Primary Menu

Dàn ý kinh Trung Bộ – phần 1/5

Mục lục

Lời tựa

Như đã thưa cùng chư độc giả, việc sưu tập các tác phẩm của Hòa thượng thượng Minh hạ Châu, Bổn sư của chúng tôi, đã được tiến hành từ 10 năm qua. Đến nay chúng tôi đã thực hiện được 10 đầu sách và đã phát hành rộng rãi. Quyển này, “Dàn ý kinh Trung Bộ và Tóm tắt kinh Trường bộ” là quyển thứ 10. Đây là một tác phẩm đúc kết nội dung thuyết giảng dạy của Hòa thượng trong suốt 20 năm, từ năm 1980 đến năm 2000, qua các khóa học dài hạn và đều đặn dành cho Tăng Ni Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Phật tử của Thiền viện Vạn Hạnh.

Bản dịch kinh Trung bộ gồm tất cả 152 kinh từ nguyên bản Pāli đã được Hòa thượng chúng tôi thực hiện rất công phu. Ngài tham khảo nhiều tác phẩm, dịch phẩm liên hệ, trong đó có ba dịch phẩm quan trọng, đó là hai bản Anh ngữ của ngài PannĀnanda, của L.B. Horner và bản Nhật ngữ trong bộ Nam truyền Đại tạng kinh của Nhật Bản. Kinh Trung bộ đặt nặng phần Chánh tri kiến và các pháp tu hành, nhất là tiến trình tu chứng từ giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Năm ngoái (2010), chúng tôi đã xin xuất bản và phát hành cuốn “Tóm tắt kinh Trung bộ”, nay chúng tôi đưa phần Dàn ý kinh Trung bộ và Tóm tắt kinh Trường bộ vào cuốn sách này. Dàn ý này được xem như tóm tắt của “Tóm tắt kinh Trung bộ” và đặc biệt nêu ra được trình tự, ý nghĩa của các ý lớn và của các ý liên hệ.

Kinh Trường bộ gồm tất cả 34 kinh, mỗi kinh dài hơn mỗi kinh của kinh Trung bộ. Việc dịch thuật của Hòa thượng chúng tôi từ nguyên bản Pāli và tham khảo tài liệu cũng giống như trường hợp dịch kinh Trung bộ đã nói trên. Kinh Trường bộ mang tính lịch sử về quãng thời gian hoằng hóa của Đức Phật, phản ánh các sinh hoạt của Ấn Độ cổ; đặc biệt kinh mang tính đối thoại với các tư tưởng thời bấy giờ của Bà-la-môn, Kỳ-na, cũng như của các du sĩ, v.v. Cũng như kinh Trung bộ, Hòa thượng của chúng tôi muốn người đọc nắm vững các nội dung căn bản của các kinh Trường bộ nên đã không ngại công sức, thực hiện phần Tóm tắt kinh Trường bộ.

Kinh Trung bộ, kinh Trường bộ đã được các bậc luận gia, các nhà nghiên cứu trích dẫn, giảng giải từng phần, từng kinh lẻ và từng nội dung, đề tài như R.N. Soni, NanĀnanda, Tatalle Dhamma Maha Nayaki Thera, Bodhi, Somdat Phra Buddhaghosa, Aya Khema, Nyanaponika Thera… Nhưng theo chúng tôi, thật khó có thể có những công trình thuyết giảng liên tục, dài hạn qua từng khóa học, suốt từ kinh đầu đến kinh cuối của kinh Trung bộ và Trường bộ lại có tác phẩm ghi tóm tắt và lập dàn ý kinh như trường hợp Hòa thượng của chúng tôi đã làm.

Hòa thượng thượng Minh hạ Châu, Bổn sư của chúng tôi đã bước sang tuổi 94, sức khỏe của Ngài đã sút giảm nhiều. Chúng tôi xót xa vì thương cảm, vì tự nghĩ mình chưa tròn phận sự của người đệ tử đối với bổn sư mình. Chúng tôi mong được giữ lại hình ảnh tận tụy của Ngài qua những gì Ngài đã trực tiếp giảng dạy cho chúng tôi cũng như cho nhiều Tăng Ni Phật tử trong nước cũng như nước ngoài. Đó là lý do khiến chúng tôi sưu tập tất cả các tác phẩm của ngài vừa để chúng khỏi bị thất lạc vừa để phổ biến những gì Ngài muốn phổ biến, và đồng thời để chúng tôi và các thế hệ sau của tông môn được theo đó mà tu học, tưởng như Ngài vẫn mãi an trụ bên đồ chúng của Ngài.

Nhân đây, chúng tôi xin ghi nhận công đức của chư Tăng Ni Phật tử vẫn thường khích lệ, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình sưu tập, in ấn, phát hành các tác phẩm của Hòa thượng Bổn sư chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin tán dương công đức quý Phật tử Pháp danh Diệu Oanh, Nguyên Tuệ, Nguyên Thanh, Diệu Thanh đã tôn kính phát tâm ấn tống Pháp bảo này.

Phật lịch 2555, Tân Mão (2011)
Thiền viện Vạn Hạnh, mạnh Hạ,
Môn đồ của Hòa thượng Viện chủ
Thiền viện Vạn Hạnh

Kinh số 1 – KINH PHÁP MÔN CĂN BỔN (Mlapariyya Sutta)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói sẽ thuyết giảng pháp môn căn bản của tất cả các pháp.

B. Chánh kinh:

Có bốn hạng người ở trên đời:

I. Hạng vô văn phàm phu

  • 1. Thái độ đối với bậc chơn nhân, bậc Thánh, đối với pháp các bậc chơn nhân và các bậc Thánh.
  • 2. Thái độ đối với tất cả pháp, bắt đầu từ địa đại đến Niết-bàn (24 pháp). Tưởng tri, nghĩ đến, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu tất cả pháp, nghĩ đến tự ngã như là tất cả pháp, nghĩ rằng tất cả pháp là của ta, hân hoan trong tất cả pháp. Vì cớ sao? Vì người ấy không liễu tri tất cả pháp.

II. Hạng Tỷ-kheo hữu học, tâm chưa thành tựu, đang cần cầu sự an tịnh khỏi các triền ách Thắng tri tất cả pháp, không nghĩ đến tất cả pháp, không nghĩ đến tự ngã đối chiếu tất cả pháp, không nghĩ đến tự ngã như là tất cả pháp, không nghĩ đến tất cả pháp là của Ta, không dục hỷ tất cả pháp. Vì cớ sao? Vì vị ấy có thể liễu tri tất cả pháp.

III. Hạng Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn

  • 1. Thắng tri tất cả pháp, không nghĩ đến tất cả pháp, không nghĩ đến tự ngã đối chiếu tất cả pháp, không nghĩ đến tự ngã như là tất cả pháp, không nghĩ đến tất cả pháp là của Ta, không có dục hỷ tất cả pháp. Vì cớ sao? Vì vị ấy liễu tri tất cả pháp.
  • 2. … (như trên)… vì vị ấy trừ được tham dục, vì tự ngã không có tham dục.
  • 3. … (như trên)… vì vị ấy trừ được sân, vì tự ngã không có sân.
  • 4. … (như trên)… vì vị ấy trừ được si, vì tự ngã không có si.

IV. Như Lai là bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác

  • 1. Thắng tri tất cả các pháp… (như trên).. Vì cớ sao? Vì Như Lai liễu tri tất cả pháp.
  • 2. Thắng tri tất cả pháp… (như trên)… Vì cớ sao? Vì Như Lai biết rằng dục hỷ (nandi) là căn bản của đau khổ, từ hữu sanh khởi lên, và già chết đến với loài hữu tình. Do vậy, Như Lai với sự diệt trừ khát ái toàn diện, với sự ly tham, đoạn diệt, xả ly từ bỏ khát ái, chứng được vô thượng chánh đẳng chánh giác.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 2 – KINH TẤT CẢ LẬU HOẶC (Sabbsava Sutta)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói sẽ giảng pháp môn phòng hộ tất cả lậu hoặc.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn tuyên bố chỉ người biết người thấy, mới đoạn trừ tất cả lậu hoặc, và nói các lậu hoặc được đoạn trừ do 7 pháp môn khác nhau.

II. Các lậu hoặc do tri kiến được đoạn trừ.

  • 1. Thái độ của kẻ phàm phu đưa đến già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
    • a. Đối với bậc chân nhân và pháp bậc chân nhân, đối với bậc Thánh và pháp bậc Thánh.
    • b. Không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, các pháp không cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng.
    • c. 12 phi như lý tác ý về quá khứ, vị lai, hiện tại.
    • d. 6 tà kiến.
  • 2. Thái độ của bậc Thánh đệ tử, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc.
    • a. Thái độ đối với bậc chân nhân và pháp của bậc chân nhân, đối với bậc Thánh và pháp của bậc Thánh.
    • b. Tuệ tri các pháp cần phải tác ý và các pháp không cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, các lậu hoặc đã sanh đi đến đoạn diệt.
    • c. Như lý tác ý khổ tập diệt đạo, nên các lậu hoặc được đoạn trừ, chứng được quả Dự lưu.

III. Các lậu hoặc do phòng hộ được đoạn trừ: Như lý giác sát sự phòng hộ của 6 căn.

IV. Các lậu hoặc do thọ dụng được đoạn trừ: Như lý giác sát khi thọ dụng y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh.

V. Các lậu hoặc do kham nhẫn được đoạn trừ Kham nhẫn lạnh nóng, đói khát, xúc chạm ruồi muỗi, gió, sức nóng, các loài bò sát, lời nói mạ lỵ phỉ báng, các khổ thọ về thân.

VI. Các lậu hoặc do tránh né được đoạn trừ: Tránh né các thú dữ, gai góc, hố sâu, những chỗ ngồi, những trú xứ không xứng đáng, những bạn bè độc ác.

VII. Các lậu hoặc do trừ diệt được đoạn trừ: Đoạn trừ dục niệm, sân niệm, hại niệm, các ác bất thiện pháp.

VIII. Các lậu hoặc do tu tập được đoạn trừ: Tu tập 7 giác chi.

IX. Vị Tỷ-kheo y theo 7 pháp môn này đoạn diệt các lậu hoặc, được xem là đã giải thoát, đoạn tận khổ đau.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 3 – KINH THỪA TỰ PHÁP (Dhammadyda Sutta)

A. Duyên khởi:

Đức Phật gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Lời thuyết giảng của Đức Phật.

  • 1. Hãy thừa tự chánh pháp của Ngài, đừng thừa tự tài vật.
  • 2. Đức Phật kể câu chuyện 2 Tỷ-kheo, một vị thừa tự chánh pháp được Đức Phật tán thán, một vị thừa tự tài vật nên bị chê.

II. Lời giải thích của Tôn giả Sriputta.

  • 1. Ba trường hợp các Trưởng lão, trung niên và tân học Tỷ-kheo bị quở trách.
    • a. Vị đạo sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly.
    • b. Các pháp bậc Đạo sư dạy nên từ bỏ, các đệ tử không từ bỏ.
    • c. Các đệ tử sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đoạ lạc, từ bỏ gánh nặng viễn ly.
  • 2. Ba trường hợp các trưởng lão, trung niên, tân học Tỷ-kheo được tán thán.
  • 3. Ngài Sriputta kể đến 16 ác pháp và con đường đưa đến đoạn trừ 16 ác pháp ấy.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 4 – KINH SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM (Bhayabherava Sutta)

A. Duyên khởi

Câu chuyện giữa Sa-môn Gotama với Bà-la-môn Jṇussoṇi: 2 vấn đề được đề cập. Sa-môn Gotama là bậc lãnh đạo các đệ tử, và đời sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu rất là khó khăn.

B. Chánh kinh:

Sa-môn Gotama nói lên kinh nghiệm của Ngài khi sống trong rừng núi, đối trị với khiếp đảm cho đến khi thành Phật.

I. Ai có 16 tánh bất thiện, không thể sống trong rừng núi mà không khởi lên sợ hãi. Sa-môn không có những đức tánh ấy, nên sống trong rừng núi không có sợ hãi.

II. Phương pháp Sa-môn Gotama dùng để đối trị sợ hãi và hành trì thiền định.

  • 1. Đối trị sợ hãi.
  • 2. Các đức tánh tu tập.
  • 3. Tu thiền.

III. Sa-môn Gotama chứng được 3 minh và thỉnh thoảng vẫn sống trong rừng núi.

C. Kết luận:

Lời tán thán của Bà-la-môn Jṇussoṇi.

Kinh số 5 – KINH KHÔNG UẾ NHIỄM (Anangana Sutta)

A. Duyên khởi:

Tôn giả Sriputta gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Tôn giả Sriputta nói có 4 hạng người ở đời:

  • 1. Hạng có cấu uế và không biết mình có cấu uế,
  • 2. Hạng có cấu uế và biết mình có cấu uế,
  • 3. Hạng không có cấu uế và không biết mình không có cấu uế,
  • 4. Hạng không có cấu uế và biết mình không có cấu uế.

II. Với câu hỏi của Tôn giả Moggallna, Tôn giả Sriputta giải thích vì sao hạng không như thật biết mình có cấu uế và không có cấu uế là hạ liệt; còn hạng như thật biết mình có cấu uế và biết mình không có cấu uế là ưu thắng.

III. Thế nào là cấu uế? 13 trường hợp cấu uế có thể xảy đến cho vị Tỷ-kheo ở trong chúng.

IV. Tỷ-kheo có cấu uế, dù ở trong rừng, tu hạnh đầu đà… vẫn không được các vị đồng phạm hạnh cung kính. Trái lại, vị Tỷ-kheo sống gần làng mạc, nhưng không cấu uế, vẫn được các vị đồng phạm hạnh cung kính.

Tôn giả Moggallna dùng ví dụ tán thán Tôn giả Sriputta đã khéo rõ biết tâm tư của vị xuất gia không chân chánh và vị xuất gia chân chánh.

C. Kết luận:

Hai vị Tôn giả cùng nhau khéo nói, cùng nhau tuỳ hỷ.

Kinh số 6 – KINH ƯỚC NGUYỆN (kankheyya Sutta)

A. Duyên khởi

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

Thế Tôn đề cao giới hạnh, thuyết 13 ước nguyện của vị Tỷ-kheo và điều kiện để thành tựu 13 ước nguyện ấy (tức là hành trì Giới, Định, Tuệ).

I. 6 ước nguyện về nếp sống giữa chúng Tăng.

II. 2 ước nguyện về Thiền sắc giới và Thiền vô sắc giới.

III. 3 uớc nguyện về quả Dự lưu, Nhất lai, Bất lai.

IV. 6 ước nguyện về 6 thông: Thần túc, Thiên nhĩ, Tha tâm, Túc mạng, Thiên nhãn, Lậu tận.

V. Thế Tôn đề cao giới hạnh.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 7 – KINH VÍ DỤ TẤM VẢI (Vatthpama Sutta)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Cõi ác chờ đợi tâm cấu uế, như tấm vải nhơ, được màu nhuộm không tốt đẹp. Cõi lành chờ đợi tâm không cấu uế, như tấm vải sạch được màu nhuộm tốt đẹp.

II. Quá trình hiểu biết cấu uế đưa đến giải thoát giác ngộ.

  • 1. Biết được các cấu uế và đoạn trừ được cấu uế.
  • 2. Lòng tin bất động đối với 3 ngôi báu.
  • 3. Chứng được nghĩa tín thọ, pháp tín thọ và hướng đến thiền định.
  • 4. Tu 4 vô lượng tâm.
  • 5. Tu tuệ chứng quả A-la-hán.

III. Thế Tôn đọc lên bài kệ để trả lời Bà-la-môn Sundarika.

C. Kết luận:

Nghe xong bài kệ, Bà-la-môn Sundarika tán thán 3 ngôi báu, xin quy y và xin xuất gia, cuối cùng chứng quả.

Kinh số 8 – KINH ĐOẠN GIẢM (Sallekha Sutta)

A. Duyên khởi:

Tôn giả Mahcunda hỏi làm thế nào đoạn trừ các sở kiến về tự ngã và về thế giới được khởi lên, Thế Tôn trả lời cần phải như thật chánh quán với trí tuệ là “Cái này không phải của tôi, không phải là tôi, không phải là tự ngã của tôi”.

B. Chánh kinh:

I. 4 thiền, 4 không, không phải là đoạn giảm, 4 thiền là hiện tại lạc trú, 4 không là tịch tịnh trú.

II. Thế Tôn giảng pháp môn đoạn giảm.

III. Thế Tôn giảng pháp môn khởi tâm.

IV. Thế Tôn giảng pháp môn đối trị.

V. Thế Tôn giảng pháp môn hướng thượng.

VI. Thế Tôn giảng pháp môn giải thoát hoàn toàn.

VII. Thế Tôn đúc kết các pháp môn đã được thuyết giảng và khuyên hành thiền.

C. Kết luận:

Tôn giả Mahcunda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn thuyết giảng.

Kinh số 9 – KINH CHNH TRI KIẾN (Sammdiṭṭhi Sutta)

A. Duyên khởi:

Theo lời các Tỷ-kheo yêu cầu, Tôn giả Sriputta giải thích thế nào là Chánh tri kiến, thế nào là có lòng tịnh tín đối với pháp, thế nào là thành tựu diệu pháp này.

B. Chánh kinh:

Tôn giả giải thích Chánh tri kiến đối với 16 pháp. Nhờ chánh tri kiến đoạn tận các tuỳ miên, chấm dứt các khổ đau.

I. Đối với bất thiện, căn bản bất thiện, đối với thiện và căn bản thiện.

II. Đối với 4 thức ăn: Đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực.

III. Đối với khổ, khổ tập, khổ diệt, con đường đưa đến khổ diệt.

IV. Đối với già chết, già chết tập khởi, già chết đoạn diệt, con đường đưa đến già chết đoạn diệt.

V. Đối với sanh, sanh tập khởi, sanh đoạn diệt, con đường đưa đến sanh đoạn diệt.

VI. Đối với hữu, hữu tập khởi, hữu đoạn diệt, con đường đưa đến hữu đoạn diệt.

VII. Đối với thủ, thủ tập khởi, thủ đoạn diệt, con đường đưa đến thủ đoạn diệt.

VIII. Đối với ái, ái tập khởi, ái đoạn diệt, con đường đưa đến ái đoạn diệt.

IX. Đối với thọ, thọ tập khởi, thọ đoạn diệt, con đường đưa đến thọ đoạn diệt.

X. Đối với xúc, xúc tập khởi, xúc đoạn diệt, con đường đưa đến xúc đoạn diệt.

XI. Đối với 6 nhập, 6 nhập tập khởi, 6 nhập đoạn diệt, con đường đưa đến 6 nhập đoạn diệt.

XII. Đối với danh sắc, danh sắc tập khởi, danh sắc đoạn diệt, con đường đưa đến danh sắc đoạn diệt.

XIII. Đối với thức, thức tập khởi, thức đoạn diệt, con đường đưa đến thức đoạn diệt.

XIV. Đối với hành, hành tập khởi, hành đoạn diệt, con đường đưa đến hành đoạn diệt.

XV. Đối với vô minh, vô minh tập khởi, vô minh đoạn diệt, con đường đưa đến vô minh đoạn diệt.

XVI. Đối với lậu hoặc, lậu hoặc tập khởi, lậu hoặc đoạn diệt, con đường đưa đến lậu hoặc đoạn diệt.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sriputta thuyết giảng.

Kinh số 10 – KINH NIỆM XỨ (Satipaṭṭhna Sutta)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng kinh này.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn giải thích thế nào là 4 niệm xứ.

II. Thế nào là quán thân trên thân.

  • 1. Niệm hơi thở vô, hơi thở ra.
  • 2. Quán các oai nghi.
  • 3. Quán các hành tướng của thân.
  • 4. Quán các thân phần của thân.
  • 5. Quán vị trí các giới trên thân.
  • 6. Quán thi thể trong nghĩa địa.
    • a. Thi thể quăng vào nghĩa địa trong 3 ngày.
    • b. Quán thân bị côn trùng muông thú ăn.
    • c. Quán bộ xương còn liên kết hay sau khi bị rã rời.
    • d. Quán toàn xương trắng trở thành bột.

III. Quán thọ trên các cảm thọ: 9 loại cảm thọ.

IV. Quán tâm trên các tâm: có 16 loại tâm.

V. Quán pháp trên các pháp.

  • 1. Đối với 5 triền cái.
  • 2. Đối với 5 thủ uẩn.
  • 3. Đối với 6 nội ngoại xứ.
  • 4. Đối với 7 giác chi.
  • 5. Đối với 4 sự thật.

VI. Khả năng chứng quả của pháp môn này: 1 trong 2 quả: A-la-hán hay Bất lai trong thời gian từ 7 năm đến 7 ngày.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 11 – TIỂU KINH SƯ TỬ HỐNG (Cḷasỵhanda Sutta)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng kinh này.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo, hãy rống tiếng rống con sư tử, chỉ trong giáo pháp của Thế Tôn mới có 4 hạng Sa-môn. Ngoài ra không thể có Sa-môn.

II. Thế Tôn dạy cách trả lời các câu cật vấn của ngoại đạo và đưa đến kết luận là một người phải thành tựu 8 pháp, mới có thể đạt được cứu cánh giải thoát.

III. Thế Tôn dạy những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly của hai loại tà kiến: hữu và phi hữu, vị ấy sẽ không có được 8 pháp đưa đến cứu cánh giải thoát. Trái lại, vị nào như thật tuệ tri hai loại tà kiến ấy, vị ấy có được 8 pháp đưa đến cứu cánh giải thoát.

IV. Vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chưa liễu tri 4 loại chấp thủ, thời trong giáo pháp của vị này, không có thành tựu viên mãn tịnh tín đối với bậc đạo sư, đối với pháp, đối với giới luật, và sự ái kính đối với các pháp hữu. Như Lai là bậc liễu tri 4 loại chấp thủ, nên trong giáo pháp của Như Lai có sự thành tựu viên mãn 4 pháp trên.

V. Bốn loại chấp thủ này cơ bản lấy vô minh làm duyên. Và đoạn trừ vô minh là đoạn trừ được 4 chấp thủ, tự thân chứng được Niết-bàn.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 12 – ĐẠI KINH SƯ TỬ HỐNG (Mahsỵhanda Sutta)

A. Duyên khởi:

Sunakkhatta chỉ trích Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Tôn giả Sriputta tường thuật lên Thế Tôn rõ lời chỉ trích này, nên Thế Tôn thuyết giảng kinh này.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn phê bình Sunakkhatta là ngu si, nghĩ rằng nói xấu Đức Phật nhưng chính là nói lời tán thán Thế Tôn và không biết 4 tùy pháp về Đức Phật.

II. 10 lực của Như Lai.

III. 4 vô sở uý.

IV. Thế Tôn đi đến 8 hội chúng không có sợ hãi.

V. Thế Tôn đối với:

  • 1. Bốn loại sanh.
  • 2. Năm loại sanh thú.

VI. Thế Tôn khổ hạnh, bần uế, yểm ly, độc cư đệ nhất, đại bất tịnh thực, khổ hạnh đối với thời tiết, hạnh xả ly.

VII. Như Lai đối với 7 tà kiến, giới cấm thủ của ngoại đạo, và nói về trí tuệ của Như Lai lúc 80 tuổi.

VIII. Như Lai đặt tên cho kinh này.

C. Kết luận:

Tôn giả Nagasamala hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 13 – ĐẠI KINH KHỔ UẨN (Mahdukkhakkhandha Sutta)

A. Duyên khởi:

Nghe các du sĩ ngoại đạo chất vấn sự hiểu biết về dục, về sắc, về cảm thọ của Sa-môn Gotama và ngoại đạo không có sai khác gì, các Tỷ-kheo về trình lên Đức Phật và Đức Phật thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Ngoại đạo không thể trả lời về vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của dục, sắc và các cảm thọ.

II. Thế Tôn giải thích về vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của 3 pháp ấy:

  • 1. Vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các dục.
  • 2. Vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các sắc.
  • 3. Vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các thọ.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Kinh số 14 – TIỂU KINH KHỔ UẨN (Cḷadukkhakkhandha Sutta)

A. Duyên khởi:

Mahnama hỏi Thế Tôn vì sao dầu hiểu được lời Thế Tôn dạy tham, sân, si là cấu uế của tâm, tuy vậy, tham, sân, si vẫn khởi lên. Đức Phật trả lời với bài kinh này.

B. Chánh kinh:

I. Đức Phật trả lời, pháp còn tồn tại khiến tham sân si khởi lên là lòng dục, và các dục chỉ có thể do như thật chánh quán các dục và do thiền định mới được trừ diệt. Đây cũng là kinh nghiệm của Đức Phật, khi Ngài chưa thành đạo.

II. Đức Phật giải thích về vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các dục.

III. Cuộc đàm thoại giữa Sa-môn Gotama và các Ni-kiền-tử.

  • 1. Quan điểm diệt khổ của Ntaputta.
  • 2. Hạnh phúc không thể thành tựu nhờ khổ, cũng không thể thành tựu nhờ hạnh phúc, trong nghĩa thọ hưởng các dục, chính phải nhờ thiền để đoạn trừ các dục.
  • 3. Sa-môn Gotama sống hạnh phúc hơn vua Bimbisra vì Ngài trú ở thiền định.

C. Kết luận:

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Mahnama thuộc dòng họ Sakka hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 15 – KINH TƯ LƯỢNG (Anumna Sutta)

A. Duyên khởi:

Ngài Mục-kiền-liên gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Những ai là người khó nói, dầu có muốn chúng Tăng nói với mình, cũng không có toại nguyện. Những ai là người dễ nói, thời chúng Tăng sẽ nói chuyện, dầu không có thỉnh nguyện.

II. Tỷ-kheo cần phải tư lượng tự ngã với tự ngã: “Nếu người có 16 ác pháp thời ta không ưa người ấy. Nên ta có 16 ác pháp, người ấy sẽ không ưa ta. Vậy cần phải tự mình đoạn trừ 16 ác pháp ấy.”

III. Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã với tự ngã, nếu có 16 ác pháp, thời phải tinh tấn đoạn trừ. Nếu không có 16 ác pháp, cần phải tu học thiện pháp.

IV. Cần phải quán sát nội tâm, nếu còn có ác bất thiện pháp, thời phải tinh tấn đoạn trừ. Nếu không còn các ác pháp, bất thiện pháp, thời cần phải hoan hỷ ngày đêm tu học thiện pháp.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Mục-kiền-liên thuyết.

Kinh số 16 – KINH TM HOANG VU (Cetokhila Sutta)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Khi nào chưa diệt trừ 5 tâm hoang vu, chưa đoạn trừ 5 tâm triền phược, thời không thể trưởng thành, hưng thịnh trong pháp và luật này.

  • 1. Thế nào là 5 tâm hoang vu?
  • 2. Thế nào là 5 tâm triền phược?

II. Khi nào 5 tâm hoang vu được diệt trừ, 5 tâm triền phược được đoạn tận, thời có thể lớn mạnh trong pháp và luật này.

III. Tỷ-kheo đầy đủ 15 pháp, có khả năng đạt được chánh giác.

  • 1. Đoạn trừ 5 tâm hoang vu.
  • 2. Đoạn tận 5 tâm triền phược.
  • 3. Tu tập 4 thần túc.
  • 4. Nỗ lực tinh cần.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 17 – KINH KHU RỪNG (Vanapattha Sutta)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn tuyên bố sẽ giảng pháp môn về khu rừng cho các Tỷ-kheo và Ngài thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

Thế Tôn trình bày 4 loại khu rừng, và loại nào nên bỏ đi, loại nào nên ở lại.

I. Loại rừng thứ nhất: Không đưa đến giải thoát, không có đủ 4 loại vật dụng: nên bỏ đi tức khắc.

II. Loại rừng thứ hai: Không đưa đến giải thoát, nhưng 4 món cúng dường vật dụng đầy đủ: nên từ bỏ ngôi rừng này.

III. Loại rừng thứ ba: Đưa đến giải thoát, không đầy đủ 4 món cúng dường: phải ở lại ngôi rừng này, không được bỏ đi.

IV. Loại rừng thứ tư: Đủ điều kiện đưa đến giải thoát và 4 sự cúng dường đầy đủ: cần phải ở lại cho đến trọn đời, không được rời bỏ.

V. Đối với làng, thị trấn, quốc gia hay một người nào cũng theo đúng 4 tiêu chuẩn trên.

  • 1. Không đưa đến giải thoát, không được các vật dụng một cách dễ dàng: bỏ ngay.
  • 2. Không đưa đến giải thoát, tuy vật dụng đầy đủ: cũng phải bỏ đi.
  • 3. Đưa đến giải thoát, vật dụng không đầy đủ: phải ở lại, không được bỏ đi.
  • 4. Đưa đến giải thoát, và vật dụng đầy đủ: phải ở lại trọn đời.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 18 – KINH MẬT HOÀN (Madhupiṇḍika Sutta)

A. Duyên khởi:

Dandapani hỏi Đức Phật, Ngài dạy những gì, quan điểm của Ngài thế nào. Đức Phật trả lời với bài kinh này.

B. Chánh kinh:

I. Câu trả lời của Đức Phật: Lời dạy của Đức Phật không đem đến một sự tranh luận bất cứ ở thế giới nào. Vị Bà-la-môn vượt qua các dục, không còn nghi ngờ, diệt các hối quá, không tham ái đối với hữu và phi hữu, sẽ không bị các tưởng ám ảnh chi phối.

II. Theo lời yêu cầu các Tỷ-kheo, Thế Tôn giải thích rộng hơn câu trả lời trên: Nếu do nguyên nhân gì, các hý luận vọng tưởng khởi lên cho một người, nếu ở đây không có sự hoan hỷ đón mừng, thời như vậy là sự đoạn tận 7 tuỳ miên, sự chấm dứt tranh luận, ly gián ngữ.

III. Theo lời các Tỷ-kheo yêu cầu, Tôn giả Mahkaccna giải thích rộng rãi câu trả lời của Đức Phật. Khi nào có sự tiếp xúc của 6 căn, 6 trần, 6 thức, thời có xúc, có thọ, có tưởng, có suy tư, có hý luận, vọng tưởng hiện khởi; khi nào không có sự thi thiết của 6 căn, 6 trần, 6 thức, thời không có sự thi thiết của xúc, thọ, tưởng, suy tư, của sự hiện hành hý luận vọng tưởng.

Do hý luận làm nhân, một số hý luận vọng tưởng hiện hữu cho một người trong các sắc pháp do nhãn căn nhận thức quá khứ, vị lai, hiện tại.
IV. Các Tỷ-kheo trình lời giải thích của Mahkaccna lên Thế Tôn, và Thế Tôn xác chứng là đúng sự giải thích của Mahkaccna.

V. Tôn giả nanda lấy ví dụ bánh mật để tán thán vị ngọt của lời giảng của Thế Tôn và lời giải thích của Mahkaccna và Đức Phật đặt tên cho kinh này là kinh Mật Hoàn.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 19 – KINH SONG TẦM (Dvedhvitakka Sutta)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

Đức Phật nói lên kinh nghiệm của Ngài đối với các tầm như thế nào khi Ngài chưa thành đạo và khi Ngài thành đạo.

I. Ngài chia các tầm ra hai loại:

Bất thiện tầm tức là dục tầm, sân tầm, hại tầm. Thiện tầm tức là ly dục, vô sân, bất hại.

II. Đối với bất thiện tầm:

  • a. Làm cho các bất thiện tầm tiêu diệt.
  • b. Khi có khuynh hướng đến bất thiện tầm, thì từ bỏ thiện tầm. Vậy cần phải thấy sự nguy hại của bất thiện tầm. Ngài nêu ví dụ người chăn bò.

III. Đối với thiện tầm:

  • 1. Biết rằng các thiện tầm không đưa đến tai hại, không đưa đến sợ hãi. Nếu quán sát quá lâu, thân mệt mỏi, tâm mệt mỏi, cần phải trấn an tâm để tâm được định tĩnh.
  • 2. Nên quán sát nhiều về thiện tầm, thời có khuynh hướng về thiện tầm. Ngài nêu ví dụ người chăn bò.
  • 3. Tu thiền và chứng được 3 minh.

IV. Thế Tôn kể một ví dụ nói đến vai trò của Ngài trong trách nhiệm của một bậc đạo sư đối với các đệ tử.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 20 – KINH AN TR TẦM (Vitakkasanthna Sutta)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

Năm tướng cần được sử dụng để tu tập tăng thượng tâm.

I. Khi tác ý đến tướng nào, các ác bất thiện tầm khởi lên, thời thay tướng ấy bằng một tướng thiện để đoạn diệt các tầm bất thiện. Như người thợ mộc, dùng một cái nêm đánh bật ra cái nêm khác.

II. Dầu làm vậy, các tầm bất thiện vẫn khởi lên, thời phải suy tư đến sự nguy hiểm của các bất thiện tầm ấy. Như một thanh niên ghê tởm xác rắn phải đeo vào cổ.

III. Dầu làm vậy, các tầm bất thiện vẫn khởi lên, thời phải không tác ý, không ức niệm các tầm ấy, như một người có mắt không muốn nhìn thấy sắc ấy, bèn nhìn qua một bên.

IV. Dầu làm vậy, các tầm bất thiện vẫn khởi lên, thời nên suy tư đến hành tướng và sự an trú các tầm ấy, như người đi mau, nghĩ đến đi chậm lại, rồi đứng lại, rồi ngồi và nằm.

V. Dầu làm như vậy, vẫn chưa đem lại kết quả, thời vị Tỷ-kheo cần phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm. Như một người lực sĩ nắm lấy đầu hay vai một người yếu đuối.

VI. Năm pháp môn trình bày tóm tắt lại.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 21 – KINH VÍ DỤ CÁI CƯA (Kakacpama Sutta)

A. Duyên khởi:

Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni, nên được Thế Tôn cho gọi lên và khuyên dạy.

a. Moliya Phagguna sống liên hệ với các Tỷ-kheo-ni. Khi nào có người trước mặt Moliya Phagguna nói xấu các Tỷ-kheo-ni, thời Moliya Phagguna phẫn nộ, bất mãn vấn tội, khi nào có người trước mặt các Tỷ-kheo-ni ấy, nói xấu Moliya Phagguna, thì các Tỷ-kheo-ni ấy phẫn nộ, bất mãn, vấn tội ngay.

b. Lời giáo giới của Thế Tôn:

– Thật không xứng đáng cho Moliya sống quá liên hệ với các Tỷ-kheo-ni như vậy.

– Nếu có ai nói xấu các Tỷ-kheo-ni ấy, hãy từ bỏ các dục và các tầm liên hệ đến thế tục, phải học tập, không để tâm bị uế nhiễm, không nói ác ngữ, sống với lòng từ mẫn, không có sân hận.

– Nếu có ai trước mặt ngươi đánh đập các Tỷ-kheo-ni ấy, ngươi phải từ bỏ các dục, các tầm liên hệ đến thế tục, …. không có sân hận.

– Nếu có ai trước mặt ngươi, nói xấu bất cứ ai, phải học tập như trên.

– Nếu có ai đánh đập ngươi, ngươi phải từ bỏ ác dục… không có sân hận.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn thuyết giảng cho các Tỷ-kheo

  • 1. Hãy nhu thuận hoan hỷ vâng theo lời dạy của Thế Tôn.
  • 2. Hãy từ bỏ bất thiện, hãy thành tựu thiện pháp, như vậy mới trưởng thành trong pháp và luật này.

II. Thế Tôn kể câu chuyện của nữ gia chủ Vedehika và giáo giới các Tỷ-kheo theo câu chuyện ấy

  • 1. Vedehika rất là nhu thuận, hiền hòa khi được người nữ tỳ phục vụ tốt. Nhưng khi người nữ tỳ giả làm khinh suất, thời Vedehika nổi nóng, đập người nữ tỳ đến chảy máu đầu.
  • 2. Do vậy Thế Tôn xem một vị Tỷ-kheo thật sự là nhu thuận, hiền hòa khi nào bị những lời nói bất khả ý xúc phạm mà không nổi nóng, sân hận.
  • 3. Thế Tôn chỉ xem một vị Tỷ-kheo là dễ nói, không phải khi vị ấy nhận được sự cúng dường đầy đủ, mà chỉ khi nào vị ấy, vì tôn trọng pháp, cung kính pháp mà trở thành dễ nói.

III. Có 5 loại ngôn ngữ mà vị Tỷ-kheo có thể nói: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm. Tại đây, các Tỷ-kheo cần phải học tập, giữ tâm không có uế nhiễm, không nói lời ác ngữ, sống với lòng lân mẫn, từ bi, không sân hận đối với người, biến mãn thế giới với tâm từ bi.

IV. Thế Tôn dùng 4 ví dụ, đào đất lớn thành không đất, dùng sơn viết chữ trên hư không, cầm bó đuốc đun nóng sông Hằng, làm một bị da mèo, khéo thuộc chín phát ra tiếng kêu, để khuyên các Tỷ-kheo không nên sân hận, không nên nói lời ác ngữ, phải có tâm từ bi.

V. Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo, dù có ai lấy cái cưa cưa xẻ thân mình, cũng không nên khởi tâm sân hận. Vị Tỷ-kheo nào tư duy đến ví dụ cái cưa này, sẽ không còn khởi lên sân hận nữa.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 22 – KINH VÍ DỤ CON RẮN (Alagaddpama Sutta)

A. Duyên khởi:

Tỷ-kheo Arittha khởi lên ác tà kiến: Các ái dục không phải là chướng ngại pháp. Các Tỷ-kheo khuyên can nhưng không được nên trình lên Thế Tôn. Thế Tôn cho gọi Tỷ-kheo Arittha lên, quở trách Arittha và xác chứng lời dạy của mình về các dục rồi thuyết giảng kinh này.

B. Chánh kinh:

Thế Tôn thuyết giảng cho các Tỷ-kheo.

I. Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo đã hiểu đúng lời dạy của Thế Tôn về các dục thế nào và xác chứng lại quan điểm của mình về các dục.

II. Thế Tôn nói đến 2 hạng người học pháp: Một hạng người học sai lạc, nên đi đến tai họa khổ đau. Một hạng người học đúng đắn, không nắm giữ sai lạc, nên đi đến hạnh phúc.

III. Phật dạy Phật giảng pháp cho các Tỷ-kheo ví như chiếc bè để vượt qua sông, không phải để nắm giữ lấy, chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.

IV. 6 kiến xứ, thái độ của kẻ phàm phu và vị đa văn thánh đệ tử đối với 6 kiến xứ

  • 1. Kẻ vô văn phàm phu chấp 6 kiến xứ là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi, nên lo âu phiền muộn.
  • 2. Bậc đa văn thánh đệ tử không chấp 6 kiến xứ là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi, nên không lo âu phiền muộn.

V. Các nguy hiểm của 6 kiến xứ

  • 1. Âu lo phiền muộn và không âu lo phiền muộn tuỳ thuộc chấp thủ hay không chấp thủ 6 kiến xứ này.
  • 2. Phàm nắm giữ một sở hữu nào, sở hữu ấy không thường trú được. Phàm chấp ngã luận thủ nào, thì đưa đến sầu bi khổ ưu não. Phàm y chỉ kiến y nào đều đưa đến sầu bi khổ ưu não.
  • 3. Nếu có ngã, thời có ngã sở thuộc, nếu có ngã sở thuộc, thời có ngã. Ngã và ngã sở thuộc là vô thường.

VI. Phương pháp đối trị 6 kiến xứ

  • 1. Chấp ngã là ngu si.
  • 2. Quan điểm vô ngã của Đức Phật.
  • 3. Vị Thánh đệ tử quán vô ngã, được giải thoát.

VII. Những đặc tánh của một vị đã giải thoát

  • 1. Đã vất đi các chướng ngại vật.
  • 2. Đã lấp đầy các thông hào.
  • 3. Đã nhổ lên cột trụ.
  • 4. Đã mở tung các lề khóa.
  • 5. Đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì triền phược.

VIII. Một vị giải thoát như vậy không để lại dấu vết. Do thuyết vô ngã, Thế Tôn bị chỉ trích là chủ trương lý thuyết hư vô, đề cao sự hủy diệt của loài hữu tình. Thái độ của Đức Phật trước những lời chỉ trích.

IX. Lời khuyến giáo của Đức Phật

  • – Hãy từ bỏ những gì không phải của ngươi
  • – Từ bỏ như vậy sẽ đem lại hạnh phúc an lạc.

X. Lợi ích của thuyết pháp

Đưa các Tỷ-kheo chứng được 4 Thánh quả, tuỳ pháp hành, tuỳ tín hành, được sanh thiên.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 23 – KINH GÒ MỐI (Vammika Sutta)

A. Duyên khởi:

Một vị thiên đi đến Tôn giả Kumarakassapa, khi Tôn giả này ở tại Andhavana.

B. Chánh kinh:

I. Vị Thiên nói lên ví dụ một gò mối ban đêm phun khói, ban ngày chói sáng, và một vị Bà-la-môn nói người có trí, lấy cây gươm lần lượt đào lên 8 đồ vật và dừng lại khi thấy con rắn hổ. Vị Thiên nói với Tôn giả Kumarakassapa nên đến Thế Tôn để hỏi ý nghĩa của ví dụ này.

II. Tôn giả Kumarakassapa đi đến Thế Tôn thuật lại ví dụ ấy và yêu cầu Thế Tôn giải thích.

III. Thế Tôn giải thích vấn đề ấy với các chi tiết, nói lên tiến trình tu hành của một vị hữu học từ khi hành trì cho đến khi chứng quả.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 24 – KINH TRẠM XE (Rathavinỵta Sutta)

A. Duyên khởi:

Tôn giả Sriputta nghe các Tỷ-kheo và Thế Tôn tán thán hạnh đức của Tôn giả Puṇṇa Mantṇiputta nên muốn đi đến yết kiến, khi nghe đồn Tôn giả Puṇṇa đi đến Svatthỵ và đi vào rừng Andhavana. Tôn giả Xá-lợi-phất đi theo vào và bắt đầu tọa đàm về chánh pháp.

B. Chánh kinh:

I. Tôn giả Sriputta hỏi sống Phạm hạnh là vì mục đích giới thanh tịnh… vì mục đích tri kiến thanh tịnh. Tôn giả trả lời là không phải vậy, mà chỉ vì mục đích Vô thủ trước Niết-bàn.

II. Tôn giả Sriputta hỏi có phải giới thanh tịnh… tri kiến thanh tịnh là Vô thủ trước Niết-bàn, Tôn giả Puṇṇa trả lời không phải vậy, vì nếu là vậy thời vô thủ trước Niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Niết-bàn. Còn nếu xem cái gì ngoài các pháp này là Vô thủ trước Niết-bàn, thời kẻ phàm phu có thể chứng được Niết-bàn.

III. Tôn giả Puṇṇa dùng ví dụ trạm xe để nêu rõ ý nghĩa này. Vua Pasenadi muốn đi từ Svatthỵ đến Saketa, 7 trạm xe được sắp đặt cho vua dùng, vua đi từ trạm xe thứ 1 đến thứ 2, tiếp tục cho đến trạm xe thứ 7 và từ đây đi đến Saketa. Cũng vậy, giới thanh tịnh chỉ có mục đích đạt cho được tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh chỉ có mục đích đạt cho được kiến thanh tịnh, cho đến tri kiến thanh tịnh… với mục đích đạt cho được Vô thủ trước Niết-bàn.

IV. Hai Tôn giả hỏi tên nhau, và sau khi được biết tên, liền nói lời tán thán vị đã đối thoại với mình.

C. Kết luận:

Như vậy hai vị cao đức cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.

Kinh số 25 – KINH BẪY MỒI (Nivpa Sutta)

A. Duyên khởi:

Đức Phật gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Thế Tôn dùng ví dụ các người thợ săn, gieo các bẫy mồi và thái độ của 4 đoàn nai đối với các bẫy mồi

  • 1. Mục đích của các người thợ săn khi gieo các bẫy mồi.
  • 2. Thái độ của đoàn nai thứ nhất: Xâm nhập ăn các đồ mồi, say đắm phóng dật và trở thành nạn nhân của thợ săn.
  • 3. Thái độ đoàn nai thứ hai: Rút kinh nghiệm đoàn nai đầu, chạy vào rừng tránh các bẫy mồi, sau vì đói khát phải đi đến các bẫy mồi, xâm nhập, say đắm, phóng dật và trở thành nạn nhân.
  • 4. Thái độ đoàn nai thứ ba: Học được kinh nghiệm của hai đoàn nai đầu, không xâm nhập, không chạy trốn vào rừng, ẩn núp gần các đồ mồi, không xâm nhập, không say đắm ăn các đồ mồi. Nhưng các người thợ săn tìm được chỗ ẩn núp của đoàn nai và cuối cùng đoàn nai ấy cũng trở thành nạn nhân của người thợ săn.
  • 5. Thái độ đoàn nai thứ tư: Học được kinh nghiệm của ba đoàn nai đầu, không xâm nhập, không chạy trốn vào rừng, làm một chỗ ẩn núp mà các người thợ săn không tìm ra tông tích dấu vết, ăn các đồ mồi nhưng không xâm nhập, không say đắm, nên thoát khỏi các người thợ săn.

II. Đức Phật giải thích ví dụ

  • 1. Đồ mồi là 5 dục trưởng dưỡng, người thợ săn là ác ma. Các đoàn nai là đồng nghĩa với các samôn, Bà-la-môn.
  • 2. Thái độ của 4 hạng Sa-môn, Bà-la-môn, đối với các dục trưởng dưỡng.

III. Thế Tôn giải thích thế nào là ác ma, ác ma quyến thuộc không thể đến được. Có hành thiền, chứng được 4 thiền, 4 không, diệt thọ tưởng định, thời ác ma không thể đến được.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 26 – KINH THNH CẦU (Ariyapariyesana Sutta)

A. Duyên khởi:

Các Tỷ-kheo tụ họp tại nhà Bà-la-môn Rammaka và Thế Tôn đến đấy để thuyết pháp.

B. Chánh kinh:

I. Định nghĩa phi thánh cầu và thánh cầu.

II. Kinh nghiệm thánh cầu của Đức Phật trước khi thành đạo

  • 1. Cầu đạo, học đạo:
    • a. Thánh cầu của Thái tử.
    • b. Học đạo với Alara Kalama.
    • c. Học đạo với Uddaka Ramaputta.
  • 2. Sa-môn Gotama thành đạo.
  • 3. Đức Phật thuyết pháp:
    • a. Do dự.
    • b. Phạm thiên thỉnh Đức Phật thuyết pháp.
    • c. Đức Phật quyết định thuyết pháp.
    • d. Đức Phật thuyết pháp cho 5 vị Tỷ-kheo.
    • đ. Trên đường đi đến Ba-la-nại. Sự gặp gỡ với Upaka.
  • 4. Đức Phật thuyết pháp cho 5 vị Tỷ-kheo.

III. Bài thuyết pháp về 5 dục trưởng dưỡng

  • 1. Định nghĩa.
  • 2. Nguy hiểm.
  • 3. Giải thoát.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 27 – TIỂU KINH DỤ DẤU CHÂN VOI (Cḷahatthipadopama Sutta)

A. Duyên khởi:

Du sĩ Pilotika mới đi yết kiến Sa-môn Gotama về có lời tán thán trí tuệ của Sa-môn Gotama và nói rằng vì thấy 4 dấu chân của Sa-môn Gotama nên mới có lời tán thán như vậy. Jṇussoṇi nghe xong, đảnh lễ Thế Tôn đi đến gặp Sa-môn Gotama và trình bày câu chuyện lên Sa-môn Gotama.

B. Chánh kinh:

I. 4 dấu tích của 4 loài voi, và dấu tích của con voi tối thượng.

II. 4 dấu tích của Như Lai

  • 1. Dấu tích thứ I: Như Lai thuyết pháp, thiện nam tử nghe pháp, xuất gia, giữ giới.
  • 2. Dấu tích thứ II: Chứng được thiền định.
  • 3. Dấu tích thứ III: Chứng được trí tuệ gồm 3 minh.
  • 4. Dấu tích thứ IV: Giải thoát các lậu hoặc.

C. Kết luận:

Bà-la-môn Jṇussoṇi tán thán Thế Tôn và xin quy y 3 ngôi báu.

Kinh số 28 – ĐẠI KINH DỤ DẤU CHÂN VOI (Mahhatthipadopama Sutta)

A. Duyên khởi:

Tôn giả Sripuha thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

I. Tất cả thiện pháp đều tập trung trong 4 Thánh đế, như tất cả dấu chân của các loài thú đều tập trung trong dấu chân voi, vì dấu chân này được xem là lớn nhất.

II. Định nghĩa 4 Thánh đế, khổ thánh đế, 5 thủ uẩn, sắc thủ uẩn, 4 đại chủng: Địa, thủy, hỏa, phong.

III. Địa giới

  • 1. Định nghĩa nội địa giới và ngoại địa giới, quán vô ngã và vô thường.
  • 2. Sử dụng phép quán khi bị mắng chửi và bị đánh đập.

IV. Thủy giới, hỏa giới và phong giới.

V. Sự hiện khởi của 5 thủ uẩn ngang qua 6 căn và lý sự thật áp dụng vào 5 thủ uẩn.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ.

Kinh số 29 – ĐẠI KINH THÍ DỤ LI CY (Mahsropama Sutta)

A. Duyên khởi:

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

B. Chánh kinh:

Thế Tôn đề cập đến 5 hạng người tu phạm hạnh.

I. Tu phạm hạnh cành lá: Thế Tôn đề cập đến hạng người xuất gia, được lợi dưỡng và tự mãn, ví như người đi tìm lõi cây lại chặt cành lá đem về. Vị xuất gia này được xem là chỉ thành tựu Phạm hạnh cành lá.

II. Tu Phạm hạnh vỏ ngoài: Tiếp đến Thế Tôn đề cập đến hạng xuất gia, thành tựu giới đức rồi tự mãn, ví như người đi tìm lõi cây chỉ mang vỏ ngoài về.

III. Tu Phạm hạnh vỏ trong: Thành tựu thiền định rồi tự mãn, ví như người đi tìm lõi cây chỉ mang về vỏ trong.

IV. Tu Phạm hạnh giác cây: Thế Tôn đề cập đến hạng xuất gia, thành tựu tri kiến rồi tự mãn, ví như người đi tìm lõi cây chỉ mang về giác cây phạm hạnh.

V. Tu phạm hạnh lõi cây: Thế Tôn đề cập đến loại người xuất gia thành tựu thời giải thoát và phi thời giải thoát, ví như người đi tìm lõi cây chặt lõi cây và mang về.

VI. Mục đích hành trì phạm hạnh là đạt cho được tâm giải thoát bất động.

C. Kết luận:

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 30 – TIỂU KINH THÍ DỤ LÕI CÂY (Cḷasropama Sutta)

A. Duyên khởi

Bà-la-môn Pingalakoccha đến hỏi Đức Phật về nhứt thiết trí của 6 ngoại đạo sư. Đức Phật khuyên để một bên vấn đề ấy và thuyết giảng kinh này.

B. Chánh kinh:

I. Có 5 hạng người đi tìm lõi cây:

  • 1. Hạng chặt cành lá đem về.
  • 2. Hạng chặt vỏ ngoài đem về.
  • 3. Hạng chặt vỏ trong đem về.
  • 4. Hạng chặt giác cây đem về.
  • 5. Hạng chặt lõi cây đem về.

II. Có 5 hạng người xuất gia tương đương với 5 hạng người đi tìm lõi cây ở trên:

  • 1. Hạng tự mãn với lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng.
  • 2. Hạng tự mãn với giới đức.
  • 3. Hạng tự mãn với thiền định.
  • 4. Hạng tự mãn với thành tựu tri kiến.
  • 5. Hạng thành tựu 4 thiền, 4 không, diệt thọ tưởng định và đoạn tận các lậu hoặc.

III. Mục đích của Phạm hạnh không phải vì lợi ích lợi dưỡng tôn kính danh vọng, thành tựu giới đức, thành tựu thiền định, thành tựu tri kiến. Mục đích phạm hạnh là tâm giải thoát bất động.

C. Kết luận:

Lời tán thán của Bà-la-môn Pingalakoccha xin quy y Thế Tôn.

Add Comment