Primary Menu

Dàn ý kinh Trung Bộ – phần 2/5

Mục lục

Kinh số 31 – TIỂU KINH RỪNG SỪNG BỊ (Cḷagosinga Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn đến thăm ba Tôn giả Anuruddha, Nandiya và Kimbila, và bắt đầu đàm đạo với ba Tôn giả này.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn hỏi ba câu hỏi về đời sống của ba vị Tôn giả và các vị này trả lời:
1. Sống có được yên vui, khất thực có dễ dàng không.
2. Có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa.
3. Sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa như thế nào.
II. Thế Tôn hỏi ba vị Tôn giả, có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và sống
như thế nào. Ba vị Tôn giả trả lời là có và diễn tả nếp sống không phóng dật của mình.
III. Thế Tôn hỏi ba vị Tôn giả, sống như vậy có chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, thoải mái an lạc không? Ba vị Tôn giả trả lời có và diễn tả nếp sống chứng ngộ giải thoát của mình.
IV. Thế Tôn thuyết pháp cho ba vị Tôn giả rồi ra về. Tôn giả Anuruddha nhờ tha tâm thông nên biết được quả chứng của hai vị Tôn giả kia và đã trả lời chính xác cho Thế Tôn.
C. Kết luận:
Dạ xoa Parajana đến yết kiến Thế Tôn nói lên lời tán thán ba vị Tôn giả và nói danh tiếng của ba vị Tôn giả này được đồn lên đến Phạm thiên. Thế Tôn xác nhận là đúng và nói lên các công đức tốt đẹp mà ba vị Tôn giả này đã đem lại cho những ai có liên hệ với ba vị Tôn giả này.

Kinh số 32 – ĐẠI KINH RỪNG SỪNG BÒ (Mahgosinga Sutta)

A. Duyên khởi:
Các Tôn giả Mah Moggallna, Tôn giả Anurudaha, Tôn giả nanda….. đi đến Tôn giả Sriputta để nghe pháp.
B. Chánh kinh:
Tôn giả Sriputta lần lượt hỏi các vị Tôn giả, hạng Tỷ-kheo nào làm chói sáng khu rừng Gosinga. Các vị Tôn giả trả lời theo khả năng hiểu biết của mình.
I. Tôn giả nanda trả lời là hạng Tỷ-kheo nghe nhiều, thuyết pháp cho hội chúng làm sáng chói khu rừng Gosinga.
II. Tôn giả Revata trả lời là hạng Tỷ-kheo sống tịnh cư, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh có thể làm sáng chói rừng Gosinga.
III. Tôn giả Anuruddha trả lời là hạng Tỷ-kheo chứng thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân có thể làm sáng chói ngôi rừng Gosinga.
IV. Tôn giả Mah Moggallna trả lời là hạng Tỷ-kheo sống tại rừng núi, hành trì hạnh đầu đà có thể làm sáng chói ngôi rừng Gosinga.
V. Tôn giả Mahkassapa trả lời là hạng Tỷ-kheo hỏi nhau và đàm luận về A-tỳ-đàm có thể làm sáng chói ngôi rừng Gosinga.
VI. Cuối cùng Tôn giả Sriputta trả lời là hạng Tỷ-kheo điều phục được tâm, tự tại an trú các quả vị theo vị ấy muốn có thể làm chói sáng ngôi rừng Gosinga.
VII. Sau cuộc đàm luận, cả sáu vị Tôn giả đi đến yết kiến Thế Tôn, tường thuật lại tất cả sáu câu trả lời của 6 vị Tôn giả về hạng Tỷ-kheo có khả năng làm chói sáng khu rừng Gosinga.
VIII. Sau khi nghe xong, Thế Tôn trả lời là 6 vị Tỷ-kheo này đều khéo trả lời trong khả năng hiểu biết và tu tập của mình. Cuối cùng, Đức Phật trả lời vị Tỷ-kheo nào ngồi hành trì thiền định cho đến khi đoạn trừ được các lậu
hoặc, vị ấy có thể làm sáng chói ngôi rừng Gosinga.
C. Kết luận:
Các Tôn giả hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 33 – ĐẠI KINH NGƯỜI CHĂN BÒ (Mahgoplaka Sutta)

A. Duyên khởi:
I. Thế Tôn dạy một người chăn bò không đầy đủ 11 pháp, không thể khiến đàn bò được tăng thịnh. Cũng vậy, một Tỷ-kheo không đầy đủ 17 pháp, không thể lớn mạnh trong pháp và luật này.
B. Chánh Kinh:
II. Thế nào là vị Tỷ-kheo không đầy đủ 11 pháp?
1. Không biết rõ các sắc.
2. Không khéo phân biệt các tướng.
3. Không trừ bỏ trứng con bọ chét.
4. Không băng bó vết thương.
5. Không có xông khói.
6. Không thể biết chỗ nước có thể lội qua.
7. Không biết chỗ nước uống.
8. Không biết con đường.
9. Không thiện xảo chỗ con bò có thể ăn cỏ.
10. Là người vắt sữa cho đến chỗ khô kiệt.
11. Không tôn kính đặc biệt các vị Thượng tọa, Trưởng lão.
III. Rồi Thế Tôn nói về vị Tỷ-kheo đầy đủ 11 đức hạnh.
C. Kết luận:
Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 34 – TIỂU KINH NGƯỜI CHĂN BÒ (Cḷagoplaka Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tơn gọi cc Tỷ-kheo v thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Ảnh dụ người chăm bò:
1. Ví như có kẻ chăn bò vô trí đuổi đàn bò qua chỗ nước không thể lội qua, có những Sa-môn, Bà-la-môn ngu si, không khéo biết đời này, đời sau, ma giới. Bất hạnh và đau khổ lâu dài cho những ai nghĩ cần phải nghe và tin theo những vị này.
2. Ví như có người chăn bò có trí đuổi những con bò qua bờ bên kia một cách an toàn, có những Sa-môn hay Bà-la-môn khéo biết đời này, đời sau, ma giới. Hạnh phúc và an lạc lâu dài cho những ai nghĩ cần phải nghe và tin những vị này.
III. Các quả vị chứng đắc khi đi theo con đường của bậc trí:
1. Những Tỷ-kheo là những bậc A-la-hán.
2. Những Tỷ-kheo sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử là những bậc Bất lai.
3. Những Tỷ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất lai.
4. Những Tỷ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu.
5. Những Tỷ-kheo là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành.
C. Kết luận:
1. Lời hối hận của Saccaka đã dám luận chiến với Sa-môn Gotama.
2. Saccaka mời Thế Tôn đến dùng cơm tại nhà và nghe Thế Tôn thuyết pháp.

Kinh số 35 – TIỂU KINH SACCAKA (Cḷasaccaka Sutta)

A. Duyên khởi:
I. Lời huyênh hoang của Saccaka tự cho là biện luận đệ nhất.
II. Được Tôn giả Assaji trả lời là Sa-môn Gotama giảng dạy các hành là vô thường, các pháp là vô ngã, Saccaka tỏ ý thất vọng và muốn đi đến Sa-môn Gotama để có một cuộc tranh luận. Rồi Saccaka đi đến Sa-môn Gotama và cuộc tranh luận bắt đầu.
B. Chánh kinh:
I. Khi Sa-môn Gotama tuyên bố lời dạy của Ngài là các hành là vô thường, các pháp là vô ngã, Saccaka cật vấn lại, và chủ trương 5 uẩn là tự ngã của ta.
II. Thế Tôn hỏi vặn lại, nếu 5 uẩn là tự ngã của ta, thời ta có quyền hành gì đối với 5 uẩn không. Ban đầu Saccaka tránh né không trả lời, sau bắt buộc phải xác nhận là ta không có quyền hành gì đối với 5 uẩn.
III. Thế Tôn tuyên bố 5 uẩn là vô thường, là khổ, và không thể xem là tự ngã của mình được.
IV. Thế Tôn và Dummukha chỉ trích lời huyênh hoang của Saccaka là trống rỗng.
V. Thế Tôn trả lời cho Saccaka như thế nào đệ tử của mình trở thành bậc tuân phụng giáo điều và thành bậc A-la-hán.
C. Kết luận:
1. Lời hối hận của Saccaka đã dám luận chiến với Sa-môn Gotama.
2. Saccaka mời Thế Tôn đến dùng cơm tại nhà, và nghe Thế Tôn thuyết giảng về công đức bố thí.

Kinh số 36 – ĐẠI KINH SACCAKA (Mahsaccaka Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn trú tại Đại Lâm trùng các giảng đường và Saccaka cùng đến tại chỗ ấy. Tôn giả nanda yêu cầu Thế Tôn có cuộc đàm luận với Saccaka vì vị này hay chỉ trích Phật, Pháp, Tăng. Thế Tôn nhận lời và cuộc đàm luận bắt đầu.
B. Chánh kinh:
I. Saccaka trình bày về thân tu tập và tâm tu tập của ngoại đạo và giải thích về thân tu tập.
II. Thế Tôn giải thích về thân không tu tập, tâm không tu tập, thân tu tập và tâm tu tập trong pháp luật của bậc Thánh.
III. Kinh nghiệm về thân tu tập và tâm tu tập của Sa-môn Gotama:
1. Xuất gia.
2. Cầu đạo học đạo.
3. Ba ví dụ.
4. Tu khổ hạnh.
a. Nghiến răng chế ngự tâm.
b. Chỉ tức thiền I, II, III, IV, V.
c. Tuyệt thực, giảm thiểu ăn uống.
d. Ý thức được khổ hạnh không phải con đường giải thoát.
5. Ăn uống lại, tu bốn thiền.
6. Chứng được 3 minh, thành đạo.
IV. Thế Tôn giải thích thách thức của Saccaka: ngủ ban ngày không phải là còn si ám đối với vị đã đoạn trừ lậu hoặc.
V. Saccaka tán thán Thế Tôn, trong khi biện luận, không có nổi nóng như các ngoại đạo sư.
C. Kết luận:
Saccaka hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn giảng.

Kinh số 37 – TIỂU KINH ĐOẠN TẬN ÁI (Cḷatanhsankhaya Sutta)

A. Duyên khởi
Duyên khởi do Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn thế nào là một vị Tỷ-kheo ái tận giải thoát?
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn trả lời: Vị Tỷ-kheo không thiên chấp tất cả pháp, thắng tri, liễu tri tất cả pháp. Phàm cảm thọ nào khởi lên, quán vô thường, ly tham đoạn diệt, xả ly, không chấp trước, không phiền não dao động, chứng Niết-bàn.
II. Cuộc gặp gỡ giữa Tôn giả Moggallna với thiên chủ Sakka.
1. Tôn giả Moggallna lên cõi trời 33 hỏi Sakka về câu kệ vừa được nghe từ Thế Tôn. Thiên chủ Sakka tránh né vấn đề và mời Tôn giả Moggallna đi thăm cung điện Vejayanta.
2. Thiên chủ Sakka khoe khoang vẻ đẹp của lâu đài và tán thán công đức của Kosiya đã làm thời xưa.
3. Tôn giả Moggallna thấy Thiên chủ Sakka quá phóng dật, khoe khoang, nên dùng thần thông làm cho cung điện Vejayanta rung động khiến Thiên chủ Sakka hoảng hốt lo sợ.
4. Tôn giả Moggallna hỏi lại câu hỏi của mình và Thiên chủ Sakka phải nhắc lại câu kệ ái tận giải thoát, đã được nghe từ Thế Tôn.
III. Tôn giả Moggallna về thuật lại với Thế Tôn cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa Tôn giả với Thiên chủ Sakka. Thế Tôn xác nhận câu kệ ái tận giải thoát được kể lại là đúng với lời dạy của Thế Tôn.
C. Kết luận:
Moggallna hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 38 – ĐẠI KINH ĐOẠN TẬN ÁI (Mahtaṇhsankhaya Sutta)

A. Duyên khởi:
Tỷ-kheo Sati khởi lên tà kiến, xem thức là dong ruổi luân chuyển nhưng không đổi khác. Các Tỷ-kheo khuyên Sati nên bỏ tà kiến này, nhưng không được, bèn thưa lên Đức Phật. Đức Phật cho gọi Sati đến và Sati xác nhận có nói như thế.
B Chánh kinh:
I. Thế Tôn xác nhận đúng nghĩa của thức là do duyên sanh, tuỳ duyên mà có tên sai khác. Rồi Ngài đề cập đến sự có mặt, sự tập khởi, sự đoạn diệt của thức và một số vấn đề liên quan đến vấn đề này.
II. Sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn, theo tiến trình duyên sanh.
III. Sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này theo tiến trình duyên diệt.
IV. Ích lợi của sự hiểu biết về sự hiện hữu, tập khởi và đoạn diệt của một sinh vật.
V. Sự tập khởi toàn bộ khổ uẩn của một con người và sự đoạn diệt toàn bộ khổ uẩn của một con người nhờ Như Lai thuyết pháp.
1. Sự ra đời của một con người, từ khi sanh cho đến sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn của con người ấy.
2. Như Lai ra đời, thuyết pháp. Vị thiện nam tử nghe pháp, khởi lòng tin, xuất gia, tu tập theo giới, định, tuệ, cuối cùng được giải thoát.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Kinh số 39 – ĐẠI KINH XÓM NGỰA (Mah-Assapura Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn tuyên bố, các Tỷ-kheo tự xưng là Sa-môn, được tôn xưng là Sa-môn cần phải thực hành và thọ trì các pháp tác thành vị Sa-môn.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn trình bày các pháp tác thành vị Sa-môn.
I. Các pháp tác thành giới học, có 7 pháp:
1. Tàm quý.
2. Thân hành, khẩu hành, ý hành thanh tịnh.
3. Mạng sống thanh tịnh.
4. Hộ trì các căn.
5. Tiết độ trong ăn uống.
6. Chú tâm cảnh giác.
7. Chánh niệm tỉnh giác.
II. Các pháp tác thành định học:
1. Đoạn trừ 5 triền cái, 5 ví dụ đoạn triền cái.
2. Chứng 4 thiền, 4 ví dụ chứng 4 thiền.
III. Các pháp tác thành tuệ học:
1. Túc mạng minh.
2. Thiên nhãn minh.
3. Lậu tận minh.
IV. Giải thoát và giải thoát tri kiến, ví dụ.
V. Vị ấy xứng đáng được 7 danh xưng.
1. Sa-môn.
2. Bà-la-môn.
3. Vị đã tắm sạch sẽ.
4. Vị đã biết, đã hiểu rõ.
5. Vị có học.
6. Là bậc Thánh.
7. Là Bậc A-la-hán.
C. Kết luận:
Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 40 – TIỂU KINH XĨM NGỰA (Cḷa-Assapura Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn tuyên bố các Tỷ-kheo tự xưng là Sa-môn, được tôn xưng là Sa-môn, cần phải thực hành và thọ trì các pháp tác thành vị Sa-môn.
B. Chánh kinh:
Thế nào là Tỷ-kheo không thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn. Có 12 ác pháp khiến không đoạn diệt được cấu uế của Sa-môn, đưa vào đoạ xứ.
II. Sa-môn hạnh không tùy thuộc 10 khổ hạnh của vị Sa-môn. Không chỉ nhờ vào 10 khổ hạnh này mà các ác pháp được đoạn diệt.
III. Thế nào là vị Tỷ-kheo thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn. Nhờ đoạn 12 ác pháp nên đoạn được cấu uế của Sa-môn và khỏi sanh vào ác thú.
IV. Các quả chứng do thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn
1. Do tự ngã được giải thoát các ác pháp nên hân hoan sanh, định sanh.
2. Vị ấy tu tập 4 vô lượng tâm, nội tâm được định tĩnh, dầu xuất gia từ giai cấp nào.
3. Nhờ nội tâm định tĩnh, thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, có thể đoạn trừ các lậu hoặc, đạt tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
C. Kết luận:
Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 41 – KINH SĀLEYYA (Sleyyaka Sutta)

A. Duyên khởi:
Các gia chủ Bà-la-môn ở làng Sa-la đến hỏi Thế Tôn về nguyên nhân bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục và nguyên nhân được sanh vào thiện thú, Thiên giới. Rồi Thế Tôn thuyết giảng kinh này với mười nghiệp đạo.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn nói vắn tắt về nguyên nhân sanh vào thiện thú và ác thú.
II. Thế Tôn giải thích rộng rãi lời dạy này với mười hạnh nghiệp
1. Mười ác nghiệp đưa đến cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục:
a. Ba loại thuộc thân hành là sát sanh, trộm cắp, và tà hạnh đối với các dục.
b. Bốn loại thuộc khẩu hành là vọng ngữ, nói hai lưỡi, nói thô ác, và nói phù phiếm.
c. Ba loại thuộc ý hành là tham, sân, và điên đảo tưởng.
2. Mười thiện nghiệp đưa đến thiện thú, Thiên giới, đời này:
a. Ba loại thuộc thân hành là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, và từ bỏ tà hạnh đối với các dục.
b. Bốn loại thuộc khẩu hành là từ bỏ vọng ngữ, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói thô ác, và từ bỏ nói phù phiếm.
c. Ba loại thuộc ý hành là không tham, không sân, và có chánh kiến.
III. Kết quả như ý do hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
C. Kết luận:
Các Gia chủ Bà-la-môn ở Sala tán thán Thế Tôn và xin quy y Tam Bảo.

Kinh số 42 – KINH VERAÑĐJAKA (Verađjaka Sutta)

(Nội dung giống kinh Sleyyaka)

Kinh số 43 – ĐẠI KINH PHƯƠNG QUẢNG (Mahvedalla Sutta)

A. Duyên khởi:
Tôn giả Mahkotthita đến thăm Tôn giả Sriputta và hỏi một số vấn đề liên quan đến chánh pháp. Tôn giả Sriputta đã trả lời với bài kinh này.
B. Chánh kinh:
Cuộc đàm luận giữa hai Tôn giả về một số vấn đề.
I. Liệt tuệ và trí tuệ.
II. Thức và trí tuệ.
III. Cảm thọ, tưởng và thức.
IV. Ý căn thanh tịnh, không liên hệ đến 5 căn đưa đến thiền chứng gì? Vai trò của tuệ nhãn và 3 ý nghĩa của trí tuệ.
V. Chánh tri kiến do hai duyên sanh khởi và được hỗ trợ bởi 5 chi phần.
VI. Có bao nhiêu hữu. Sanh khởi và đoạn diệt của hữu.
VII. Thế nào là sơ thiền. Sơ thiền loại bỏ 5 pháp gì và thành tựu 5 pháp gì.
VIII. Cảnh giới và hành giới của 5 căn.
IX. 5 căn, tuổi thọ và sức nóng.
X. Thọ hành và các pháp được cảm thọ. Sự sai khác giữa người đã chết và vị chứng diệt thọ tưởng định.
XI. Do bao nhiêu duyên, chứng được tâm giải thoát, bất khổ, bất lạc, vô tướng tâm giải thoát. Do bao nhiêu duyên an trú và xuất khởi vô tướng tâm giải thoát.
C. Kết luận:
Tôn giả Mahkotthita hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sriputta thuyết giảng.

Kinh số 44 – TIỂU KINH PHƯƠNG QUẢNG (Cḷavedalla Sutta)

A. Duyên khởi:
Nam cư sĩ Visakha đến hỏi Tỷ-kheo-ni Dhammadinna một số vấn đề về chánh pháp. Tỷ-kheo-ni trả lời với bài kinh này.
B. Chánh kinh:
Cuộc đàm luận giữa Tỷ-kheo-ni Dhammadinna với nam cư sĩ Visakha.
I. Thân 5 uẩn, định nghĩa, tập khởi, đoạn diệt, con đường đưa đến thân 5 uẩn đoạn diệt, thủ và 5 uẩn.
II. Thân kiến và không thân kiến.
III. Thánh đạo 8 ngành, hữu vi pháp, phân tích theo giới, định, tuệ.
IV. Có bao nhiêu hành, sự liên hệ giữa các hành với hơi thở vô, hơi thở ra. Tầm tứ, tưởng và thọ.
V. Thế nào là diệt thọ tưởng định. Pháp nào diệt trước, pháp nào diệt sau, cảm giác những cảm xúc nào, và có khuynh hướng gì.
VI. Các cảm thọ và các tuỳ miên.
VII. Các cảm thọ và các pháp tương đương.
VIII. Cư sĩ Visakha đi đến Thế Tôn và thuật lại các câu trả lời của Tỷ-kheo-ni Dhammadinna, và Thế Tôn tán thán Tỷ-kheo-ni là bậc hiền trí.
C. Kết luận:
Nam cư sĩ Visakha tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 45 – TIỂU KINH PHÁP HÀNH (Cḷadhammasamdna Sutta)

A . Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Có 4 loại pháp hành.
1. Hiện tại lạc, quả báo khổ.
2. Hiện tại khổ, quả báo cũng khổ.
3. Hiện tại khổ, quả báo lạc.
4. Hiện tại lạc, quả báo cũng lạc.
II. Thế nào là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.
III. Thế nào là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo cũng khổ.
IV. Thế nào là pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc.
V. Thế nào là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 46 – ĐẠI KINH PHÁP HÀNH (Mahdhammasamdna Sutta)

A. Duyên khởi:
Đức Phật hỏi chúng Tỷ-kheo: Vì sao các loài hữu tình muốn các pháp đau khổ được trừ diệt, các pháp an lạc được tăng trưởng, nhưng ngược lại các pháp đau khổ lại tăng trưởng, các pháp an lạc bị tiêu diệt. Chúng Tỷ-kheo yêu cầu Đức Phật trả kời và Đức Phật thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Kẻ vô văn phàm phu không có trí, không hiểu biết các pháp nên và không nên phục vụ, nên các pháp đau khổ tăng trưởng, các pháp an lạc tiêu diệt.
Trái lại bậc có trí, hiểu biết các pháp như vậy nên các pháp đau khổ được tiêu diệt, các pháp an lạc được tăng trưởng.
II. Có 4 loại pháp hành về quả khổ và lạc trong hiện tại và tương lai
1. Do vô tri 4 pháp hành này, nên các pháp khổ đau tăng trưởng, các pháp an lạc bị tiêu diệt.
2. Do biết rõ 4 pháp hành này, nên các pháp khổ đau được tiêu diệt, các pháp an lạc được tăng trưởng.
III. Định nghĩa 4 loại pháp hành
1. Loại pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo cũng khổ: Với khổ với ưu làm 10 ác nghiệp.
2. Loại pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ: Với lạc với hỷ, làm 10 ác nghiệp.
3. Loại pháp hành hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc: Với khổ với ưu, từ bỏ 10 ác nghiệp.
4. Loại pháp hành, hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc: Với lạc với hỷ, từ bỏ 10 ác nghiệp.
IV. Thế Tôn dùng 4 ví dụ để diễn tả 4 pháp hành này.
1. Trái bí đắng có tẩm thuốc độc.
2. Bình đồng đựng nước có sắc, có hương, có vị, nhưng có tẩm thuốc độc.
3. Nước đái quỷ có trộn những thuốc.
4. Mật, thục tô, đường, trộn lẫn với nhau.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 47 – KINH TƯ SÁT (Vỵmamsaka Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo, muốn biết rõ tâm tư của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai có thật đã chứng Chánh đẳng giác. Theo lời các Tỷ-kheo yêu cầu, Thế Tôn thuyết giảng ý nghĩa này.
B. Chánh kinh:
I. Cần phải tìm hiểu Như Lai ngang qua thấy và nghe những pháp có hay không có hiện khởi ở Như Lai
1. Những pháp uế nhiễm do mắt tai nhận thức.
2. Những pháp tạp lẫn tịnh nhiễm.
3. Những pháp hoàn toàn thanh tịnh.
4. Thiện pháp được thành tựu trong thời gian dài hay ngắn.
5. Khi có danh, có khởi lên những nguy hại gì không.
6. Vị này từ bỏ các dục do vì sợ hãi hay vì không có sợ hãi, không có tham ái.
7. Vị Tôn giả này có khinh bỏ chúng hay không khinh bỏ chúng Tăng.
II. Cần phải tìm hiểu Như Lai hơn nữa
1. Tìm đến Như Lai để Như Lai tự mình xác chứng có hay không có những pháp được đề cập.
2. Đệ tử cần phải đến một bậc đạo sư như vậy để nghe pháp, trải nghiệm để tìm hiểu.
III. Một lòng tịnh tín an trú trên những dữ kiện, bằng chứng như vậy, mới gọi là có đầy đủ các dữ kiện. Như vậy mới gọi là tìm hiểu Như Lai đúng pháp.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 48 – KINH KOSAMBĪ (Kosambỵya Sutta)

A. Duyên khởi:
Các Tỷ-kheo ở Kosambỵ tranh cãi nhau. Thế Tôn cho gọi chúng Tỷ-kheo ấy đến, quở trách họ là không có lòng từ khi đối xử với nhau. Và Thế Tôn thuyết giảng kinh này.
B. Chánh kinh:
I. Có 6 pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tương kính, đưa đến hòa đồng, vô tranh luận:
1. An trú thân hành với lòng từ cả trước mặt và sau lưng.
2. An trú khẩu hành với lòng từ cả trước mặt và sau lưng.
3. An trú ý hành với lòng từ cả trước mặt và sau lưng.
4. Giới hòa đồng tu.
5. Lợi hòa đồng chia.
6. Đồng thành tựu tri kiến thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, đưa đến đoạn tận khổ đau. Trong 6 pháp này, tri kiến này là pháp tối thượng, làm giềng mối cho tất cả.
II. Định nghĩa tri kiến này, tức là tri kiến của bậc Dự Lưu, gồm có 7 trí hay 7 chi phần:
1. Trí thứ nhất: Biết nội tâm không có bị 5 triền cái chi phối, không bị thế sự đời nay, đời sau chi phối, không có luận tranh, đấu tranh nhau.
2. Trí thứ hai: Tâm đạt được tịnh chỉ khi tu tập những tri kiến này.
3. Trí thứ ba: Tri kiến được thành tựu này, không có một Sa-môn, Bà-la-môn nào ngoài một tổ chức này, có thể thành tựu được.
4. Trí thứ tư: Nếu có phạm giới tội nào, thì được xuất tội ngay.
5. Trí thứ năm: Bất cứ sự việc lớn nhỏ, cần phải làm cho các vị đồng phạm hạnh, vị này nỗ lực thực hiện, hướng đến tăng thượng giới, định và tuệ học.
6. Trí thứ sáu: Thành tựu sức mạnh, lóng tai nghe pháp, khi pháp được thuyết giảng.
7. Trí thứ bảy: Thành tựu được nghĩa tín thọ, pháp tín thọ và hân hoan tương ưng với pháp.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Phật dạy.

Kinh số 49 – KINH PHẠM THIÊN CẦU THỈNH (Brahmanimantanika Sutta)

A. Duyên khởi:
Đức Phật gọi các Tỷ-kheo và kể cho các Tỷ-kheo nghe câu chuyện giữa Đức Phật và Phạm thiên Baka.
B. Chánh kinh:
Câu chuyện giữa Đức Phật và Phạm thiên Baka.
I. Đức Phật nghe Phạm thiên Baka khởi lên ác tà kiến và đến khuyên Phạm thiên bỏ đi ác tà kiến ấy.
II. Ác ma can thiệp khuyên Đức Phật chấp nhận những gì Phạm thiên nói, không trái ý Phạm thiên. Đức Phật trả lời đã biết ác ma là ai, và nhấn mạnh các Phạm thiên nằm trong uy lực của ác ma, còn Đức Phật thời không vậy.
III. Cuộc đàm thoại giữa Phạm thiên và ác ma:
1. Phạm thiên nói lên ác tà kiến của mình và khuyên Đức Phật nên theo ý của Phạm thiên.
2. Thế Tôn trả lời:
a. Ngài biết sự quang vinh và sanh thú của Phạm thiên.
b. Thế Tôn thù thắng, vượt trên Phạm thiên.
c. Thế Tôn không lãnh thọ và không tôn trọng 4 đại, không nghĩ 4 đại là của ta.
3. Phạm thiên khoe khoang thần lực của mình nhưng không phô trương được. Thế Tôn thực hiện thần thông lực của mình và được chúng Phạm thiên tán thán.
IV. Ác ma lại can thiệp lần thứ hai, khuyên Thế Tôn chớ có thuyết pháp độ sanh, vì làm vậy sẽ an trú với thân hạ liệt, nếu không thuyết pháp thời được thân thù thắng.
V. Thế Tôn bác bỏ lời cản ngăn của ác ma, nói rằng ác ma sở dĩ khuyên can vậy là sợ các chúng sanh thoát khỏi tầm tay của ác ma. Thế Tôn đúc kết với lời định nghĩa danh hiệu Như Lai.
C. Kết luận:
Ác ma thất bại, không thuyết phục được Thế Tôn, và vì có lời mời của Phạm thiên, nên được gọi là Phạm thiên thỉnh kinh.

Kinh số 50 – KINH HÀNG MA (Mratajjaniya Sutta)

A. Duyên khởi:
Ác ma hiện vào trong bụng Tôn giả Moggallna, bị Tôn giả biết và đi ra khỏi bụng Tôn giả.
B. Chánh kinh:
Tôn giả Moggallna kể câu chuyện tiền thân của mình và của ác ma.
I. Tôn giả là ác ma Dusi, còn ác ma là con của người chị và như vậy ác ma là cháu của Tôn giả. Thời ấy có Đức Phật Kakusandha có mặt ở đời với hai vị đệ tử Vidhura và Sađjỵva.
II. Ác ma Dusi nhập vào các Bà-la-môn, gia chủ, phỉ báng các Tỷ-kheo có giới hạnh. Do vậy, phần lớn các gia chủ này bị đọa vào đoạ xứ. Thế Tôn Kakusandha khuyên các Tỷ-kheo nên tu 4 vô lượng tâm.
III. Ác ma không hại được các Tỷ-kheo có thiện tánh, bèn nhập vào các gia chủ Bà-la-môn, nhưng lần này là tán thán các vị Tỷ-kheo. Do vậy các gia chủ Bà-la-môn này được sanh thiện thú. Thế Tôn Kakusandha khuyên các Tỷ-kheo nên quán bất tịnh, quán tánh đối nghịch, quán tánh vô thượng để đối trị, và do vậy ác ma không hại được các Tỷ-kheo.
IV. Lần này ác ma Dusi nhập vào một đứa trẻ cầm hòn đá đánh bể đầu Tôn giả Vidhura làm cho chảy máu. Do nhân duyên này, phải đọa vào địa ngục, bị nấu sôi trải qua 10.000 năm với thân con người và đầu con cá.
V. Tôn giả Mục-kiền-liên nói lên bài kệ cho ác ma và Phạm thiên. Với ác ma, Tôn giả nhắc đi nhắc lại 7 lần, ác ma vì đánh Tỷ-kheo nên bị khổ thọ. Với Phạm thiên, Tôn giả nhắc sự tích Tôn giả lên thăm cung điện Vejayanta làm rung chuyển cung điện với ngón chân của mình và trách Phạm thiên sao còn chấp tà kiến Phạm thiên là thường hằng. Cuối cùng Tôn giả Mục-kiền-liên trách ác ma đa đột kích Như Lai, tự mình đốt cháy mình, như kẻ ngu chạm lửa.
C. Kết luận:
Tỷ-kheo chống ác ma ở tại rừng Bhesakaḷ, vị Dạ xoa thất vọng và biến mất tại chỗ ấy.

Kinh số 51 – KINH KANDARAKA (Kandaraka Sutta)

A. Duyên khởi:
Cư sĩ Pessa và du sĩ Kandaraka tán thán chúng Tăng được Đức Phật khéo huấn luyện. Thế Tôn nhân dịp thuyết giảng kinh này:
I. Du sĩ Kandaraka tán thán Sa-môn Gotama đã khéo hướng dẫn và huấn luyện chúng Tăng, sau đó hỏi chư Phật quá khứ, tương lai và hiện tại, có được chúng Tăng như vậy không? Thế Tôn xác nhận là có và nói rằng trong chư Tăng hiện tại có những vị đã chứng quả A-la-hán, có những vị hữu học đã tu tập Tứ niệm xứ.
II. Cư sĩ Pessa tán thán Thế Tôn đã dạy pháp môn Tứ niệm xứ cho các đệ tử xuất gia, tại gia tu hành, tán thán Thế Tôn đã hiểu được hạnh phúc và bất hạnh của loài người, xác nhận loài người thật rối ren, các loài thú vật thật cởi mở.
B. Chánh kinh:
I. Đức Phật xác nhận loài người là rối ren; cởi mở là loài thú vật và phân tích 4 hạng người, và hỏi Pessa ưa thích hạng người nào. Pessa trả lời không ưa thích 3 hạng người đầu, chỉ ưa thích hạng người sau và nói rõ lý do. Rồi Pessa mắc việc, từ giã ra đi.
II. Thế Tôn tán thán cư sĩ Pessa và phân tích 4 hạng người kể trên:
1. Hạng người tự hành khổ mình và chuyên tâm hành khổ mình.
2. Hạng người hành khổ người và chuyên tâm hành khổ người.
3. Hạng người tự hành khổ mình và hành khổ người.
4. Hạng người không hành khổ mình, không hành khổ người.
a. Như Lai xuất hiện thuyết pháp, người gia trưởng hay con người gia trưởng, nghe pháp xuất gia, giữ giới.
b. Vị ấy hành trì thiền định.
c. Vị ấy chứng túc mạng minh, thiên nhãn minh và lậu tận minh, cuối cùng được giải thoát và giác ngộ.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 52 – KINH BÁT THÀNH (Aṭṭhakangara Sutta)

A. Duyên khởi:
Gia chủ Dasama đến yết kiến Tôn giả nanda và hỏi, Thế Tôn dạy pháp môn gì để một Tỷ-kheo nhiệt tâm tinh cần có thể được giải thoát và đoạn trừ các lậu hoặc. Tôn giả nanda trả lời với bài kinh này.
B Chánh kinh:
Tôn giả nanda nói 11 pháp giúp vị Tỷ-kheo đoạn trừ các lậu hoặc và được giải thoát.
I. Tu pháp sơ thiền, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, quán các thiền là pháp hữu vi do suy tư tác thành, là vô thường, chịu sự đoạn diệt, nhờ vậy vị Tỷ-kheo có thể chứng quả A-la-hán hay quả Bất lai.
II. Tu 4 pháp vô lượng tâm: từ bi hỷ xả, quán 4 pháp này là hữu vi do suy tư tác thành, là vô thường, chịu sự biến hoại, nhờ vậy vị Tỷ-kheo có thể chứng quả A-la-hán hay quả Bất lai.
III. Tu không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, quán 3 pháp này là hữu vi, do suy tư tác thành, là vô thường, chịu sự hoại diệt, nhờ vậy vị Tỷ-kheo có thể chứng quả A-la-hán hay quả Bất lai.
C. Kết luận:
Gia chủ Dasama tán thán Tôn giả nanda với bài pháp, như đi tìm một kho tàng mà được 11 kho tàng, như đi tìm một cửa bất tử mà tìm được 11 cửa bất tử. Rồi gia chủ Dasama phát tâm cúng dường chư Tăng mỗi vị một cặp y, cúng dường Tôn giả nanda ba y, và xây dựng một ngôi tinh xá.

Kinh số 53 – KINH HỮU HỌC (Sekha Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn được các vị Sakya mời đến khai trương ngôi giảng đường mới. Thế Tôn đến thuyết pháp cho đến quá nửa đêm, rồi nằm nghỉ, giao cho Tôn giả nanda giảng tiếp về con đường hữu học.
B. Chánh kinh:
I. Tôn giả nanda giảng 6 pháp tác thành hữu học đạo:
1. Thành tựu giới hạnh.
2. Hộ trì các căn.
3. Tiết độ trong ăn uống.
4. Chú tâm cảnh giác.
5. Thành tựu 7 diệu pháp.
6. Lạc trú 4 thiền.
II. Vị Thánh đệ tử thành tựu 6 pháp ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng giác ngộ, có khả năng đạt vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.
III. Vị Thánh đệ tử với thiền thứ tư chứng được túc mạng minh, thiên nhãn minh và lậu tận minh, chứng đắc vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
IV. Tôn giả nanda phân loại 6 pháp trên thuộc về hạnh đức, ba pháp sau thuộc về trí đức và kết thúc với bài kệ minh hạnh trú.
C. Kết luận:
Thế Tôn ngồi dậy, tán thán Tôn giả nanda đã khéo giảng về hữu học, các vị Sakka hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả giảng.

Kinh số 54 – KINH POTALIYA (Potaliya Sutta)

A. Duyên khởi:
Gia chủ Potaliya gặp Đức Phật trong rừng, lấy làm phật ý khi Đức Phật gọi là gia chủ. Đức Phật giải thích trong Potaliya có từ bỏ một số nghiệp vụ và một số tục sự nhưng như vậy chưa phải là sự đoạn tận tất cả tục sự trong giới luật của bậc Thánh. Theo Potaliya yêu cầu, Thế Tôn giải thích thế nào là sự đoạn tận các tục sự trong giới luật của bậc Thánh.
B. Chánh kinh:
I. Đức Phật nói đến 8 pháp đưa đến sự đoạn tận tục sự trong giới luật của bậc Thánh và giải thích 8 pháp ấy:
1. Từ bỏ sát sanh.
2. Từ bỏ lấy của không cho.
3. Từ bỏ vọng ngữ.
4. Từ bỏ nói hai lưỡi.
5. Từ bỏ tham dục.
6. Từ bỏ huỷ báng.
7. Từ bỏ phẫn nộ.
8. Từ bỏ quá mạn.
II. Đức Phật giải thích thêm thế nào là sự đoạn tận toàn diện các tục sự trong giới luật các bậc Thánh.
Đức Phật dùng bảy ví dụ nói lên vị Thánh đệ tử, sau khi thấy các dục với trí tuệ liền từ bỏ loại xả thuộc đa chủng, tu tiếp loại xả thuộc nhất chủng, hoàn toàn đoạn trừ các thế vật.
Sau khi đoạn trừ xả niệm vô thượng này, vị Thánh đệ tử hướng tâm đến túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh, chứng đạt được vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
C. Kết luận:
Potaliya xác nhận mình chưa có đoạn tận hoàn toàn các tục sự, hối hận sự hiểu lầm và sự đối xử sai lạc của mình đối với các đệ tử của Sa-môn Gotama, quyết tâm thay đổi thái độ, tán thán Thế Tôn đã đem lại sự ái kính Sa-môn, tịnh tín Sa-môn cho mình, cuối cùng xin quy y và trở thành đệ tử Đức Phật.

Kinh số 55 – KINH JĪVAKA (Jỵvaka Sutta)

A. Duyên khởi:
Jìvaka trình lên Đức Phật lới đồn: “Vì Sa-môn Gotama, chúng giết hại các sanh vật, và Sa-môn Gotama tuy biết vẫn thọ dụng các món ăn ấy”. Đức Phật nói những người nói vậy là xuyên tạc Thế Tôn. Thế Tôn có dạy, thịt không được thọ dụng, trong ba trường hợp: khi thấy, nghe, nghi. Trong ba trường hợp thịt được thọ dụng, khi không thấy, không nghe, không nghi.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn dạy vị Tỷ-kheo an trú 4 vô lượng tâm, thọ dụng các món ăn không có tham đắm, không có lỗi lầm.
II. Thế Tôn dạy một Cư sĩ giết sinh vật để cúng dường Phật và chúng Tăng tạo ra 5 phi công đức.
C. Kết luận:
Jỵvaka nói lời tán thán Thế Tôn và xin quy y ba ngôi báu.

Kinh số 56 – KINH UPĀLI (Upli Sutta)

A. Duyên khởi:
Cuộc đối thoại giữa Dỵghatapassi và Sa-môn Gotama. Dỵghatapassi nói lên chủ trương của Ntaputta là phạt, phạt và xem thân phạt là tối thượng để tác thành ác nghiệp. Còn Sa-môn Gotama nói lên chủ trương của mình là nghiệp, nghiệp, và xem ý nghiệp là tối thượng để tác thành ác nghiệp.
B. Chánh kinh:
I. Cuộc đối thoại ấy được Dỵghatapassi tường thuật cho Ntaputta nghe và Ntaputta tán thán Dỵghatapassi đã khéo trình bày quan điểm của phái Ni-kiền-tử. Upli một đệ tử của Ni-kiền-tử cũng xin đi đến luận chiến với Sa-môn Gotama về vấn đề này. Ntaputta khích lệ Upli đi luận chiến còn Dỵghatapassi thời dè dặt sợ Upli sẽ bị chiến bại.
II. Cuộc đàm thoại giữa Sa-môn Gotama với Upli:
1. Sa-môn Gotama kể lại cuộc đối thoại giữa Thế Tôn và Dỵghatapassi, Upli xác nhận ý phạt không thể so sánh với thân phạt.
2. Sa-môn Gotama dùng ba ví dụ để xác nhận ý nghiệp mới là tối trọng để tác thành ác nghiệp.
3. Upli xác nhận với ví dụ đầu tiên, Upli đã thỏa mãn với lời giải thích của Sa-môn Gotama và xin quy y ba ngôi báu, trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama. Thế Tôn khuyên Upli nên suy tư chín chắn trước khi quyết định, nhưng Upli nhất quyết xin trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama.
4. Thế Tôn thuyết pháp cho Upli và Upli chứng được sơ quả.
III. Upli sau khi quy y ba ngôi báu, đã thay đổi thái độ đối xử với Ni-kiền-tử và với đệ tử của Đức Phật khiến Dỵghapassi về báo động với Ntaputta. Ntaputta không tin cùng đi với Dỵghatapassi đến thăm Upli.
IV. Upli đón tiếp Ntaputta và Dỵghatapassi:
1. Thái độ của người gác cửa.
2. Thái độ của Upli đối với Ntaputta.
3. Ntaputta chỉ trích Upli đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama lôi cuốn.
4. Upli tán thán huyễn thuật của Sa-môn Gotama vì huyễn thuật ấy đem lại an lạc cho mọi người.
5. Upli dùng ví dụ nêu rõ lý thuyết của Sa-môn Gotama được người trí chấp nhận.
V. Upli dùng bài kệ nói lên mình đã trở thành đệ tử của Sa-môn Gotama và tán thán các đức tánh ưu việt của Sa-môn Gotama.
C. Kết luận:
Ntaputta nghe Upli, tán thán các đức tánh của Sa-môn Gotama liền thổ huyết ngay tại chỗ.

Kinh số 57 – KINH HẠNH CON CHÓ (Kukkuravatika Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn trả lời cho Puṇṇa Koliyaputta, theo hạnh con bò, và trả lời cho Seniya, theo hạnh con chó, thế nào là quả báo, sanh thú của người theo hạnh con chó, của người theo hạnh con bò, sanh làm con chó, sanh làm con bò, nếu có tà kiến thì sanh vào địa ngục.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn thuyết giảng về 4 loại nghiệp, quả báo, sanh thú 4 loại nghiệp ấy:
I. Nghiệp đen, đưa đến quả báo đen: tạo 3 nghiệp có sân, sanh vào thế giới có sân, cảm xúc có sân, cảm thọ có sân, thuần nhất khổ thọ, như chúng sanh ở địa ngục.
II. Nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng: tạo 3 nghiệp không sân, cảm xúc không sân, thuần nhất lạc thọ, như chủ nhân biến tịch.
III. Nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng: tạo 3 nghiệp có sân, không sân, sanh vào thế giới có sân, không sân, cảm xúc có sân, không sân, cảm thọ có sân không sân, có lạc thọ, khổ thọ xen lẫn, như một số loài người, một số chư thiên, một số chúng sanh trong đọa xứ.
IV. Nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, chỗ nào có ý chí đoạn tận nghiệp đen đưa đế quả báo đen, chỗ nào có ý chí đoạn tận nghiệp trắng, đưa đến quả báo trắng, chỗ nào có ý chí đoạn tận nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng. Như vậy là nghiệp đưa đến đoạn tận các nghiệp.
C. Kết luận:
Puṇṇa Koliyaputta, theo hạnh con bò, tán thán Thế Tôn và xin trở thành đệ tử cư sĩ. Còn Seniya, theo hạnh con chó, xin được xuất gia, được cho phép khỏi hành 4 tháng biệt trú và không bao lâu chứng quả A-la-hán.

Kinh số 58 – KINH VƯƠNG TỬ VƠ Y (Abhayarjakumra Sutta)

A. Duyên khởi:
Ntaputta bày cách cho Vương tử Vô Úy đến luận chiến với Sa-môn Gotama bằng cách hỏi Sa-môn Gotama có thể nói một lời nói khiến người ta không ưa thích. Nếu Sa-môn Gotama trả lời có, thời Sa-môn Gotama không khác kẻ phàm phu; nếu Sa-môn Gotama trả lời không, thời tại sao Sa-môn Gotama lại nói “Devadatta thế nào cũng đọa vào điạ ngục trong một kiếp, và lời nói ấy khiến Devadatta không hoan hỷ và phẫn nộ”.
B. Chánh kinh:
Cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama và Vương tử Vô Úy.
I. Vương tử theo lời dặn của Ntaputta đặt câu hỏi như trên với Sa-môn Gotama. Sa-môn Gotama trả lời khiến Vương tử tường thuật âm mưu của Ntaputta để luận chiến với Sa-môn Gotama.
II. Sa-môn Gotama dùng ví dụ cho Vương tử hiểu, nhiều khi phải dùng hành động va chạm để cứu nguy cho người khác vì lòng từ bi.
III. Sa-môn Gotama nói lên 6 trường hợp trong ấy Sa-môn Gotama nói và không nói:
1. Sa-môn Gotama không nói, nếu lời nói không đúng sự thật, không có lợi ích và người ta không ưa nghe.
2. Sa-môn Gotama không nói, nếu lời nói đúng sự thật, không có lợi ích, và người ta không ưa nghe.
3. Sa-môn Gotama biết thời mà nói, nếu lời nói đúng sự thật, có lợi ích và người ta không ưa nghe.
4. Sa-môn Gotama không nói, nếu lời nói không đúng sự thật, không có lợi ích nhưng người ta ưa nghe.
5. Sa-môn Gotama không nói, nếu lời nói đúng sự thật, không có lợi ích nhưng người ta ưa nghe.
6. Sa-môn Gotama biết thời mà nói, nếu lời nói đúng sự thật, có lợi ích và người ta ưa nghe.
IV. Như Lai có thể trả lời thẳng ngay tại chỗ, không cần suy nghĩ trước vì Ngài hiểu biết pháp giới.
C. Kết luận:
Vương tử Vô Úy tán thán Thế Tôn, xin quy y ba ngôi báu và trở thành đệ tử cư sĩ của Thế Tôn.

Kinh số 59 – KINH NHIỀU CẢM THỌ (Bahuvedaniya Sutta)

A. Duyên khởi:
Tôn giả Udyi và thợ mộc Pađcakanga đàm luận về các cảm thọ. Udyi bảo Thế Tôn thuyết ba thọ, còn thợ mộc nói Thế Tôn thuyết hai thọ. Hai bên không thuyết phục được nhau.
B. Chánh kinh:
I. Tôn giả nanda thuật lại cuộc đàm đạo ấy lên Thế Tôn, Thế Tôn dạy có nhiều phân loại về thọ tùy theo pháp môn 2, 3, 5, 6, 18, 36, 108. Những ai không chấp nhận sự phân loại này thời sẽ luận tranh, khẩu tranh. Còn những ai chấp nhận thời sống hòa hợp.
II. Thế Tôn phân tích có 10 loại lạc thọ cao thấp khác nhau:
1. Dục lạc.
2. Lạc sơ thiền.
3. Lạc thiền thứ hai.
4. Lạc thiền thứ ba.
5. Lạc thiền thứ tư.
6. Lạc không vô biên.
7. Lạc thức vô biên.
8. Lạc vô sở hữu xứ.
9. Lạc phi tưởng phi phi tưởng xứ.
10. Lạc diệt thọ tưởng định.
III. Thế Tôn xác nhận diệt thọ tưởng định vẫn có lạc thọ.
C. Kết luận:
Tôn giả nanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh số 60 – KINH KHÔNG GÌ CHUYỂN HƯỚNG (Apannaka Sutta)

A. Duyên khởi:
Thế Tôn hỏi các gia chủ ở Sala có vị đạo sư khả ý nào đáng được tin tưởng không. Khi được trả lời là “không”, Thế Tôn dạy họ nên thực hành “con đường chắc thật” (apannaka) để được sống an lạc lâu dài.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn giải thích con đường chắc thật này và nói đến 4 hạng người ở đời, hạng người nào đáng làm gương mẫu
I. Thế Tôn trình bày 5 quan điểm song đôi đối nghịch nhau, và người có trí phải lựa chọn những quan điểm nào để thành tựu thiện pháp, từ bỏ các pháp khỏi bị người trí chỉ trích và đưa đến hạnh phúc lâu dài:
1. Học thuyết không có đời sau và có đời sau:
a. Định nghĩa thuyết không có đời sau, các tác hại của lý thuyết ấy và sự phê bình của người có trí.
b. Định nghĩa thuyết có đời sau, các lợi ích của lý thuyết ấy và lời tán thán của người có trí.
2. Hai thuyết không có nghiệp và có nghiệp:
a. Định nghĩa thuyết không nghiệp, các tác hại của lý thuyết ấy và sự phê bình của người có trí.
b. Định nghĩa thuyết có nghiệp, các lợi ích của lý thuyết ấy và lời tán thán của bậc có trí.
3. Hai thuyết không có nhân duyên và có nhân duyên hay thuyết định mệnh và không định mệnh:
a. Định nghĩa thuyết có định mệnh, các tác hại của lý thuyết ấy và sự phê bình của người có trí.
b. Định nghĩa thuyết không có định mệnh, các lợi ích của lý thuyết ấy và lời tán thán của bậc có trí.
4. Hai thuyết không thể có một vô sắc toàn diện và có thể có một vô sắc toàn diện, thái độ của người có trí đối với hai thuyết này và sự lựa chọn của người có trí để thành tựu sự yểm ly, ly tham, diệt tận đối với sắc pháp.
5. Hai thuyết không thể có một hữu diệt toàn diện và có thể có một hữu diệt toàn diện, thái độ của người có trí đối với hai thuyết này và sự lựa chọn của người có trí để thành tựu sự yểm ly, ly tham, diệt tận đối với hữu.
II. Có 4 hạng người có mặt ở đời:
1. Hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình.
2. Hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.
3. Hạng người vừa tự hành khổ mình vừa hành khổ người.
4. Hạng người vừa không tự hành khổ mình vừa không hành khổ người, không tham dục, không khao khát, tịch tịnh, cảm giác mát lạnh, cảm giác lạc thọ.
C. Kết luận:
Các gia chủ ở Sala tán thán Thế Tôn, xin quy y ba ngôi báu và trở thành đệ tử cư sĩ.

Add Comment