời trên.
C. Kết luận:
Vua Pasenadi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Add Comment